ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Nhạc sĩ Tô Thanh Tùng và chuyện tình trong những ca khúc nổi tiếng: Giã Từ, Sao Anh Nỡ Đành Quên, Mắt Diễm Buồn…

2019/07/17
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Nhạc sĩ Tô Thanh Tùng và chuyện tình trong những ca khúc nổi tiếng: Giã Từ, Sao Anh Nỡ Đành Quên, Mắt Diễm Buồn…

Nhạc sĩ Tô Thanh Tùng được khán giả yêu nhạc vàng biết đến với những bài hát buồn như Sao Nỡ Đành Quên, Giã Từ, Tiễn Biệt, Mắt Diễm Buồn, Xót Xa…

Ông sinh năm 1944 tại quận Hồng Ngự, tỉnh Châu Đốc, ngày nay thuộc tỉnh Đồng Tháp. Năm 1963, khi mới 19 tuổi, ông đã sáng tác ca khúc đầu tay là Hồng Ngự Mang Tên Em.

Năm 1964, Tô Thanh Tùng lên Sài Gòn học đại học. Trong những lần về lại thăm nhà, ông có cảm tình với cô thôn nữ tên Tuyết mới 17 tuổi. Cô là người đã ngỏ lời trước, nhưng vì lúc đó Tô Thanh Tùng đang còn đi học, mới chỉ là sinh viên năm nhất, lại ở xa xôi cách trở và không muốn ràng buộc gì nên ông đành khước từ mối tình đó. Việc này để lại cho nhạc sĩ niềm day dứt khôn nguôi nên vài năm sau đó, ông đã viết ca khúc Sao Anh Đành Quên để tặng cho người xưa, mở đầu là một lời trách móc rất con gái:

“Sao anh nỡ đành quên bao lời tha thiết êm đềm
Sao anh nỡ đành quên chuyện tình đẹp như giấc mơ…”.


Click để nghe Thanh Tuyền hát Sao Anh Đành Quên

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Sau này, nhiều ca sĩ trẻ hát ghi tên bài hát thành Sao Anh Nỡ Dành Quên (hoặc Sao Em Nỡ Đành Quên), nhưng nguyên tác bài hát có tên chỉ có 4 chữ là Sao Anh Đành Quên.

Tại Sài Gòn, từ năm 1964, nhạc sĩ Tô Thanh Tùng theo học trường Luật, ông cùng bạn bè thường ghé quán cà phê ở Dakao vì sự cuốn hút của cô thu ngân xinh đẹp mới 16 tuổi tên là Diễm. Không lâu sau, tình yêu giữa hai người nảy nở, ông sáng tác Mắt Diễm Buồn để tặng nàng:

“Diễm ơi, mắt Diễm buồn mang nhiều thương nhớ
Nhớ em, viết mấy dòng gửi cùng mây gió…”


Click để nghe Thái Châu hát Mắt Diễm Buồn trước 1975

Cuộc tình kéo dài 4 năm thì kết thúc. Với sự luyến tiếc không nguôi, Tô Thanh Tùng sáng tác bài hát nổi tiếng Giã Từ, là những kỷ niệm về mối tình đẹp đã không còn. Ông từng nói trên báo lúc sinh thời:

“Những ngày vui của tôi với Diễm khá ngắn ngủi, khi nàng ngoảnh mặt quay lưng cũng là lúc tôi đau khổ. Nhiều đêm dài lang thang dưới phố rồi đêm về tôi viết nên ca khúc Giã Từ…”

Tuổi đời chân đơn côi
Gót mòn đại lộ buồn
Đèn đêm bóng mờ nhạt nhòa

Hồn lắng tâm tư, đi vào dĩ vãng
Đường tình không chung lối
Mang nuối tiếc cho nhau…


Click để nghe bài Giã Từ thu âm trước 1975

Thời gian đi học ở Sài Gòn, Tô Thanh Tùng ở trọ trong một căn nhà nhỏ nằm trên đại lộ Trần Hưng Đạo. Một hôm khu trọ bị cúp điện, ông xuống đường lang thang hóng gió. Ôm mối tình tan vỡ, chàng nhạc sĩ trẻ rảo bước trên con đường vắng tênh. Nặng nề bước chân, lòng buồn và day dứt. Mai này rồi sẽ giã từ thành phố, giã từ mối tình vô vọng vì người xưa đã sang ngang. Đó là tâm trạng trong ca khúc Giã Từ vẫn còn nổi tiếng cho đến nay.

Có thông tin nói rằng bài hát này thực ra ban đầu do một nhạc sĩ địa phương tên là Băn Vi – tên thật là Huỳnh Văn Bi ở Tây Ninh sáng tác, sau đó Tô Thanh Tùng dựa trên giai điệu đó để viết lại bài Giã Từ gần như mới hoàn toàn. Khi phát hành, tờ nhạc ghi tên tác giả là Tô Thanh Tùng & Băn Vi.

Sau khi kết thúc cuộc tình 4 năm cũng là đến lúc Tô Thanh Tùng tốt nghiệp đại học. Ông quyết định về lại quê nhà để phụ gia đình kinh doanh ở Hồng Ngự.

Năm 1971, ông quen một cô gái 18 tuổi ở Sa Đéc có giọng hát rất hay tên là Hoàng Kim và đưa cô lên Sài Gòn để hát thử bài Giã Từ, lấy nghệ danh là Thu Vân. Ban đầu, Thu Vân bị từ chối được lên sóng phát thanh, vì lúc đó tất cả các ca sĩ xuất hiện trên đài phát thanh đều phải nổi tiếng. Tuy nhiên, sau khi nghe Thu Vân hát Giã Từ qua băng cassette, nhạc sĩ Lê Dinh (lúc đó là trưởng phòng văn nghệ Đài Phát thanh Sài Gòn) đã đồng ý cho phát vào “giờ vàng” sáng chủ nhật. Không ngờ Giã Từ cùng với giọng hát ấn tượng của nữ ca sĩ vô danh đã lay động hàng triệu trái tim công chúng yêu nhạc vào thời điểm năm 1971. Nhà xuất bản Minh Phát lập tức ký độc quyền phát hành ca khúc.

Nhờ mối duyên từ ca khúc Giã Từ này mà nhạc sĩ Tô Thanh Tùng và nữ ca sĩ Thu Vân đã nên duyên vợ chồng.

Ca sĩ Thu Vân trên hình bìa tờ nhạc bài Giã Từ

Sau đó, Tô Thanh Tùng viết tiếp một loạt bài hát như Xót Xa, Mừng Chúa Ra Đời, Sao Nỡ Đành Quên, Nhớ Người Tình Phụ…

Sau 1975, ông làm Trưởng ban Văn công thị trấn Hồng Ngự trong ba năm. Sau đó, ông lại Sài Gòn lập nghiệp với đủ nghề: bán xà bông, dầu gió, nước mắm, phụ tùng xe đạp, mở nhà may. Vào lúc kinh tế gia đình khá nhất với 2 cửa hàng cho thuê băng video thì vợ chồng ông lại trục trặc và đành phải chia tay.

Năm 1979, Tô Thanh Tùng phát hành album cassette “Tình Ca Hương Lúa” với một số bài như Người Hàng Xóm, Hồng Ngự Mang Tên Em,… với tiếng hát Nhật Trường và Bảo Yến.

Thời điểm đó, có thể nói Tô Thanh Tùng là nhạc sĩ nhạc vàng đầu tiên trong nước sau năm 1975 dám phát hành album nhạc ngợi ca quê hương. Thời điểm đó Việt Nam chưa có chính sách đổi mới, và loại nhạc vàng – trữ tình vẫn bị cấm toàn diện ở trong nước. Vì vậy băng nhạc của Tô Thanh Tùng bị nhiều người cho là “Nhạc vàng đội mồ sống dậy”, nhưng may mắn là nhạc sĩ Tô Thanh Tùng vẫn được Sở Văn hóa, Thông tin Đồng Tháp đồng ý cho phát hành nhạc.

Có thành công bước đầu này, Tô Thanh tùng tiếp tục sáng tác nhạc quê hương trong nhiều năm (các bài Giăng Câu 1, 2,…), trong đó có bài Tình Cây Và Đất năm 1988, đã nhận giải nhì cuộc bình chọn những bài hát viết về nông nghiệp nông thôn hay nhất thế kỷ 20 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức năm 2009.

Nhạc sĩ Tô Thanh Tùng có hai đời vợ. Với ca sĩ Thu Vân, ông cóc ba cô con gái là Tô Thảo Nhi (đang định cư ở Mỹ), Tô Thảo Quyên và Tô Thảo Xuân (hiện đang ở Sa Đéc). Ông còn có ba đứa con cùng người vợ tên Ninh Thị Thu Hải ở Sài Gòn là Tô Đăng Khoa, Tô Kim Ngân (hiện đang ở Pháp) và Tô Thanh Toàn.

Tháng 8 năm 2015, nhạc sĩ Tô Thanh Tùng bị bệnh ung thư tuyến tiền liệt di căn qua gan và chữa trị tại bệnh viện Bình Dân. Chi phí sinh hoạt của ông chủ yếu dựa vào tiền tác quyền ca khúc hàng tháng được Trung Tâm Bảo Vệ tác Quyền Âm Nhac – VCPMC chi trả. Từ khi mắc bệnh nặng, nhạc sĩ gặp không ít khó khăn vì tiền viện phí, điều trị khá cao.

Nhạc sĩ Tô Thanh Tùng đã qua đời vào hồi 8g15 sáng 19/07/2017 tại Bệnh viện Thành phố Sa Đéc sau hai năm chiến đấu với bạo bệnh.

Đông Kha (nhacxua.vn) biên soạn

Tags: tô thanh tùng
Share1072TweetPin

Xem bài khác

Hoàn cảnh sáng tác bài hát “Giã Từ” và cuộc tình buồn của nhạc sĩ Tô Thanh Tùng
Xuất xứ bài hát

Hoàn cảnh sáng tác bài hát “Giã Từ” và cuộc tình buồn của nhạc sĩ Tô Thanh Tùng

Tuổi đời chân đơn côi Gót mòn đại lộ buồn Đèn đêm bóng mờ nhạt nhòa… Đó là lời bài...

by admin
July 19, 2021
Nhạc Tờ

Giã Từ – Văn Vi – Tô Thanh Tùng

Nguồn: dakto Giã Từ - Phương Dung Tuổi đời chân đơn côi Gót mòn đại lộ buồn Đèn đêm bóng...

by admin
March 29, 2013
Tô Thanh Tùng
Nghệ sĩ

Tô Thanh Tùng

Nhạc sĩ Tô Thanh Tùng tên thật là Tô Thanh Tùng. Ông sinh năm 1944 tại Hồng Ngự - Đồng...

by admin
February 23, 2013
Next Post
Hoài Lâm – Từ ngôi sao triển vọng của Paris By Night trở thành người lái xe để mưu sinh

Hoài Lâm - Từ ngôi sao triển vọng của Paris By Night trở thành người lái xe để mưu sinh

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Nghe lại những bài hát gắn liền với sự nghiệp của ca sĩ Như Quỳnh từ 1994 đến nay

Nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang và những lời ca đầy ám ảnh

Chân dung những tiếng hát: Khánh Hà – Tiếng ca nồng nàn hương tình đêm

Chuyện tình của nhạc sĩ Hoàng Trọng – “Ông vua nhạc tango”

Nghe lại những bản thu âm hiếm trước 1975 của ca sĩ Hoài Bắc (tức nhạc sĩ Phạm Đình Chương)

Hình ảnh “xưa và nay” của các ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng trước 1975 (Phần 3)

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác của “Về Đây Nghe Em” và “Có Phải Em Mùa Thu Hà Nội” – 2 bài hát trước 1975 nổi tiếng của nhạc sĩ Trần Quang Lộc

Hoàn cảnh sáng tác bài hát “Lệ Đá” (Trần Trịnh – Hà Huyền Chi) và phần lời nhạc ít người biết đến

Thi sĩ Kim Tuấn và loài “hoa vông rừng tuyết trắng” trong ca khúc “Những Bước Chân Âm Thầm”

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài hát Nguyệt Ca (Trịnh Công Sơn) – “Từ trăng thôi là Nguyệt”

Nhớ về tiếng rao gánh hàng rong Sài Gòn ngày xưa qua ca khúc “Vọng Tiếng Rao Khuya” của nhạc sĩ Ngọc Sơn (trước 1975)

Nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm và “Trả Lại Thoáng Mây Bay” – Nước mắt nào nhỏ xuống lấp môi khô…

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.