ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Cảm xúc âm nhạc

Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên và nỗi nhớ Sài Gòn: “Biết Bao Giờ Trở Lại”

2021/08/06
in Cảm xúc âm nhạc
Tuyển chọn những hình ảnh Sài Gòn xưa rợp bóng cây xanh

Sài Gòn là một thành phố đặc biệt, người ta không cần phải được sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn, mà chỉ cần có thời gian gắn bó với mảnh đất này thì vẫn có thể trở thành “Người Sài Gòn”, dù không phải là dân “chánh gốc”, nhưng những con đường và từng góc phố cũng sẽ trở nên thân thuộc với mỗi người như là một phần máu thịt.

Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên cũng là một người như vậy: sinh ra và lớn lên ở Hải Phòng, nhưng quãng thời gian đẹp đẽ nhất của cuộc đời là ở Sài Gòn. Ông từng tâm sự rằng mình đã được nuôi dưỡng bởi cái tánh khí bình dị, cái tinh thần mộc mạc của miền Nam, và đã có cả một thời mơ mộng, cả một tuổi trẻ với bao khát khao và mộng ước đầu đời ở thành phố Sài Gòn.

Sau năm 1975, khi chứng kiến những đổi thay của thời cuộc, ông đã sáng tác Em Còn Nhớ Mùa Xuân để nói về vẻ đẹp của Sài Gòn trong tâm tưởng:

Những thành phố em sẽ đi qua
Đây Paris, đây London, đây Vienne
Nhưng có đâu bằng Sài Gòn hôm qua…

Đến khi rốt cuộc đành xa Sài Gòn, phải rời nơi chốn yêu dấu đó thì ai mà tránh khỏi được những đau lòng và xót xa. Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên nói rằng trong nỗi nhớ thương tận cùng về quê hương, ông đã viết một số ca khúc cho Sài Gòn, nổi tiếng nhất trong số đó là Biết Bao Giờ Trở Lại:

Tôi đã đi, tôi vẫn đi mãi biết bao giờ trở lại
Sài Gòn ơi, sao em còn mãi trong tim tôi
Ôi những con đường ngày nào còn nghe lá rơi
Nụ cười còn tươi nét môi
Hay áo mầu phai úa rồi…

Xem bài khác

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài hát “Nếu Một Mai Em Sẽ Qua Đời” (nhạc sĩ Phạm Duy)

Ca khúc “Thương Tình Ca” và chuyện tình đặc biệt của nhạc sĩ Phạm Duy: “Nhịp chân êm êm thánh thót, đừng cho trăng tan dưới gót…”

Tôi đã đi, tôi vẫn đi mãi biết bao giờ trở lại
Hỏi lòng nhau cơn mưa nào xóa đi thương đau
Bao tháng năm dài miệt mài đời như khói sương
Nghìn trùng giòng sông vấn vương
Để nhớ thương lệ mắt buồn


Click để nghe Trần Thái Hòa hát Biết Bao Giờ Trở Lại

Bài hát là tâm sự của một người con tha hương, một bước rời đi là thành xa nghìn trùng không biết khi nào có thể trở lại. Sài Gòn được gọi bằng cái tiếng thân thương là “em”, vì đã xa rồi nên luôn tự hỏi rằng em có còn tươi nét vui như ngày cũ hay là đã bạc màu phai úa tấm áo sau những dạt trôi trên đường đời hư ảo tựa khói sương, đã nhuốm bao nhiêu đau thương và tủi hờn không có gì có thể xoa dịu.

Tôi vẫn mơ thành phố cũ lối xưa đi về
Dù hồn nghe tái tê, tìm đâu thấy những cơn mộng mê
Một ngày nào đó như cánh chim bạt gió
Có nghe mùa thu qua xót xa tình phôi pha

Tôi vẫn tin, tôi vẫn tin mãi sẽ có ngày trở lại
Để cùng em rong chơi tìm những cánh sao rơi
Cho tiếng hát buồn ngày nào nhịp vang phố vui
Nụ cười về trên nét môi
Hạnh phúc tôi, một góc trời

Dù có biền biệt viễn xứ, có đi xa bao lâu, thì Sài Gòn vẫn ở trong lòng người đi, vẫn mơ về đường phố cũ, tin rằng chắc chắn sẽ có ngày trở lại để nhìn lại thành phố được tái sinh, tiếng hát sầu buồn sẽ không còn, thay vào đó là nụ cười được trở lại trên môi người, nhịp vang trở lại trên phố vui…


Click để nghe Thế Sơn hát Biết Bao Giờ Trở Lại

Bài: Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

ShareTweetPin

Xem bài khác

Vĩnh biệt nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ – Tác giả “Giáo Đường Im Bóng”
Tin Tức

Vĩnh biệt nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ – Tác giả “Giáo Đường Im Bóng”

Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ - tác giả ca khúc bất tử Giáo Đường Im Bóng, đã tạ thế vào...

by admin
August 19, 2022
Nhạc sĩ Vinh Sử đang nửa tỉnh nửa mê vì bạo bệnh
Tin Tức

Nhạc sĩ Vinh Sử đang nửa tỉnh nửa mê vì bạo bệnh

Mang trong mình căn bệnh ung thư trực tràng đã 10 năm, hiện tại ở giai đoạn cuối, nhạc sĩ...

by admin
August 11, 2022
Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Tâm Sự Nàng Buram (nhạc sĩ Ngân Giang)
Xuất xứ bài hát

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Tâm Sự Nàng Buram (nhạc sĩ Ngân Giang)

Trong dòng nhạc vàng, có một chủ đề nhạc có thể ít người để ý đến, nhưng có khá nhiều...

by admin
August 4, 2022
Đôi nét về nhạc sĩ Ngân Giang, tác giả của Tôi Vẫn Nhớ, Đường Tình Đôi Ngả, Người Tình Không Đến…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Đôi nét về nhạc sĩ Ngân Giang, tác giả của Tôi Vẫn Nhớ, Đường Tình Đôi Ngả, Người Tình Không Đến…

Nhạc sĩ Ngân Giang là một trong những tên tuổi quen thuộc nhất của nhạc vàng Việt Nam thời kỳ...

by admin
August 2, 2022
Ông Tô Văn Lai (sáng lập trung tâm Thúy Nga) qua đời
Tin Tức

Ông Tô Văn Lai (sáng lập trung tâm Thúy Nga) qua đời

Ông Tô Văn Lai - sáng lập của hãng băng dĩa Thúy Nga (thành lập ở Sài Gòn) và trung...

by admin
July 20, 2022
Chuyện tình của nhạc sĩ Hoàng Trọng – “Ông vua nhạc tango”
Bàn Tròn Âm Nhạc

Chuyện tình của nhạc sĩ Hoàng Trọng – “Ông vua nhạc tango”

Nhạc sĩ Hoàng Trọng tên thật là Hoàng Trung Trọng, sinh năm 1922 tại Hải Dương. Ngay từ năm 16...

by admin
July 15, 2022
Next Post
Những ảnh đẹp xưa của Phan Rang – Tháp Chàm

Những ảnh đẹp xưa của Phan Rang - Tháp Chàm

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước – Tác giả của Đêm Tàn Bến Ngự, Tiếng Xưa…

Nhan sắc thời trẻ của Như Quỳnh hơn 30 năm trước qua loạt ảnh khi còn ở trong nước

Bộ sưu tập hình ảnh của 10 nữ ca sĩ hải ngoại xinh đẹp nhất

Bài thơ “Hai Sắc Hoa Ti-gôn” và những nghi án tình yêu ly kỳ xung quanh tác giả bí ẩn TTKh

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Tuổi Biết Buồn” (Phạm Duy – Ngọc Chánh) – Buồn đã biết rồi từ thuở biết thương yêu…

Cuộc đời buồn của nhạc sĩ Tô Thanh Sơn – Tác giả “Chút Kỷ Niệm Buồn”: Chiều nao anh với em nép bên thềm mưa hai đứa xem…

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Khóc Thầm” – Bài nhạc vàng buồn nhất của nhạc sĩ Lam Phương

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Giọt Lệ Đài Trang” (Châu Kỳ) – Còn đâu lá ngọc cành vàng…

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về Ướt Mi – “ca khúc đầu tay” của Trịnh Công Sơn viết về nữ danh ca Thanh Thúy

Câu chuyện tình bi thương của cô gái Nhật Bản cùng nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn – tác giả bài “Nắng Chiều”

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh nhạc tiền chiến phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.