ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Tin Tức
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Chân dung những tiếng hát
    • Ca từ trong nhạc xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
  • Nghệ sĩ
    • Nhạc sĩ
    • Ca sĩ
  • Nhạc Tờ
  • Saigon Xưa
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Nhạc sĩ Ngọc Trọng và hiện tượng “Buồn Vương Màu Áo” thập niên 1990: Buồn vương màu áo hồng…

2021/03/16
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Nhạc sĩ Ngọc Trọng và hiện tượng “Buồn Vương Màu Áo” thập niên 1990: Buồn vương màu áo hồng…

Trong làng nhạc hải ngoại, nếu nhắc đến cái tên Ngọc Trọng thì không phải ai cũng biết đến, nhưng khi nghe những giai điệu đầu tiên của bài hát mang tên Buồn Vương Màu Áo mà ông sáng tác, thì chắc hẳn là ai cũng đã từng nghe qua vài lần, bởi vì vào thời kỳ đầu thập niên 1990, ca khúc này đã được thu đi thu lại rất nhiều lần từ nhiều ca sĩ, nhiều trung tâm băng nhạc:

Buồn vương màu áo hồng
Nước mắt theo em đi về với chồng
Giá băng cơn mộng
Một mình anh bước đi âm thầm

Ngày lê từng bước chậm
Phố cũ mênh mang trong chiều gió lộng
Bóng em đâu còn
Đợi chờ đã chín cơn mưa buồn

Con đường vắng
Dấu vết khi xưa bao đêm tâm tư trầm lắng
Phút ái ân xưa trong ta nghe sao sầu đắng
Bên bờ thương đau

Ôi đời sống
Có biết bao nhiêu đam mê trong ta thật ngắn
Vẫn mắt môi xưa đong đưa bóng đêm tàn phai
Sao giờ tê tái

Đời ta là chuỗi dài
Nối tiếp theo nhau bao lần lỡ dại
Thế thôi cũng đành
Cuộc tình mơ ước đã không thành

Buồn cho một kiếp người
Uống mãi cho say bao niềm tủi hận
Bóng đêm tơi bời
Và còn ai nữa trong cuộc đời


Click để nghe Ý Lan hát Buồn Vương Màu Áo

Ca sĩ – nhạc sĩ Ngọc Trọng tên thật là Nguyễn Ngọc Trọng, là em út của MC – nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn. Thời nhỏ ông đã thích nhạc và tự mày mò sau khi nghe nhạc ngoại quốc, sau đó tham gia đánh đàn ở nhà thờ. Khoảng cuối thập niên 1960, Ngọc Trọng là người đệm đàn trong băng nhạc tự thu của ca sĩ Giang Tử – một người bạn hàng xóm lúc đo vẫn chưa nổi tiếng.

Nhạc sĩ Ngọc Trọng rời Việt Nam khoảng năm 1979, sau khi trải qua các trại tị nạn, ông được đi định cư ở Canada, nơi người anh nổi tiếng của ông đã sang trước đó. Sống ở đây một thời gian, Ngọc Trọng quyết định đến Hoa Kỳ, nơi có sinh hoạt văn nghệ sôi động, để tìm cơ hội phổ biến một số tác phẩm mà ông đã sáng tác.

Thời còn trên đảo tị nạn, nhạc sĩ Ngọc Trọng thường sáng tác nhạc về quê hương. Tuy nhiên sau khi đặt chân lên xứ Canada, ông ngẫm nghĩ lại và nhận thấy trong nhạc Việt thì những bài để lại dấu ấn nhiều nhất thường là nhạc buồn. Nhạc vui cũng có nhiều bài nổi tiếng, nhưng không thể nhiều và được được nghe nhiều bằng nhạc buồn. Từ đó, ông bắt đầu có ý định sáng tác một bài hát có nội dung là nỗi buồn lúc tiễn người yêu bước lên xe hoa, tương tự như những bài đã trở thành bất hủ như là Tôi Đưa Em Sang Sông, Sang Ngang hoặc Chuyện Tình Buồn. Chỉ mất chưa đầy một tiếng, nhạc sĩ Ngọc Trọng đã viết xong bài Buồn Vương Màu Áo. Ông kể lại:

“Tôi thường có thói quen viết tương đối nhanh, không có gò bó sửa tới sửa lui. Khi có cảm hứng trào dâng là tôi viết liền. Tôi quan niệm là cảm xúc mạnh, lời và nhạc nó đến cùng một lúc”.


Click để nghe ca sĩ – nhạc sĩ Ngọc Trọng hát Buồn Vương Màu Áo

Buồn vương màu áo hồng
Nước mắt theo em đi về với chồng
Giá băng cơn mộng
Một mình anh bước đi âm thầm

Nhiều người đã tưởng rằng những câu hát bên trên phải được viết nên bởi một người đang bị dày vò ghê gớm bởi nỗi đau tình nào đó. Tuy nhiên theo lời nhạc sĩ Ngọc Trọng nói thì lúc đó ông không bị chuyện gì cả, đơn thuần chỉ là viết cho tâm trạng của một cô gái, khi bước lên xe hoa rồi mà vẫn ngập ngừng vì trong tim còn chút vương vấn tình xưa.

Sau khi sang Mỹ, tình cờ Ngọc Trọng gặp lại Lệ Thu và nhờ danh ca này phổ biến giúp. Ông đã đến nhà Lệ Thu và ôm đàn hát live 10 bài. Sau khi nghe xong, Lệ Thu với đôi tai tinh tường đã nhận lời ngay với bài Buồn Vương Màu Áo, vì tiên đoán được rằng bài hát này sẽ nổi tiếng. Lệ Thu sẵn sàng tự bỏ tiền để thu âm một ca khúc mới của một nhạc sĩ vô danh, sau đó đưa trung tâm Diễm Xưa phát hành. Qua giọng hát tuyệt vời của Lệ Thu, bài Buồn Vương Màu Áo nhanh chóng nổi tiếng.


Click để nghe Lệ Thu hát Buồn Vương Màu Áo

Thời gian sau đó, các nữ ca sĩ nổi tiếng nhất của hải ngoại là Ngọc Lan và Ý Lan đã đưa bài hát thực sự trở thành một hiện tượng của làng nhạc hải ngoại, và từ đầu thập niên 1990, hầu hết các ca sĩ hải ngoại đều thu âm bài hát này, được yêu thích nhất trong số đó là phiên bản của Vũ Khanh:


Click để nghe Vũ Khanh hát Buồn Vương Màu Áo

Dù không phải là sáng tác đầu tiên, nhưng Buồn Vương Màu Áo là ca khúc đầu tiên đưa tên tuổi của Ngọc Trọng bước vào làng nhạc, đến được với đông đảo khán giả. Đó là cái duyên may, nhưng cũng là một áp lực quá lớn cho sự nghiệp của nhạc sĩ Ngọc Trọng, bởi vì ông đã sáng tác đến 50 ca khúc, nhưng nhắc đến ông, người ta chỉ nhớ đến Buồn Vương Màu Áo. Tên tuổi của ông đã bị đóng dấu ấn định mệnh vào một ca khúc duy nhất, nên sau đó dù có những bài hát được đánh giá tốt, nhưng vẫn không thể nào vượt qua cái bóng quá lớn đó.

Sau khi Buồn Vương Màu Áo trở thành một hiện tượng, vào năm 1992, Ngọc Trọng viết một bài hát khác có nội dung nối tiếp với ca khúc này, đó là Sầu Vương Khói Mây, được dành riêng cho giọng hát Khánh Hà và Khánh Hà Production:


Click để nghe Khánh Hà hát Sầu Vương Khói Mây

Bài: Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

ShareTweetPin
Next Post
Cuộc đời và sự nghiệp của “đệ nhất danh ca” Thái Thanh (1934-2020)

Cuộc đời và sự nghiệp của "đệ nhất danh ca" Thái Thanh (1934-2020)

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Ca sĩ Phương Diễm Hạnh – Giọng ca ngọt ngào, da diết và sự tiếc nuối của người hâm mộ

Nhạc sĩ Ngọc Trọng và hiện tượng “Buồn Vương Màu Áo” thập niên 1990: Buồn vương màu áo hồng…

Khi ca sĩ Chế Linh hát nhạc của nhạc sĩ Tú Nhi

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Chế Linh – Hành trình từ vùng quê nghèo trở thành danh ca nhạc vàng

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Hoàng Oanh – Một huyền thoại của nhạc vàng

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Ngọc Lan – “Thương hoài đóa hoa mong manh”

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác chùm ca khúc “Nhớ Người Yêu” của nhạc sĩ Giao Tiên

Ảo ảnh cuộc tình

Hoàn cảnh ra đời Silent Night (Đêm Thánh Vô Cùng) – bài hát quen thuộc đêm Giáng Sinh được dịch ra 140 ngôn ngữ

Phân tích ý nghĩa trường ca Hòn Vọng Phu (Lê Thương) – Phần 2: Ai Xuôi Vạn Lý – Sự tích của núi sông

Bí ẩn câu chuyện “người trinh nữ tên Thi” trong 3 ca khúc của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ

Ca khúc “Em Lễ Chùa Này” (Phạm Thiên Thư – Phạm Duy) – Từ thơ đến nhạc và trở thành bất tử

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Giải nghĩa câu chữ trong các bài nhạc vàng nổi tiếng (Phần 1)

Giải nghĩa câu chữ trong các bài nhạc vàng nổi tiếng (Phần 4)

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh dương thiệu tước giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang huỳnh anh khánh ly lam phương le thu lê dinh lê minh bằng lê thương minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngô thụy miên ngọc lan nhạc tiền chiến phương dung phạm duy phạm thế mỹ phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thanh tuyền thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

Content Protection by DMCA.com

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Tin Tức
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Chân dung những tiếng hát
    • Ca từ trong nhạc xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
  • Nghệ sĩ
    • Nhạc sĩ
    • Ca sĩ
  • Nhạc Tờ
  • Saigon Xưa

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.