ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Nhạc sĩ trẻ sáng tác tiếp phần 4-5 cho bài Lan & Điệp, nên hay không nên?

2019/04/18
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Nhạc sĩ trẻ sáng tác tiếp phần 4-5 cho bài Lan & Điệp, nên hay không nên?

Lan Và Điệp là một tác phẩm nổi tiếng không chỉ trong âm nhạc và còn trong phim ảnh và cải lương, tuồng trước năm 1975, được chuyển thể từ tác phẩm văn học của nhà văn Nguyễn Công Hoan có tên là Tắt Lửa Lòng.

Trong âm nhạc, bài hát Truyện Tình Lan Và Điệp 1,2,3 của nhóm nhạc sĩ Lê Minh Bằng có thể xem là 1 hiện tượng được yêu thích chưa từng có của miền Nam trước năm 1975 với hàng triệu bản in nhạc tờ được phát hành đến tay khán giả yêu nhạc.

Trong một lần kể chuyện về hoàn cảnh sáng tác Truyện Tình Lan và Điệp bài đầu tiên, nhạc sĩ Anh Bằng kể rằng trong một đêm hè ở Sài Gòn thập niên 60, trời nóng, ông phải ngồi trong mùng vì tránh muỗi đốt, ngồi ôm cây ghi ta mà sáng tác bản Truyện Tình Lan Và Điệp 1. Có cô gái hàng xóm ái mộ ông, sang xin phép vợ ông để ngồi quạt cho nhạc sĩ Anh Bằng viết nhạc. Ông thức tới gần sáng và hoàn tất ca khúc nổi tiếng này. Mệt quá ông ngủ thiếp đi và khi tỉnh dậy thì cô gái đã đi về.

Khi sáng tác xong bài này, nhóm nhạc sĩ Lê Minh Bằng chưa biết sự đón nhận của công chúng như thế nào, nên đã nghĩ ra cho bài hát này một bút danh thật lạ lẫm, đầy chất… kiếm hiệp để thu hút sự chú ý của khán giả, đó là Mạc Phong Linh & Mai Thiết Lĩnh. Thành công tột bậc một cách không ngờ tới, nhạc sĩ Anh Bằng tiếp tục viết thêm Lan và Điệp 2 và 3 cũng đều rất ăn khách và được yêu thích cho đến tận ngày nay.

Xem bài khác

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại

Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người


Lan & Điệp 4 – Như Quỳnh hát trên PBN 123

Gần đây, khán giả yêu nhạc được nghe các bài hát mang tên Lan & Điệp 4, Lan & Điệp 5… được các ca sĩ trẻ hát ở các “chương trình bolero”. Đặc biệt là bài Lan & Điệp 4 được ca sĩ Như Quỳnh hát trên Paris By Night gần đây, và cũng nhận được đánh giá tích cực từ công chúng. Tuy nhiên việc đặt tên bài hát mang tính cách nối tiếp các bài nhạc Lan & Điệp đã sáng tác từ trước năm 75 sẽ dễ làm cho khán giả trẻ thời nay bị nhầm lẫn là bài hát cũng của nhóm Lê Minh Bằng.

Thực ra, bài Lan & Điệp 4 mà Như Quỳnh hát là của 1 nhạc sĩ trẻ mang cái tên rất… Tây là Hamlet Trương, vốn là 1 nhà văn chuyên viết truyện ngôn tình với các đầu sách Thương Nhau Để Đó, Thời Gian Để Yêu…


Lan & Điệp 5 của Hamlet Trương

Gần đây, Hamlet Trương lại viết thêm 1 bài nữa là Lan & Điệp 5 và tự hát trên 1 chương trình Bolero trên Truyền Hình Vĩnh Long. Thực ra không phải Hamlet Trương là người đầu tiên viết 1 bài hát rồi đặt tên là Lan & Điệp 5, trước đó đã có Sơn Hạ – một ca nhạc sĩ của thị trường miền Tây đã nhanh tay viết Lan & Điệp 5 trước.


Lan & Điệp 5 của Sơn Hạ

Việc các nhạc sĩ trẻ có đam mê và sáng tác dòng nhạc trữ tình là đáng trân trọng, những ca khúc của Hamlet Trương được Như Quỳnh hát cũng rất dễ nghe và được yêu thích. Tuy nhiên việc đặt tên mang tính nối tiếp các bài trước 75, như trường hợp Lan & Điệp đã gây ra nhiều tranh cãi vì là một dạng “ăn theo” tên tuổi bài hát đã nổi tiếng và được yêu thích trước đó.

Nếu tự tin về khả năng, và nếu muốn viết về chủ đề Lan & Điệp, các nhạc sĩ trẻ này nên chọn một tựa đề khác cho bài hát và đánh số thứ tự lại từ đầu, thay vì “ăn theo” các tựa đề bài hát đã nổi tiếng trước đó. Hãy để Truyện Tình Lan & Điệp kết thúc ở 3 phần trong tâm trí người yêu nhạc hơn 50 năm qua, chứ không phải là phần 4,5… như hiện nay.

Đông Kha

Share999TweetPin

Xem bài khác

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại
Bàn Tròn Âm Nhạc

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại

Hơn 60 năm đã trôi qua kể từ ngày những bản Trịnh ca đầu tiên ra mắt công chúng, chưa...

by admin
June 25, 2022
Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người
Bàn Tròn Âm Nhạc

Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người

Nữ danh ca Thanh Thúy là một trong những ca sĩ nổi tiếng của dòng nhạc vàng, hát nhạc vàng...

by admin
June 22, 2022
Đôi nét về ca sĩ – nghệ sĩ Tài Lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Đôi nét về ca sĩ – nghệ sĩ Tài Lương trước 1975

Nghệ sĩ Tài Lương tên thật là Huỳnh Thị Tài Lương, sinh tại Sài Gòn, là chị ruột của nghệ...

by admin
June 21, 2022
Vĩnh biệt nghệ sĩ Tòng Sơn – Quái kiệt một thời
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nghệ sĩ Tòng Sơn – Quái kiệt một thời

Tin từ gia đình cho biết, nghệ sĩ Harmonica Tòng Sơn vừa qua đời chiều ngày 12/6/2022 tại nhà riêng,...

by admin
June 12, 2022
Bàn về việc sáng tác ca khúc xưa: “Giữ mãi tâm hồn luôn tươi xanh”
Bàn Tròn Âm Nhạc

Bàn về việc sáng tác ca khúc xưa: “Giữ mãi tâm hồn luôn tươi xanh”

Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ viết "Giáo Đường Im Bóng" vào lúc 17 tuổi. Nhạc sĩ Đặng Thế Phong viết...

by admin
June 12, 2022
Tiểu sử nhạc sĩ Đức Huy – “Người tình trăm năm” của âm nhạc
Bàn Tròn Âm Nhạc

Tiểu sử nhạc sĩ Đức Huy – “Người tình trăm năm” của âm nhạc

Nhạc sĩ Đức Huy là một trong những ca sĩ nhạc trẻ tiêu biểu của làng nhạc trẻ Sài Gòn...

by admin
June 9, 2022
Next Post
Danh ca Thanh Thúy – Nghệ sĩ xuất hiện nhiều nhất trên hình bìa tờ nhạc xưa

Danh ca Thanh Thúy - Nghệ sĩ xuất hiện nhiều nhất trên hình bìa tờ nhạc xưa

Comments 2

  1. Mai Hoa says:
    3 years ago

    Ra trước cổng thiền môn – Hamlet Trương dùng chữ sao lạ vậy ( trong Lan và Điệp 4 ) – đã “cổng ” lại còn ” môn ” nữa . nghe nó sao ấy .

    Reply
  2. Nhạc sĩ Trần Quốc Dũng says:
    3 years ago

    Đặt tên như vậy rõ ràng là không hay

    Reply

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Quốc Khanh & Hoàng Thục Linh – Cặp đôi đẹp của làng nhạc hải ngoại

Bộ sưu tập hình ảnh đẹp của danh ca Bạch Yến qua thời gian

Ca sĩ Kim Ngân – “Hồng nhan một thời, lầm lỡ một đời”

Thanh Vũ – Giọng hát tưởng chừng như đã bị lãng quên

Hình ảnh “xưa và nay” của các ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng trước 1975 (Phần 3)

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Thi khúc và nhạc khúc “Ngậm Ngùi” (Huy Cận – Phạm Duy) – Nỗi đau của người anh trai thương em bằng trái tim của mẹ

Đôi điều về ý nghĩa của ca khúc “Năm Cụm Núi Quê Hương” (nhạc sĩ Minh Kỳ, ý thơ Tường Linh)

Nhạc sĩ Anh Bằng, nhà thơ Nhất Tuấn và bài thơ-bài hát “Hoa Học Trò” – Bây giờ còn nhớ hay không?

Những kỷ vật “Nghìn trùng xa cách”

Hoàn cảnh ra đời Silent Night (Đêm Thánh Vô Cùng) – bài hát quen thuộc đêm Giáng Sinh được dịch ra 140 ngôn ngữ

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Kiếp Cầm Ca” – Nhạc sĩ Huỳnh Anh và mối tình nghệ sĩ dành cho “nữ hoàng sân khấu” Thanh Nga

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê minh bằng lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh nhạc tiền chiến phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.