ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Nhạc sĩ Nguyễn Đức và những nàng ca sĩ “tên Phương”: Phương Hồng Quế, Phương Hoài Tâm…

2022/05/24
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Nhạc sĩ Nguyễn Đức và những nàng ca sĩ “tên Phương”: Phương Hồng Quế, Phương Hoài Tâm…

Trong làng văn nghệ Sài Gòn trước 1975, đi cùng với sự phát triển ồ ạt của tân nhạc, nhu cầu thưởng thức âm nhạc rất lớn, từ đó có nhiều lớp đào tạo ra sĩ ra đời, như lớp nhạc Lê Minh Bằng, Tùng Lâm, Bảo Thu, Ban Tuổi Xanh, lớp Nắng Hồng… và “lò” đào tạo Nguyễn Đức, nơi xuất thân của những ca sĩ nổi tiếng là Thanh Lan, Hoàng Oanh, Kim Loan và những nàng ca sĩ tên Phương: Phương Hồng Quế, Phương Hồng Ngọc, Phương Hoài Tâm, Phương Hồng Hạnh…

Nhạc sĩ Nguyễn Đức và học trò Phương Hồng Quế

Nhạc sĩ Nguyễn Đức nổi tiếng với “lò” đào tạo ca sĩ thật trẻ (thường dưới 13 tuổi), cho thực tập qua các ban Rạng Đông, Việt Nhi ở đài phát thanh.

Nhạc sĩ Nguyễn Đức sinh năm 1930 quê ở Bạc Liêu. Năm lên 8 ông đã biết sử dụng mandoline, năm 15 tuổi có thể biểu diễn sử dụng 2 nhạc khí mandoline và harmonica cùng một lúc trong chương trình tuyển lựa tài tử trên đài phát thanh của Pháp.

Năm 1953, khi mới 23 tuổi, nhạc sĩ Nguyễn Đức đã bắt đầu dạy hát cho các em nhỏ, ông chọn ra những học trò ưu tú để lập ban nhạc thiếu nhi là Rạng Đông, đa số là các bé gái độ tuổi 12-13, ban Rạng Đông thường xuyên được đến đài phát thanh Pháp Á thu âm và phát thanh. Ngoài ra ông còn chọn 3 học viên xuất sắc nhất để thành lập ban Tam Vân (Bích Vân, Phước Vân và Ngọc Vân). Ban Tam Vân có lối trình diễn rất đặc biệt, vừa nhảy thiết hài (Claquette), vừa sử dụng maraccao, Guiero, Tambourin và hát ba bè.

Ban Tam Vân chính là thành công bước đầu trong sự nghiệp đào tạo ca sĩ của nhạc sĩ Nguyễn Đức. Tam ca này đã trình diễn trong các chương trình Đại Nhạc Hội và khiêu vũ trường tại Sài Gòn.

Xem bài khác

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)

Song song với việc thành lập ban Tam Vân, nhạc sĩ Nguyễn Đức còn đào tạo thần đồng Phương Lan và ca sĩ Thanh Phong lúc ấy mới 12 tuổi. Sau này, chính nhạc sĩ Nguyễn Đức đã đưa Thanh Phong về hợp tác với Phương Đại và Duy Mỹ để thành lập Ban Sao Băng đã một thời vang tiếng trên Đài Phát Thanh và Đài Truyền hình Việt Nam trước 1975.

Năm 1960, nhạc sĩ Nguyễn Đức cùng với đài phát thanh quốc gia thành lập ban nhạc Việt Nhi, với thành phần từ ban Rạng Đông cũ và một nhóm các học viên mới. Thời điểm này ông đã có tiếng tăm nên các phụ huynh gửi con đến học nhạc ngày càng đông, cứ phát hiện ra em nhỏ nào có tiềm năng là ông đưa vào trong ban Việt Nhi để hát trên đài phát thanh.

Nhắc đến lớp nhạc Nguyễn Đức, ngoài những cô ca sĩ lừng danh là Hoàng Oanh, Thanh Lan, Kim Loan xuất thân từ lớp nhạc này, người ta còn nhớ đến những cô ca sĩ có nghệ danh bắt đầu bằng chữ Phương, như Phương Hồng Quế, Phương Hồng Hạnh, Phương Hoài Tâm, Phương Hồng Ngọc. Có rất nhiều người đã thắc mắc về cách đặt tên này. Lúc sinh thời, nhạc sĩ Nguyễn Đức đã đích thân kể một câu chuyện này trên đài RFA.

Đó là khoảng đầu thập niên 1960, ông có học trò tên là Phương, 12 tuổi, xinh đẹp và hát rất hay, là học trò mà ông vô cùng yêu mến. Một hôm Phương xin phép thầy về nhà ở Đà Lạt thăm cha mẹ, 2 tuần sau sẽ trở lại. Tuy nhiên chỉ 1 tuần sau đó thì ông được cha mẹ của Phương gọi báo tin rằng Phương đã mất đột ngột vì bịnh thương hàn. Nhạc sĩ Nguyễn Đức vô cùng đau xót, nên đã đặt tên Phương cho các học viên nữ ưu tú xuất hiện vào giai đoạn đó.

Lò nhạc Nguyễn Đức là một trong những lớp nhạc nổi tiếng và đào tạo ra nhiều ca sĩ nổi tiếng nhất. Ông cho biết là thích nhận dạy người nào chưa từng biết đến ca hát. Phương pháp dạy nhạc của ông là dạy cách phát âm thật chuẩn trước, vì theo ông hát rõ chữ thì mới thu hút được cảm quan người nghe. Sau đó ông hướng dẫn về ký âm pháp, tối thiểu phải biết nốt nhạc, nhịp phách, trường canh để giữ nhịp cho thật đúng, dạy cách đi đứng trên sân khấu, điệu bộ, cách nói, chào hỏi và cám ơn khi giao lưu với khán giả. Ngoài ra nhạc sĩ Nguyễn Đức cũng nói rằng ông dạy hát ở tất cả các thể loại nhạc, từ nhạc vàng, nhạc trẻ, nhạc quê hương, nhạc kích động…, và dạy cho học trò hát được giọng của cả 3 miền. Có thể thấy 2 ca sĩ Thanh Lan và Hoàng Oanh, dù tham gia ban Việt Nhi trong thời gian không lâu nhưng là những học trò xuất sắc nhất của Nguyễn Đức. Nếu như Thanh Lan thành công ở hầu hết các thể loại nhạc khác nhau, thì Hoàng Oanh là nữ ca sĩ có giọng hát đa dạng, được yêu thích khi hát bằng giọng của cả 3 miền Bắc Trung Nam.

Nhạc sĩ Nguyễn Đức và 2 học trò, người bên trái là danh ca Hoàng Oanh

Sau khi lập ban Việt Nhi, nhạc sĩ Nguyễn Đức cũng lập thêm ban Giờ Nhi Đồng, cả 2 qui tụ khoảng 40 ca sĩ “nhí”. Về sau, vì số lượng quá đông, ông có lập thêm “Ban Gia Đình Văn Nghệ Nguyễn Đức” trên làn sóng của Đài Quân Đội. Ban này gồm có 4 ban hợp ca nữ, mỗi ban có 14 ca sĩ và mỗi năm đều có mặt trên màn ảnh thời sự chiếu ở các rạp chiếu bóng để mừng xuân.

Ngoài việc đào tạo ca sĩ và hướng dẫn tài năng trẻ, nhạc sĩ Nguyễn Đức còn đào tạo xướng ngôn viên cho các đài truyền thanh và truyền hình, đó là các nữ xướng ngôn viên Bạch Yến, Xuân Kiều, Phương Hồng Trinh. Ngoài ra, ông cũng từng là cố vấn văn nghệ cho các đài truyền thanh và truyền hình như Tiếng Nói Thủ Đô, Chương trình Nha Động Viên, Chương trình Người cày có ruộng của Phòng Nông Nghiệp.

Tháng 10 năm 1991, nhạc sĩ Nguyễn Đức được con bảo lãnh sang Toronto, Canada. Lúc này ông đã ngoài 60 và muốn nghỉ ngơi không muốn làm việc nữa, nhưng có quá nhiều bạn bè yêu cầu nên đến năm 1993 ông lại mở lớp đào tạo ca sĩ cho cộng đồng người Việt. Một trong những học trò nổi tiếng nhất của ông tại hải ngoại là Phương Diễm Hạnh, chính ông là người giới thiệu nữ học trò này với trung tâm Thúy Nga. Dù có thời gian ngắn ngủi 4 năm tham gia Paris By Night rồi sau đó giải nghệ để toàn tâm toàn ý chăm sóc gia đình, nhưng Phương Diễm Hạnh gây được ấn tượng đặc biệt với khán giả và hiện nay các bản thu âm của cô vẫn được nhiều người yêu thích tìm nghe lại.

Sau thời gian định cư ở hải ngoại, những năm cuối đời nhạc sĩ Nguyễn Đức đưa vợ về Việt Nam sống, ông qua đời ngày 25/5/2015, thọ 85 tuổi.

Đông Kha biên soạn

ShareTweetPin

Xem bài khác

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Ngọc Chánh (Ban Shotguns) – Tác giả của Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Tuổi Biết Buồn…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Nhạc sĩ Ngọc Chánh, tên tuổi gắn liền với ban Shotguns trước 1975, đã vừa qua đời tại Nam California...

by admin
January 8, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)

Nhạc sĩ Lam Phương là một trong những tên tuổi nổi bật nhất của làng nhạc Sài Gòn trước năm...

by admin
December 22, 2022
Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi
Tin Tức

Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi

Nhạc sĩ Hà Phương, tác giả của những ca khúc nhạc vàng quen thuộc là Mưa Qua Phố Vắng, Mùa...

by admin
December 5, 2022
Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975

Ban nhạc nữ Ba Con Mèo được xem là ban tam ca nữ nổi tiếng nhất của nhạc Việt thời...

by admin
December 2, 2022
Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975

Nền nghệ thuật Cải lương Việt Nam giai đoạn những năm 1960 – 1970 sinh ra nhiều cặp đào –...

by admin
November 1, 2022
Thời thơ ấu và những năm đầu sự nghiệp của Như Quỳnh được kể lại qua bài báo năm 2000
Bàn Tròn Âm Nhạc

Thời thơ ấu và những năm đầu sự nghiệp của Như Quỳnh được kể lại qua bài báo năm 2000

Năm 2000, Như Quỳnh đã trải qua hơn 5 năm sự nghiệp ca nhạc ở hải ngoại. Quãng thời gian...

by admin
October 24, 2022
Next Post
Nghe nhạc từ “băng Akai” trước 1975 – Thanh âm vọng từ quá khứ

Nghe nhạc từ "băng Akai" trước 1975 - Thanh âm vọng từ quá khứ

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Những nữ ca sĩ có nét đẹp khả ái nhất làng nhạc Sài Gòn xưa

Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975

Ca sĩ Thanh Lan viết về những kỷ niệm với nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban Shotguns

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ và “Mùa Thu Đông Kinh” – Một mùa thu buồn ở xứ Phù Tang

Cuộc đời và sự nghiệp của nữ ca sĩ Minh Hiếu

Nghe lại tiếng hát Chế Linh & Thanh Tuyền – Đôi song ca nhạc vàng được yêu thích nhất

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Cuộc đời buồn của nhạc sĩ Tô Thanh Sơn – Tác giả “Chút Kỷ Niệm Buồn”: Chiều nao anh với em nép bên thềm mưa hai đứa xem…

Thoáng gặp, thoáng yêu trong nắng chiều

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài hát “Đời Đá Vàng” (Vũ Thành An) – “Qua dầm dề mưa tuyết, mới vui ngày nắng về…”

Thi sĩ Cung Trầm Tưởng và những “chuyện tình Paris” trong thơ ca – “Lên xe tiễn em đi, chưa bao giờ buồn thế…”

Câu chuyện về bài hát ‘Không’ của Nguyễn Ánh 9 và diva người Đài Loan – Đặng Lệ Quân

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc “Dạ Khúc Cho Tình Nhân” (Lê Uyên Phương)

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.