ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Xuất xứ bài hát

Nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên và ca khúc “Trăng Mờ Bên Suối” – Tuyệt phẩm lãng mạn dành cho mối tình đầu

2019/05/04
in Xuất xứ bài hát
Nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên và ca khúc “Trăng Mờ Bên Suối” – Tuyệt phẩm lãng mạn dành cho mối tình đầu

Nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên sinh năm 1930, có nhiều sáng tác nổi tiếng từ trước năm 1954, nhưng khi nhắc đến Lê Mộng Nguyên, ai cũng đều nghĩ đến bài hát đầy lãng mạn thời tiền chiến là “Trăng Mờ Bên Suối”.

Ngoài sáng tác, nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên còn là một giáo sư, tiến sĩ Luật và Khoa Học Chính trị, được bầu vào Hàn lâm Viện Khoa học Hải ngoại của Pháp. Một điều bất ngờ nữa là mặc dù nhạc của ông được hát và yêu thích ở trong nước suốt hơn 70 năm qua, nhưng cũng trong 70 năm đó, ông chưa từng về Việt Nam một lần nào, kể từ khi sang Pháp du học năm 1950. Lê Mộng Nguyên còn là em ruột của người đạo diễn nổi tiếng miền Nam trước 1975 là Lê Mộng Hoàng, tác giả của cuốn phim nhựa Nắng Chiều với sự tham gia của đôi diễn viên tài hoa Hùng Cường – Thanh Nga.

Tiểu sử nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên được in trên tờ nhạc

Nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên tự học nhạc từ khi còn nhỏ, học đánh đàn mandoline với một người bạn học cùng lớp, sau đó còn học thêm guitar và violon. Ông sáng tác ca khúc đầu tay Xuân Tươi vào năm 15 tuổi ký bút hiệu là Lan Đào. Ngoài ra ông còn là tác giả của bài Mừng Khánh Đản, được sáng tác theo đề nghị của Thượng tọa Minh Châu vào năm 1948, nhân dịp khánh thành Chùa Từ Đàm.

Ca khúc nổi tiếng và được yêu thích nhất trong sự nghiệp của nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên là Trăng Mờ Bên Suối, được viết năm 1949 khi ông mới 19 tuổi. Bài hát nói lên nỗi lòng của tác giả khi nhớ người yêu, nhớ sông Hương núi Ngự trước khi lên đường sang Pháp du học vào năm 1950.

Trong một bức thư trả lời một người bạn, Lê Mộng Nguyên viết: “Bài trăng mờ bên suối viết ngày 13 tháng 11 năm 1949 (tôi còn giữ bản thảo), một buổi chiều không mưa ở nhà một mình tôi ở Huế (đường Gia Long), với cây lục huyền cầm Y Pha nho, vừa nhạc vừa lời song song với nhau, rất mau lẹ (từ 20 đến 30 phút là xong), trong một cuốn vở có phân ly (papier millimétré) đầy ký chú những bài học Lý Hóa ở trường Khải Định”. 

Xem bài khác

Hoàn cảnh sáng tác 2 ca khúc Đường Tình Đôi Ngả và Tình Nào Trong Mắt Em (nhạc sĩ Ngân Giang)

Ca khúc Kiếp Dã Tràng của nhạc sĩ Từ Công Phụng – Khi chuyện tình giống như loài dã tràng xe cát

Bối cảnh của bài hát là ở “bên suối”, nhưng kỳ thực là tác giả viết bên bờ sông Hương và tưởng tượng đến khung cảnh lãng mạn bên dòng suối róc rách. Có lẽ nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên đã linh tính về một sự đau khổ trong tương lai vì phải rời xa quê cha đất tổ trong năm sau đó (1950). Thời điểm viết bài hát, nhạc sĩ đang hẹn hò với cô gái Huế người hoàng tộc đương tuổi dậy thì, hai người thường hẹn hò gặp gỡ bên bờ sông Hương, ngay trước cổng trường Khải Định (nay là trường Quốc Học Huế) và Đồng Khánh (nay là trường Hai Bà Trưng), là 2 trường nam sinh và nữ sinh nổi tiếng nhất của xứ Huế, cũng là khởi nguồn của nhiều mối tình thơ mộng năm xưa.

Với trí tưởng tượng phong phú của một chàng nhạc sĩ 19 tuổi, nên những lần được gặp nhau bên bờ sông Hương những lúc chiều vàng khi vào trong bài hát đã trở thành sự gặp gỡ cuối cùng bên bờ suối vắng dưới ánh trăng mờ, ngay cả hoa lá cũng động lòng nức nở khóc nỗi chia ly.

Lời hát của Trăng Mờ Bên Suối cổ điển và lãng mạn, khá giống với bài hát Suối Mơ trước đó của nhạc sĩ Văn Cao.

TRĂNG MỜ BÊN SUỐI

Lê Mộng Nguyên

Người hẹn cùng ta đến bên bờ suối
Rừng chiều mờ sương ánh trăng mờ chiếu
Một đêm thiết tha rồi đây xa cách
Rồi đây hai ngả biết tới phương nào?

Mịt mùng ngàn thâu suối mơ trầm lắng
Lòng buồn từ ly nhớ nhung chiều vắng
Người ơi nhớ khúc nhạc lòng đêm ấy?
Ngàn đời vang nhắc bên suối trăng tà.

Suối mơ, lời hẹn ước ven bờ suối xưa
Nhớ chăng người phương xa trong khói điêu tàn?

Suối ơi, vờn theo bóng trăng vàng ngày xanh
Nào những lúc trên thuyền say sưa nhìn trăng vừa lên
Ai hay chia lìa, sương khói biên thùy
hiu hắt người đi sa trường xa

Một ngày xa nhau xóa bao hình bóng
Trời bày chia ly chi cho lòng héo
Giờ đây cách xa người quên hay nhớ
Ngày xưa còn đó trăng nước mong chờ.


Click để nghe Ngọc Hạ hát

Nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên kể lại: “Tôi vừa viết xong bài hát thì anh Lê Mộng Hoàng lúc ấy mới đi chơi về, hát thử ngay với giọng ténor léger của anh rất xúc cảm, tôi quyết định gửi cho danh ca Thu Hồ (tức nhạc sĩ Thu Hồ, cha của ca sĩ Mỹ Huyền) trình bày vào mấy hôm sau trên Đài Phát thanh Pháp Á (Radio France-Asie). Ngay từ dạo ấy, Trăng Mờ Bên Suối đã sảy khỏi tay tác giả để tự làm một cuộc đời danh vọng, vượt cả không gian và thời gian”.

Tuy được viết vào cuối năm 1949, nhưng Trăng Mờ Bên Suối được xếp vào thể loại nhạc tiền chiến vì ca từ và giai điệu tương đồng với loại nhạc này.


Click để nghe giọng hát của nhạc sĩ Mạnh Phát, hát Trăng Mờ Bên Suối trong đĩa đá thập niên 1950

Nhạc sĩ Trịnh Hưng kể lại lúc ông còn là văn công của Việt Minh trước năm 1954, ông đã được nghe nhiều người hát Trăng Mờ Bên Suối, mặc dù lúc đó thì Việt Minh đã cấm hát nhạc lãng mạn một cách gắt gao. Trong một lá thư mà nhạc sĩ Trịnh Hưng gửi cho Lê Mộng Nguyên vào ngày 14/03/1998, ông nói:

“Năm 1952 tôi về Thành, về Hà Nội, tôi đi đờn ở Dancing cho lính Tây nhảy, họ cũng có chơi ở đó cho ai nhảy slow, và tôi về nhà có dạy một số em học sinh đờn Hawaìi, họ học được ba tháng là thế nào cũng bắt tôi dạy họ bài Trăng Mờ Bên Suối của anh. Vì vậy tôi cứ tưởng là anh nhiều tuổi lắm. Khi đó tôi mới ngoài 20, tôi tưởng là một người làm được bài nhạc đó chắc là đã lớn rồi, chứ đâu có ngờ anh còn quá trẻ mà viết nhạc thành công quá sớm. Rồi vào Saigon thì bài nhạc đó cũng thịnh hành. Không một thanh niên hay thiếu nữ nào không biết đến và yêu thích Trăng Mờ Bên Suối”

nhacxua.vn biên soạn

Tags: lê mộng nguyên
Share1139TweetPin

Xem bài khác

No Content Available
Next Post
Ngô Viết Thụ – KTS người châu Á duy nhất đoạt giải Khôi nguyên La Mã

Ngô Viết Thụ - KTS người châu Á duy nhất đoạt giải Khôi nguyên La Mã

Comments 1

  1. Nguyễn Hiệp says:
    11 months ago

    Một tuyệt tác. Tôi mê từ thời Mẫu Giáo, tập vê mandolin và nhóc tì chả có tình đầu nào cả. 🥰

    Reply

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Ca khúc “Thương Người Ở Lại” – Sáng tác bị lãng quên của nhạc sĩ Anh Bằng – Lời tâm sự tiếp nối của “Nỗi Lòng Người Đi”

Đôi điều về giọng ca trẻ Hoàng Trang đang gây xôn xao với các ca khúc Da Vàng

Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn và ca khúc Nắng Chiều: “Qua bến nước xưa lá hoa về chiều…”

Nhạc sĩ Duy Khánh và 10 bài nhạc vàng hay nhất viết về miền Trung

Cuộc đời tài hoa và khốn khó của thi sĩ A Khuê – tác giả của “Về Đây Nghe Em”

Đôi song ca hai con lạc đà – Chế Linh & Giang Tử và ca khúc “Nỗi Buồn Sa Mạc”

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Phân tích ý nghĩa trường ca Hòn Vọng Phu (Lê Thương) – Phần thứ nhất: “Vui ca xang rồi đi tiến binh ngoài ngàn…”

Câu chuyện tình bi thương của cô gái Nhật Bản cùng nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn – tác giả bài “Nắng Chiều”

Hoàn cảnh sáng tác bài hát “Giã Từ” và cuộc tình buồn của nhạc sĩ Tô Thanh Tùng

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc Sơn Nữ Ca (Trần Hoàn) – “Sơn nữ ơi, hoàng hôn xuống dần đợi chờ ai đây?”.

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Chỉ Chừng Đó Thôi” (Phạm Duy) – Cả triệu người yêu nhau, còn ai là không thấu?

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Bài Không Tên Số 5” (Vũ Thành An) – Hãy cố yêu người mà sống, lâu rồi đời mình cũng qua

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.