ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Xuất xứ bài hát

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Khánh và hoàn cảnh sáng tác 2 ca khúc bất tử: “Nỗi Lòng” và “Chiều Vàng”

2020/08/20
in Xuất xứ bài hát
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Khánh và hoàn cảnh sáng tác 2 ca khúc bất tử: “Nỗi Lòng” và “Chiều Vàng”

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Khánh thuộc thế hệ thứ 2 của tân nhạc Việt Nam thời tiền chiến. Số ca khúc nổi tiếng của Nguyễn Văn Khánh không nhiều, nhưng có lẽ là chỉ cần với 2 ca khúc Nỗi Lòng và Chiều Vàng, tên tuổi của ông mãi mãi đi vào lịch sử khi là một những những nhạc sĩ tiêu biểu nhất của dòng nhạc tiền chiến. Cả 2 ca khúc này đều được nhạc sĩ viết dành cho một mối tình đầu sâu sắc đã để lại nhiều nỗi day dứt.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Khánh sinh năm 1922 ở Hà Nội. Trước năm 1954, ông cùng với William Chấn (thầy dạy đàn của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn) là 2 nhạc sĩ chuyên chơi đàn và dạy đàn Hạ-uy-di nổi tiếng nhất ở xứ Bắc.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Khánh (ảnh của Tien Ho sưu tầm)

Theo nhạc sĩ Phạm Duy thì nhạc sĩ Nguyễn Văn Khánh không soạn nhạc theo âm hưởng Việt Nam, mà nhạc của ông tựa như nhạc của Hạ-uy-di (Hawaiin) rất ướt át, quyến rũ. Nguyễn Văn Khánh là nhạc sĩ có nhiều bài hát ca tụng tình yêu với những câu ca rất dài, nghe như lời tâm sự của “Nỗi Lòng”.

Năm 1942, ông kết hôn với bà Đặng Thị Thuận. Tuy nhiên ngay từ năm thứ 2 bậc thành chung (tương đương với lớp 7 hiện nay), nhạc sĩ Nguyễn Văn Khánh đã để ý và thầm yêu cô bé hàng xóm cạnh bên, mối tình đầu để lại niềm đau đớn không nguôi, là cảm xúc để sau này ông viết thành 2 ca khúc nổi tiếng và sống mãi cùng thời gian.

Câu chuyện tình này được nhạc sĩ Lê Hoàng Long (tác giả Gợi Giấc Mơ Xưa) kể lại trong cuốn sách Chuyện Tình Các Nhạc Sĩ Tiền Chiến xuất bản năm 1996. Tuy nhận thấy hầu hết các câu chuyện tình được kể trong cuốn sách này đều mang đậm chất “ngôn tình”, có vẻ hư nhiều hơn thực, nhưng cũng xin tóm lược lại sau đây như là một tài liệu tham khảo về hoàn cảnh sáng tác 2 ca khúc bất hủ của nhạc sĩ Nguyễn Văn Khánh: Nỗi Lòng và Chiều Vàng.

Nhạc sĩ Lê Hoàng Long nói rằng ông được quen biết với nhạc sĩ Nguyễn Văn Khánh từ năm 1952 ở Hà Nội. Lúc đó tác giả của ca khúc Nỗi Lòng đang là công chức của Sở Tài Chánh thành phố Hà Nội. Lê Hoàng Long nhận xét rằng con người của Nguyễn Văn Khánh luôn tỏa ra chất nghệ sĩ, từ mái tóc, dáng dấp, lối nói chuyện. Ông ít nói, nhưng khi nói thì dí dỏm và có duyên.

Xem bài khác

Hoàn cảnh sáng tác 2 ca khúc Đường Tình Đôi Ngả và Tình Nào Trong Mắt Em (nhạc sĩ Ngân Giang)

Ca khúc Kiếp Dã Tràng của nhạc sĩ Từ Công Phụng – Khi chuyện tình giống như loài dã tràng xe cát

Câu chuyện sau đây được tác giả Lê Hoàng Long nói rằng do chính nhạc sĩ Nguyễn Văn Khánh kể lại.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Khánh là người đa sầu, đa cảm nên yêu từ rất sớm. Vì vậy ngày từ năm thứ 2 của bậc Thành chung, khoảng 13,14 tuôi, ông đã để ý và thầm yêu trộm nhớ cô láng giềng, là con út của ông Thông phán làm ở Phủ thống sứ Bắc Kỳ.

Có sẵn ngón đàn chỉ mới luyện được đôi chút, mỗi đêm trăng sáng chàng ra sau vườn đàn hát những ca khúc nhạc Tây để gây chú ý với người đẹp. Về sau đó, cứ đúng giờ thì cô gái được nghe tiếng đàn tình tang ở bên kia hàng rào. Đôi lúc tò mò, cô nhìn qua và thường bốn mắt vô tình gặp nhau. Tuy vậy vẫn chưa ai nói với ai được câu nào.

Một buổi chiều ra vườn, Nguyễn Văn Khánh hái một quả cà chua xanh ném nhẹ qua hàng rào rồi giả bộ nhờ cô hàng xóm nhặt giùm vì với tay qua không tới. Cô gái nhặt giùm rồi lém lỉnh nói bâng quơ: Quả còn xanh thế này sao tự nhiên rụng được?

Sau lần đó họ nói chuyện với nhau nhiều hơn, tình yêu đầu đời còn ngây ngô nhưng đáng yêu, những rung động đó sẽ còn lại mãi về sau này. Dần dần họ có được những buổi đi chơi cùng nhau ở bờ hồ Hoàn Kiếm, rồi Tây Hồ, Chùa Láng… Cuộc tình thơ mộng, trong sáng kéo dài suốt 3 năm mà cả 2 gia đình đều không ai biết. Đến năm tốt nghiệp Thành chung, không biết có phải vì mãi lặn ngụp trong cuộc tình đầu hay không mà chàng lơ là việc học và thi rớt. Mỗi kỳ thi như vậy có 2 khóa, khóa 1 vào tháng 6, khóa nhì vào tháng 8. Vì vậy Nguyễn Văn Khánh còn cơ hội vào tháng 8. Trong gần 3 tháng đó, cô gái quyết tâm không gặp mặt để người yêu có thể chuyên tâm ôn bài.

Nguyễn Văn Khánh năn nỉ và hứa chắc chắn sẽ đậu khóa 2, nhưng xin mỗi tuần cho gặp nhau 1 lần vào chiều chủ nhật. Năn nỉ mãi cô mới bằng lòng, và nói thêm rằng nếu không đậu thì sẽ không gặp nhau nữa. Có lẽ đó là động lực to lớn để chàng dùi mài kinh sử ngày đêm để vượt qua kỳ thi.

Nhưng ngày vui ngắn ngủi, khi vừa biết tin thi đậu cũng là lúc chàng nhạc sĩ tương lai nghe tin cụ Thông phán sát nhà chuyển công tác lên Thái Nguyên, cách xa Hà Nội hơn trăm cây số. Họ gặp nhau để chia tay bùi ngùi, nhưng chàng hứa hẹn mỗi tuần sẽ lên thăm.

Nói đến Thái Nguyên ngày đó thì người thành phố ai cũng sợ vì cho rằng đó là chốn rừng núi xa xôi thuộc dạng khỉ ho cò gáy, là vùng mạn ngược sốt rét hoành hành. Thời đó, phương tiện giao thông kết nối rất hạn chế, chỉ có xe lửa từ Hà Nội lên Lạng Sơn. Muốn đi Thái Nguyên phải xuống ga Bắc Giang, rồi đi xe đò lên, mà mỗi ngày chỉ có độc 1 chuyến xe đò. Dù khó khăn như vậy nhưng thứ 7 tuần nào Nguyễn Văn Khánh cũng lặn lội lên thăm người yêu, dù có nắng gắt mưa phùn.

Lúc này, đã có gia đình đánh tiếng xin hỏi cưới cô gái, hai gia đình môn đăng hộ đối, và chàng thanh niên kia cũng là người có học, nhưng vì đã trót thề non hẹn biển nên cô gái thoái thác với lý do còn nhỏ. Và mỗi lần gặp nhau hiếm hoi, họ chỉ biết tâm sự trong nỗi bùi ngùi không biết được tương lai sẽ ra sao. Đó cũng là tâm trạng mà sau này nhạc sĩ Nguyễn Văn Khánh viết thành ca khúc Nỗi Lòng:

Yêu ai yêu cả một đời
Tình những quá khắt khe
Khiến cho đời ta đau tủi cả lòng
vì yêu ai mà lòng hằng nhớ

Năm tháng trôi lạnh lùng hoài
Tình đó nhắc nhở luôn đến ta tình ai
Nhớ cả một trời
Tình yêu kia mà lòng nào quên.


Click để nghe Lệ Thu hát Nỗi Lòng trước 1975

Có một lần vì bận việc nhà đột xuất nên trong 2 tuần Nguyễn Văn Khánh không lên Thái Nguyên được như thường lệ. Chỉ nửa tháng không gặp những dài như thế kỷ. Rồi cũng tới ngày quay trở lại nơi xưa, đến nơi hẹn cũ, chờ hoài mà không thấy bóng người. Đến chiều, ông đi bộ đến gần nhà nàng và ghé vào một quán nước để hỏi thăm thì được bà chủ quán nước cho hay cách đó tầm 10 ngày cô gái bị trúng gió, được đưa vào nhà thương, nhưng chỉ sau 2 ngày thì đã trút hơi thở cuối cùng. Cô được gia đình cho an nghỉ trên một đồi thông cách chừng một cây số.

Nghe tin, ông lật đật rời quán, bước về phía đồi thông như người không hồn. Đến nơi, ông tìm đến nơi người ta chỉ và tìm thấy được mộ cỏ non chỉ mới vừa nhú. Đó cũng là những cảm xúc đau thương rất thật mà ông viết trong bài Chiều Vàng:

Trên đồi xanh chiều đã xuống dần
Mặt trời lấp ló sau đồi chiều vàng
Riêng mình ta ngồi ngắm quanh trời
lạnh lùng nghe tiếng chim chiều gọi đàn

Buồn xa vắng buồn lòng thầm nhớ tới người
Chiều xưa cũng trên đồi cùng ta
Người đã ước nguyền rằng đời riêng có ta
Lời đó còn đâu?


Click để nghe Khánh Ly hát Chiều Vàng trước 1975

Màn đêm xuống dần, ông buồn bã lê chân về quán trọ. Nhìn cô thôn vắng vẻ nơi xa vắng, và người yêu thì cũng đã ngàn đời cách biệt, ông không nén nỗi những đau thương:

Đường về lòng người tha phương nhớ
Chiều dần dần mờ cô thôn vắng
Người yêu dấu ngàn đời thấu chăng
Ta nén đau thương gắng bước hoài
Thuyền chèo tới đâu chưa ngừng bến…

Trong câu hát sau đó, nhạc sĩ viết: “Hồn em có cùng người chứng minh”, như là một cách nói chuyện với hương hồn người yêu mới vừa xa khuất không lâu…

Lời thề nguyền ngờ đâu xa vắng
Tình tràn đầy sầu chung non nước
Hồn em có cùng người chứng minh
Anh bước ra đi luyến tiếc hoài
Đời còn có em nay mà thôi…

Theo người con trai của nhạc sĩ Nguyễn Văn Khánh, thì 2 ca khúc này được ông sáng tác từ đầu thập niên 1950, tức là hơn 10 năm sau khi câu chuyện tình đầu kia. Nhưng có lẽ cảm xúc từ câu chuyện cũ còn nhiều day dứt nên ca từ trong bài hát rất sống động, như là mối tình kia chỉ vừa hôm qua, và nỗi đau cũng còn rất tươi mới.

Bài: Đông Kha (nhacxua.vn) biên soạn

Share1803TweetPin

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương
Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Càng nhìn em yêu em hơn và yêu em mãi Dù phút êm đềm xa xưa nay đã đi vào...

by admin
March 9, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Ngọc Chánh (Ban Shotguns) – Tác giả của Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Tuổi Biết Buồn…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Nhạc sĩ Ngọc Chánh, tên tuổi gắn liền với ban Shotguns trước 1975, đã vừa qua đời tại Nam California...

by admin
January 8, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)

Nhạc sĩ Lam Phương là một trong những tên tuổi nổi bật nhất của làng nhạc Sài Gòn trước năm...

by admin
December 22, 2022
Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi
Tin Tức

Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi

Nhạc sĩ Hà Phương, tác giả của những ca khúc nhạc vàng quen thuộc là Mưa Qua Phố Vắng, Mùa...

by admin
December 5, 2022
Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975

Ban nhạc nữ Ba Con Mèo được xem là ban tam ca nữ nổi tiếng nhất của nhạc Việt thời...

by admin
December 2, 2022
Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975

Nền nghệ thuật Cải lương Việt Nam giai đoạn những năm 1960 – 1970 sinh ra nhiều cặp đào –...

by admin
November 1, 2022
Next Post
Nghe lại những ca khúc nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Hoàng Nguyên trước năm 1975

Nghe lại những ca khúc nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Hoàng Nguyên trước năm 1975

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Cuộc đời và sự nghiệp nhạc sĩ Đoàn Chuẩn – Người nhạc sĩ của những mùa thu quyến rũ

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Quỳnh Giao – Giọng hát trong vắt như pha lê

“Phòng trà nghỉ chân” hay “Phòng trà Mỹ Trân”? – Tranh cãi xung quanh lời bài hát ‘Giọt Buồn Không Tên’

Đôi điều về giọng ca trẻ Hoàng Trang đang gây xôn xao với các ca khúc Da Vàng

Cà phê Hát Với Nhau – Điểm hẹn của những người yêu nhạc vàng

Cảm xúc của 1 fan hâm mộ khi trực tiếp xem ca sĩ Hoàng Oanh trình diễn ở Singapore – chương trình Paris By Night 130

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Ca khúc “Lời Đắng Cho Cuộc Tình” và chuyện tình tuyệt vọng của danh ca Duy Khánh

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Hoàn cảnh sáng tác “Quê Em Mùa Nước Lũ” (nhạc sĩ Tiến Luân) – Quê hương mùa bão lũ

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của “Bông Hồng Cài Áo” – Bài hát về Mẹ nổi tiếng nhất của nhạc Việt

Mối tình cao thượng trong “Bài Không Tên Cuối Cùng” – Vũ Thành An: “Hãy yêu nhiều người em tôi…”

Nhạc sĩ Anh Bằng, nhà thơ Nhất Tuấn và bài thơ-bài hát “Hoa Học Trò” – Bây giờ còn nhớ hay không?

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.