ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Nhạc sĩ Ngọc Chánh và những băng nhạc Shotguns lừng danh 50 năm trước

2021/03/13
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Nhạc sĩ Ngọc Chánh và những băng nhạc Shotguns lừng danh 50 năm trước

Thập niên 1960 ở miền Nam Việt Nam là thời kỳ vàng son của dĩa nhựa với hàng chục hãng thu âm cùng hoạt động rất sôi nổi, với những nhãn hiệu vẫn còn quen thuộc với người yêu nhạc cho đến nay là Asia Sóng Nhạc, Continental, Hãng Dĩa Việt Nam, Vô Tuyến, Tình Ca Hai Mười…

Sang thập niên 1970, dĩa nhựa bắt đầu dần thoái trào, nhường chỗ cho loại băng cối magnetic ưu việt hơn về khả năng lưu trữ, thời lượng của mỗi băng. Một trong những nhãn hiệu đầu tiên phát hành nhạc trên băng magnetic chính là Shotguns, bắt đầu xuất hiện từ năm 1969, được công chúng lẫn giới chuyên môn đánh giá cao về mặt nghệ thuật lẫn kỹ thuật.

Báo chí Sài Gòn thập niên 1970 đã gọi những băng nhạc Shotguns do nhạc sĩ Ngọc Chánh thực hiện là món ăn tinh thần quan trọng trong đời sống con người, chứa đầy những buồn vui hờn giận, là thương hiệu bảo chứng cho giá trị nghệ thuật cao của loại băng nhạc có các bài hát và bản thu âm được chọn lọc kỹ lưỡng, cùng hầu hết những ca sĩ nổi tiếng nhất của làng nhạc miền Nam thời vàng son.

Với chất lượng âm thanh 4 chiều chuyển động, tiền thân của surround sound sau này, các băng nhạc Shotguns của nhạc sĩ Ngọc Chánh thực thiện đã đi tiên phong trong việc tạo ra những sản phẩm âm nhạc có chất lượng tốt nhất thời bấy giờ.

Trong gần 6 năm, kể từ 1969 đến 1975, nhạc sĩ Ngọc Chánh đã thực hiện khoảng trên 30 băng nhạc Shotguns, đến nay đã hơn 40 năm kể từ ngày cuốn băng Shotguns cuối cùng được phát hành, nhưng đông đảo người yêu nhạc trước 1975 vẫn đang tìm nghe lại những băng nhạc này, như là tìm lại những giá trị xưa cũ không bị phai mờ theo thời gian.

Xem bài khác

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại

Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người

Về xuất xứ của tên gọi Shotguns, vào năm 1968, nhạc sĩ Ngọc Chánh là trưởng ban nhạc mang tên Shotguns, chuyên biểu diễn tại các club Mỹ, rồi sau đó là đóng đô hàng đêm ở vũ trường Queen’s Bee ở lầu 2 của thương xá Eden.

Theo nhạc sĩ Ngọc Chánh kể lại, lý do ông chọn cái tên Shotguns, đó là vì mục đích ban đầu của ban nhạc mà ông cùng với ca sĩ Pat Lâm thành lập là để chơi nhạc ở các club phục vụ cho quân nhân Mỹ, nên đã quyết định chọn tên của một bài nhạc Mỹ đình đám thời đó để làm tên ban nhạc.

Ban nhạc Shotguns có thời gian đã tập trung được những gương mặt ưu tú của làng nhạc Sài Gòn, như nhạc sư Lê Văn Thiện, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 chuyên về dương cầm, nhạc sĩ Xuân Tiên thổi sáo, nhạc sĩ Đan Thọ chuyên vĩ cầm, nhạc sĩ Hoàng Liêm chuyên guitar, saxo Trần Vĩnh, guitar bass Duy Khiêm, Cao Phi Long chuyên về trompet, cùng những tiếng hát lừng lẫy là Pat Lâm, Elvis Phương.

Một năm sau đó (1969), nhạc sĩ Ngọc Chánh bắt đầu sản xuất những băng nhạc đầu tiên, cũng chọn tên là Shotguns vốn đã quen thuộc trong làng nhạc vào thời đó. Tuy nhiên ông đã vấp phải những thất bại đầu tiên khi bước chân vào lĩnh vực mới này.

Băng nhạc Shotguns số 1 phát hành ngày 22 tháng 7 năm 1969 gồm 2 cuốn nhạc Việt và nhạc Mỹ riêng biệt, được thu âm ở phòng thu đường Bùi Hữu Nghĩa của một chuyên viên từng làm ở đài phát thanh Sài Gòn với phần hoà âm và ban nhạc do chính Ngọc Chánh đảm trách.

Trong cuốn băng Shotguns 1 nhạc Việt Nam, nhạc sĩ Ngọc Chánh chọn bản Một Trăm Phần Trăm (nhạc sĩ Tuấn Hải – Ngọc Sơn) để mở đầu. Đây là ca khúc nhạc lính rất nổi tiếng thời điểm đó với giọng ca Hùng Cường đang làm mưa làm gió trên thị trường nhạc, thường xuyên xuất hiện trên đài truyền hình và đài phát thanh, vì vậy nên nhạc sĩ Ngọc Chánh rất tin tưởng vào sự thành công của băng Shotguns 1 này.

Tuy nhiên thực tế hoàn toàn khác, cuốn băng đầu tay này của nhạc sĩ Ngọc Chánh bán được rất ít. Ông kể lại rằng trong một lần khi đi công tác ở Ban Mê Thuột đã mang theo 20 cuốn băng Shotguns 1 nhạc Việt Nam vào một club dành cho quân đội và gửi số băng này nhờ bán giùm. Bà chủ club này có chồng là Thiếu tá, ông nghe xong cuốn băng này liền nói bà vợ đem trả lại tất cả, với lý do là không chấp nhận bài Một Trăm Phần Trăm do Hùng Cường ca.

Ngoài ra thì cuốn Shotguns 1 Nhạc Mỹ cũng không bán được bao nhiêu. Kết quả là 2 cuốn băng Shotguns 1 bị lỗ nặng.

Thất bại này được nhà báo Nguyễn Việt giải thích là do trưởng ban Shotguns không tìm hiểu kỹ thị hiếu người mua băng nhạc khi bước chân vào lĩnh vực này. Trong cùng 1 băng, ông lại cho xuất hiện cùng lúc 2 trường phái âm nhạc khác nhau: Hùng Cường, Duy Khánh… xuất hiện cùng lúc với Thanh Lan, Khánh Ly, Elvis Phương… nên không được thính giả đón nhận.

Từ kinh nghiệm này, ở các chương trình sau đó nhạc sĩ Ngọc Chánh đã rất thận trọng khi chọn bài hát, ca sĩ. Ông tiếp tục cuốn Shotguns 4 (không có cuốn số 2 và số 3 vì muốn tránh xa cuốn số 1 thất bại) và bắt đầu bán được nhiều, có lợi nhuận để đầu tư tiếp. Cho đến cuốn Shotguns số 6 là Băng Vàng Shotguns 1970 thì thành công rực rỡ. Một tờ nhật báo bán chạy nhất lúc bấy giờ đưa tin về kỹ thuật thu âm tiên tiến của ban nhạc lần đầu có mặt ở Việt Nam, giới nghe âm nhạc bắt đầu chú ý và từ đó Shotguns trở thành nhãn hiệu băng được mọi người tin cậy, bán chạy nhất bấy giờ.

Cho đến ngày nay, người yêu nhạc vẫn còn nhắc đến các chương trình được gọi là “Băng Vàng” phát hành hàng năm để kỷ niệm ngày thành lập của trung tâm. Người yêu nhạc vẫn còn tìm nghe các chương trình “Xuân” và “Tất Niên” của Shotguns để mừng Tết Tây và ngày Tết Nguyên Đán của Việt Nam hay băng “Giáng Sinh” cho ngày lễ Noel.


Click để nghe băng Shotguns Giáng Sinh

Điểm khác biệt và là thế mạnh của băng Shotguns so với các nhãn hiệu băng khác, đó là bài hát được tuyển lựa rất kỹ lưỡng. Nhiều nghệ sĩ đã nhận xét rằng nhạc sĩ Ngọc Chánh có một khả năng thẩm âm rất đặc biệt không phải ai cũng làm được, ông có thể đoán biết giọng hát lạ có thể thành danh hay không, hoặc đoán biết trước một bài hát mới có ăn khách hay không. Nhờ vậy mà những cuốn băng Shotguns do ông làm ra đều là những tác phẩm âm nhạc hoàn hảo.

Ngoài ra, nhạc sĩ Ngọc Chánh có một ban nhạc riêng Shotguns, được xem là “đệ nhất ban nhạc”, nên có thể mạnh trong việc hòa thanh, thâu thanh, nâng tầm cho bài hát. Người hòa âm cho các băng nhạc thường là nhạc sư Lê Văn Thiện, một trong những nhạc sĩ hòa âm nổi tiếng nhất, hoặc chính nhạc sĩ Ngọc Chánh cũng tự hòa âm.

Một điều không thể không nhắc đến nữa là hầu hết những ca sĩ nổi tiếng nhất của các thế hệ khác nhau đều đã từng nhiều lần hát trong băng Shotguns, từ Thái Thanh, Khánh Ly, Lệ Thu, Duy Trác, Sĩ Phú cho đến Thanh Thúy, Hoàng Oanh, Trúc Mai, Hà Thanh, Thanh Lan, Chế Linh, Nhật Trường, Giao Linh, Hương Lan đến những ca sĩ “ruột” như Elvis Phương, Anh Khoa, Thái Châu, Dạ Hương…

Sau đây, mời các bạn nghe lại những băng nhạc Shotguns tiêu biểu:


Click để nghe Shotguns Băng Vàng 1970


Click để nghe Shotguns Băng Vàng 1971


Click để nghe Shotguns Băng Vàng 1974


Click để nghe băng Tân Niên 1971


Click để nghe băng Shotguns tiếng hát Elvis Phương


Băng Shotguns chủ đề Thương Ca


Click để nghe băng Tứ Quý


Click để nghe băng Tác Giả Tác Phẩm


Băng Shotguns 9


Băng Shotguns 8

nhacxua.vn biên soạn

ShareTweetPin

Xem bài khác

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại
Bàn Tròn Âm Nhạc

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại

Hơn 60 năm đã trôi qua kể từ ngày những bản Trịnh ca đầu tiên ra mắt công chúng, chưa...

by admin
June 25, 2022
Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người
Bàn Tròn Âm Nhạc

Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người

Nữ danh ca Thanh Thúy là một trong những ca sĩ nổi tiếng của dòng nhạc vàng, hát nhạc vàng...

by admin
June 22, 2022
Đôi nét về ca sĩ – nghệ sĩ Tài Lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Đôi nét về ca sĩ – nghệ sĩ Tài Lương trước 1975

Nghệ sĩ Tài Lương tên thật là Huỳnh Thị Tài Lương, sinh tại Sài Gòn, là chị ruột của nghệ...

by admin
June 21, 2022
Vĩnh biệt nghệ sĩ Tòng Sơn – Quái kiệt một thời
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nghệ sĩ Tòng Sơn – Quái kiệt một thời

Tin từ gia đình cho biết, nghệ sĩ Harmonica Tòng Sơn vừa qua đời chiều ngày 12/6/2022 tại nhà riêng,...

by admin
June 12, 2022
Bàn về việc sáng tác ca khúc xưa: “Giữ mãi tâm hồn luôn tươi xanh”
Bàn Tròn Âm Nhạc

Bàn về việc sáng tác ca khúc xưa: “Giữ mãi tâm hồn luôn tươi xanh”

Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ viết "Giáo Đường Im Bóng" vào lúc 17 tuổi. Nhạc sĩ Đặng Thế Phong viết...

by admin
June 12, 2022
Tiểu sử nhạc sĩ Đức Huy – “Người tình trăm năm” của âm nhạc
Bàn Tròn Âm Nhạc

Tiểu sử nhạc sĩ Đức Huy – “Người tình trăm năm” của âm nhạc

Nhạc sĩ Đức Huy là một trong những ca sĩ nhạc trẻ tiêu biểu của làng nhạc trẻ Sài Gòn...

by admin
June 9, 2022
Next Post
Nhạc sĩ Ngọc Chánh – Phạm Duy và tuyệt phẩm “Bao Giờ Biết Tương Tư”

Nhạc sĩ Ngọc Chánh – Phạm Duy và tuyệt phẩm "Bao Giờ Biết Tương Tư"

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Quốc Khanh & Hoàng Thục Linh – Cặp đôi đẹp của làng nhạc hải ngoại

Bộ sưu tập hình ảnh đẹp của danh ca Bạch Yến qua thời gian

Ca sĩ Kim Ngân – “Hồng nhan một thời, lầm lỡ một đời”

Thanh Vũ – Giọng hát tưởng chừng như đã bị lãng quên

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Hình ảnh “xưa và nay” của các ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng trước 1975 (Phần 3)

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Tuổi Biết Buồn” (Phạm Duy – Ngọc Chánh) – Buồn đã biết rồi từ thuở biết thương yêu…

Ảo ảnh cuộc tình

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Biển Nhớ” (nhạc sĩ Trịnh Công Sơn) – “Trời cao níu bước Sơn-Khê…”

Thi khúc và nhạc khúc “Ngậm Ngùi” (Huy Cận – Phạm Duy) – Nỗi đau của người anh trai thương em bằng trái tim của mẹ

Ca khúc “Bà Mẹ Quê” của nhạc sĩ Phạm Duy – Nhớ về những người mẹ tần tảo ở quê xưa

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc “Anh Cho Em Mùa Xuân” (Kim Tuấn – Nguyễn Hiền)

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê minh bằng lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh nhạc tiền chiến phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.