ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Xuất xứ bài hát

Nhạc sĩ Thanh Trang và “Tình Khúc Mùa Đông”

2020/12/30
in Xuất xứ bài hát
Nhạc sĩ Thanh Trang và “Tình Khúc Mùa Đông”

Nhạc sĩ Thanh Trang là cái tên khá lạ lẫm trong làng nhạc Việt Nam, và cũng có nhiều người nhầm lẫn nhạc sĩ Thanh Trang thành Minh Trang – một nữ danh ca cũng có sáng tác chung với chồng là nhạc sĩ Dương Thiệu Tước. Có lẽ bởi vì việc viết nhạc đối với nhạc sĩ Thanh Trang chỉ là nghề tay trái, nên ông sáng tác không nhiều, nổi tiếng nhất là 2 bài Duyên Thề và Tình Khúc Mùa Đông.


Click để nghe Thanh Lan hát Tình Khúc Mùa Đông trước 1975

Nhạc sĩ Thanh Trang tên thật là Nguyễn Thanh Trang, sinh năm 1942 tại Hà Nội và di cư vào Sài Gòn năm 1950 vì cha của ông thay đổi nhiệm sở. Ông học trung học ở trường Lê Quý Đôn (Jean Jacques Rousseau), rồi vào Luật Khoa năm 1961. Thời gian sinh viên Thanh Trang có cộng tác viết báo với bút danh Thanh Nguyễn. Ông nhập ngũ và học trường Thủ Đức năm 1968, trong cùng năm đó được biệt phái lên giảng dạy Luật và Kinh Tế tại trường Võ Bị Quốc Gia Ðà Lạt.

Ca khúc Duyên Thề là sáng tác đầu tay của Thanh Trang, lúc đó ông mới 20 tuổi và đang học năm thứ hai Trường Đại học Luật khoa. Cảm hứng của ca khúc này đến từ một quyển sách viết về đạo Phật. Ca từ của bài hát lãng đãng như những vì sao trời lấp lánh trong đêm.


Click để nghe Mai Hương – Mai Hân song ca Duyên Thề trước 1975

Bài hát nổi tiếng thứ 2 của Thanh Trang là Tình Khúc Mùa Đông, nổi tiếng qua giọng hát Mai Hương trên đài phát thanh vào cuối thập niên 1960. Sau này tại hải ngoại, Ngọc Lan đã hát lại (với cái tên khác là Tiếc Thu) và cũng rất được yêu thích

Xem bài khác

Chuyện tình trong ca khúc “Tôi Ơi Đừng Tuyệt Vọng” (nhạc sĩ Trịnh Công Sơn) – Nỗi lòng của kẻ tuyệt vọng

Nhạc sĩ Hoàng Dương và hoàn cảnh sáng tác Hướng Về Hà Nội – “Hà Nội ơi, những ngày vui đã ra đi…”


Click để nghe Ngọc Lan hát Tình Khúc Mùa Đông

Nhạc sĩ Thanh Trang nói về hoàn cảnh sáng tác ca khúc này như sau:

“Đà Lạt cuối năm 1968, đầu năm 1969, sau khi rời khỏi quân trường Thủ Đức, lên giảng dạy tại Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt, người bạn gái từ nhiều năm ở Trường Đại học Luật khoa cùng với em gái lên thăm tôi vào cuối thu sang đông.

Chúng tôi thường quanh quẩn nơi khu phố xá trên và dưới chợ Hòa Bình, rồi vài đoạn quanh bờ hồ Xuân Hương, chỗ có ngôi nhà thủy tạ, rồi dắt nhau lên mấy ngọn đồi tiếp giáp với bờ hồ, từ đấy có thể nhìn về phía Giáo Hoàng Học viện, Viện Đại học Đà Lạt và trường Yersin ở hướng Đông Bắc.

Gần nhau như thế khoảng một tuần thì đến ngày tạm biệt, cô ấy về lại Sài gòn. Nàng là người Công giáo; tôi là trưởng nam và gia đình theo đạo Phật. Lúc đó, tôi cũng lại đang làm thủ tục để xuất ngoại, du học ở Hoa Kỳ. Khá nhiều trắc trở về cả hai mặt đạo và đời. Ngày nàng trở về Sài gòn, tôi nhớ những năm tháng tôi cũng ở đấy, nhớ những ngày mưa, ngày nắng hầu như lúc nào cũng có nhau, rồi bây giờ thì mỗi người một nơi. Bài “Tình khúc mùa đông” có câu: “Thương cho người về cô đơn với bóng, mây chiều lạc loài đã xuống với thu mênh mông…” là như thế!

Bài hát viết xong, tôi gửi một bản về cho Mai Hương. Mai Hương là người đầu tiên hát bài này trong ban nhạc của Nhật Trường ở Đài Phát thanh Quân đội…”

Mắt đã một chiều thu hoen lệ sầu
Tiếng đã lạc loài trong tim nghẹn ngào
Đưa em về chiều thu reo dưới gót
Âm thầm từng hồi giá buốt
Nghe tin đông sang.

Nhớ những đường về sương rơi mịt mùng
Mắt biếc là màu riêng tôi lạnh lùng
Thương cho người về cô đơn với bóng
Mây chiều lạc loài đã xuống
Với thu mênh mông.

Anh lãng du đêm dài cùng khói mây
Hôn tóc em, nghe hồn mình đắng cay
Tháng năm buồn miệt mài từng ngón tay
Khi về còn xao xuyến ru hồn người đắm say.

Nhớ mãi từng chiều thu rơi ngàn trùng
Tóc đó là vùng mây trôi ngập ngừng
Đêm mong người về cho vơi giá buốt
Nghe hồn từng mùa đã khuất
Tiếc thu mênh mông.

Cũng theo nhạc sĩ Thanh Trang cho biết, sau khi Mai Hương hát Tình Khúc Mùa Đông cùng ban nhạc Nhật Trường trên đài phát thanh, thì sau đó chính Nhật Trường cũng hát lại bài này. Sau đó, Nhật Trường Trần Thiện Thanh đã xin phép tác giả Thanh Trang để đứng ra xuất bản ca khúc này thành tờ nhạc với bản vẽ của Kha Thùy Châu ở bên dưới.

Thời điểm đó Thanh Trang vẫn đang là giáo sư ở Đà Lạt, một hôm ông nhận được thư của Nhật Trường như sau:

”Thưa anh Thanh Trang, tôi rất thích bài Tình Khúc Mùa Ðông của anh. Đuợc biết anh còn bận công việc giảng dạy trên Dalat, chỉ thỉnh thoảng mới có dịp về Sàigòn, anh cho phép tôi đứng ra xuất bản bài hát của anh. Hôm nào có dịp về Sàigòn xin anh vui lòng nhắn qua Mai Hương để tôi đến gặp anh và cùng bàn với anh về những chi tiết cụ thể. Xin tạm gửi anh số tiền tạm ứng trước !” Ký tên Trần Thiện Thanh.

Ít người biết rằng cũng từ Tình Khúc Mùa Đông của Thanh Trang, ca nhạc sĩ Nhật Trường Trần Thiện Thanh đã nhớ lại một kỷ niệm khó quên cũng ở Đà Lạt để rồi ngay sau đó (năm 1970) viết thành ca khúc nổi tiếng Mùa Đông Của Anh. Nếu như nhạc sĩ Thanh Trang viết trong Tình Khúc Mùa Đông là: “Hôn tóc em, nghe hồn mình đắng cay…”, thì trong Mùa Đông Của Anh, Trần Thiện Thanh có câu hát tương tự: “Anh xa em thật rồi mà chưa quên mùi tóc…”

Bài: Đông Kha (nhacxua.vn)

ShareTweetPin

Xem bài khác

Phim “Em Và Trịnh” và những phân cảnh tái hiện giai thoại trong âm nhạc Trịnh Công Sơn
Bàn Tròn Âm Nhạc

Phim “Em Và Trịnh” và những phân cảnh tái hiện giai thoại trong âm nhạc Trịnh Công Sơn

Năm 1992, phim điện ảnh đầu tiên về Trịnh Công Sơn được đạo diễn Nguyễn Hữu Phần thực hiện mang...

by admin
May 20, 2022
Một người Đức yêu nhạc vàng và giới thiệu “di sản của Sài Gòn” đến với người Tây phương
Bàn Tròn Âm Nhạc

Một người Đức yêu nhạc vàng và giới thiệu “di sản của Sài Gòn” đến với người Tây phương

Jan Hagenkoetter là một nhà sản xuất âm nhạc người Đức, trước khi lấy vợ là một người gốc Việt...

by admin
May 15, 2022
Ca sĩ Hà Thanh Xuân đám cưới vào dịp sinh nhật tuổi 34
Tin Tức

Ca sĩ Hà Thanh Xuân đám cưới vào dịp sinh nhật tuổi 34

Ngày 2/5/2022, là ngày rất đặc biệt của ca sĩ xinh đẹp Hà Thanh Xuân. Cô đã đăng trên facebook...

by admin
May 3, 2022
Tin buồn: Ca sĩ Tường Khuê qua đời
Tin Tức

Tin buồn: Ca sĩ Tường Khuê qua đời

Theo nguồn tin của nhacxua.vn vừa nhận được, ca sĩ Tường Khuê (là em trai của ca sĩ Như Quỳnh)...

by admin
April 12, 2022
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và ca khúc “Xin Trả Nợ Người” – Hai mươi năm tình cũ chưa nguôi
Bàn Tròn Âm Nhạc

Dao Ánh đọc thư tình của Trịnh Công Sơn trong album Lời Của Giòng Sông năm 2004

Đến nay, những ai yêu mến âm nhạc Trịnh Công Sơn chắc hẳn đã không còn xa lạ với cái...

by admin
March 30, 2022
Những ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết cho Dao Ánh
Bàn Tròn Âm Nhạc

Những ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết cho Dao Ánh

Phải đến tận 10 năm sau ngày mất của cố nhạc sĩ họ Trịnh, đông đảo công chúng hâm mộ...

by admin
March 25, 2022
Next Post
Nhạc sĩ Mạnh Phát và ca khúc “Sương Lạnh Chiều Đông” – Mây vỡ hoa tan, tàn giấc mơ hoa…

Nhạc sĩ Mạnh Phát và ca khúc "Sương Lạnh Chiều Đông" - Mây vỡ hoa tan, tàn giấc mơ hoa...

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Nhan sắc thời trẻ của Như Quỳnh hơn 30 năm trước qua loạt ảnh khi còn ở trong nước

Những chuyện tình của nhạc sĩ Vũ Thành An qua những bài không tên bất hủ

Cuộc đời và sự nghiệp của danh ca Thanh Thúy – Một tượng đài của dòng nhạc vàng

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ca sĩ Hùng Cường: Từ nghệ sĩ tài hoa đến ngôi mộ nhỏ ven đường làng Bến Tre

Cuộc đời và sự nghiệp của danh ca Khánh Ly

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Ca khúc “Chiếc Lá Cuối Cùng” (Tuấn Khanh) – Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của từng câu hát

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Chờ Người” – Mối tình mộng tưởng và tuyệt vọng của nhạc sĩ Lam Phương

Hoàn cảnh sáng tác “Chờ Người” của nhạc sĩ Khánh Băng – Một người con gái đứng nghiêng nghiêng vành nón lá…

Những giai thoại về hoàn cảnh sáng tác các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Đêm Tàn Bến Ngự” (Dương Thiệu Tước) – Đây lúc đêm tàn tình đã lạt phai…

Hoàn cảnh sáng tác bài “Thu Ca” (nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương) – Tuyệt phẩm tango kinh điển của nhạc Việt

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê minh bằng lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh nhạc tiền chiến phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

Content Protection by DMCA.com

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.