ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca sĩ Bảo Yến và dòng nhạc Gò Công của một thời

2019/09/28
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca sĩ Bảo Yến và dòng nhạc Gò Công của một thời

Nhắc đến nhạc sĩ Hoàng Phương, người ta thường nhớ đến ca khúc quen thuộc Hoa Sứ Nhà Nàng trước 1975 đã được phổ biến sâu rộng từ thành thị cho đến thôn quê. Tuy nhiên dường như đó chỉ là ca khúc trước 1975 nổi tiếng duy nhất của ông. Phải đến giữa thập niên 1980, nhạc sĩ Hoàng Phương mới thêm một lần nữa tạo được hiện tượng âm nhạc hiếm thấy với “băng nhạc Gò Công” rất được yêu thích qua giọng hát của Bảo Yến, Nhã Phương và nhiều bài hát viết về quê hương Gò Công như Biển Tím, Thương Một Người Ở Xa, Ánh Mắt Quê Hương, Chuyện Tình Hoa Muống Biển, Thuyền Giấy Chiều Mưa, Chung Một Dòng Sông, Chung Vầng Trăng Đời, Chiều Hè Trên Bãi Biển…

Nhạc sĩ Hoàng Phương gần như cả đời chỉ gắn bó với 1 vùng đất là Gò Công. Ông được sinh ra ở xóm Cầu Muống, xã Tân Thành, cách thị xã Gò Công 17km, trong gia đình nhiều đời đã sinh sống ở vùng này. Trải qua một cuộc đời với nhiều biến cố, cuối cùng ông cũng nằm lại trên chính phần đất mà cha mẹ để lại, đằng sau căn nhà vách nứa đơn sơ như là một chòi nhỏ.

Con trai của nhạc sĩ Hoàng Phương là anh Hoàng Tùng kể lại, lúc ông sắp mất, Hoàng Tùng hỏi: “Sao ba muốn nằm trong vườn của ông bà nội?”. Nhạc sĩ trả lời: “Đây là quê nội, ba muốn nằm ở đây để đêm đêm nghe sóng vỗ về như lời bài hát ba viết trong Chuyện Tình Hoa Muống Biển”.

Dòng nhạc của Hoàng Phương, đặc biệt là những ca khúc được gọi tên là “dòng nhạc Gò Công”, lúc nào cũng trữ tình và êm ả như là con sông quê hiền hòa, như bờ biển Gò Công dịu êm, với những mối tình thật thà, nhẹ nhàng thắm đượm tình quê. Nhạc về vùng đất Gò Công có thể không nhiều và nổi tiếng bằng nhạc viết về các địa danh khác, nhưng hình như chỉ có nhạc của Hoàng Phương mới được gọi bằng một cái tên rất riêng là “dòng nhạc Gò Công”, điều đó thật đặc biệt, khẳng định được nét độc đáo trong những ca khúc trữ tình quê hương này.

Từ sau năm 1975, nhạc sĩ Hoàng Phương gần như hoàn toàn gác lại âm nhạc để mưu sinh. Khác với nhiều nhạc sĩ khác, ông trở nên khá giả nhờ nghề sửa đồng hồ, tích cóp tiền đủ tiền để đến năm 1985 mở được hai tiệm vàng là Kim Hoàng và Toàn Tân. Ông có xe hơi, có nhiều nhà mặt tiền và cuộc sống sung túc. Mặc dù vậy, hình như trong tâm tư của ông lúc nào cũng mong ngóng được có dịp sống để lại được niềm đam mê sáng tác nhạc.

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Đến khoảng năm 1986, một lần tình cờ nghe ca khúc Hoa Sứ Nhà Nàng của ông sáng tác nhiều năm về trước, nay được phát trên đài phát thanh, ông cảm thấy rất vui sướng và có lại niềm cảm hứng để sáng tác liền một mạch hàng chục bài hát. Ông bỏ hết cả công việc làm ăn đang thuận lợi để viết nhạc, tự bỏ tiền dàn dựng, biểu diễn các bài hát mới sáng tác và liên hệ với phòng Văn hóa thông tin địa phương để phát cho người dân Gò Công thưởng thức, tuy nhiên công chúng đón nhận việc này rất hời hợt. Sau khi tìm hiểu cặn kẽ, nhạc sĩ Hoàng Phương hiểu ra lý do là vì ông không phải là nhạc sĩ chuyên về hòa âm, nên bài hát được biểu diễn nghiệp dư và thiếu sức sống, không thể chinh phục được khán giả.

Không nản chí, ông lặn lội lên Sài Gòn tìm gặp những người bạn cũ là nhạc sĩ Quốc Dũng, Lê Hựu Hà để nhờ hòa âm, sẵn tiện nhờ ca sĩ Bảo Yến (vợ Quốc Dũng) và em gái là Nhã Phương hát và thu thành băng cassette.

“Băng nhạc Gò Công” cuối cùng cũng hoàn chỉnh sau nhiều tháng nhạc sĩ Hoàng Phương phải vất vả bỏ hết việc buôn bán để đi đi về về giữa Sài Gòn và Gò Công trong mấy tháng. Băng nhạc được phát thử cho công chúng nghe lần đầu ở rạp Chiến Thắng (Gò Công) vào trước và sau giờ chiếu phim. Khán giả lúc đó đã rất ngạc nhiên và thích thú khi được nghe tiếng hát ngọt ngào, truyền cảm của ca sĩ Bảo Yến và Nhã Phương phát ra từ chiếc loa trước rạp những giai điệu nhạc quê hương trữ tình và tha thiết, phù hợp với thị hiếu của công chúng. Sau đó, băng nhạc còn được phát trên Đài truyền thanh địa phương, rồi theo những chuyến xe miền Tây lan rất nhanh xuống tận Cà Mau, sau đó còn ra tận các tỉnh phía Bắc. Địa danh Gò Công bỗng chốc được cả nước nhắc đến qua âm nhạc Hoàng Phương.

Đó là thời điểm mà người dân đang rất thèm được nghe dòng nhạc trữ tình quê hương sau nhiều năm bị kỳ thị hoặc bị cấm, nên băng nhạc được đầu tư rất bài bản này như cá gặp nước, được tìm nghe và nhanh chóng trở thành một hiện tượng. Băng nhạc Gò Công cũng góp phần đưa tên tuổi Bảo Yến trở thành ngôi sao số 1 của dòng nhạc trữ tình thập niên 1980. Giọng hát của cô thời đỉnh cao chất chứa được nhiều tâm sự, đượm buồn và đầy những hoài niệmm là mon ăn tinh thần không thể thiếu với thế hệ khán giả yêu nhạc hơn 30 năm về trước. Mời bạn nghe lại video tiếng hát Bảo Yến và những bài hát Gò Công sau đây:


Click để nghe

Bài: Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

Tags: hoàng phương
Share705TweetPin

Xem bài khác

Hoa Sứ Nhà Nàng – Bài nhạc vàng nổi tiếng nhất trong nước thập niên 1980
Bàn Tròn Âm Nhạc

Hoa Sứ Nhà Nàng – Bài nhạc vàng nổi tiếng nhất trong nước thập niên 1980

Nhiều người cho rằng Hoa Sứ Nhà Nàng là bài nhạc vàng nổi tiếng nhất ở trong nước vào thập...

by admin
October 19, 2020
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoàng Phương – Tác giả “Hoa Sứ Nhà Nàng” và dòng nhạc Gò Công một thời
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoàng Phương – Tác giả “Hoa Sứ Nhà Nàng” và dòng nhạc Gò Công một thời

Nhắc đến nhạc sĩ Hoàng Phương, hầu như ai cũng nhớ đến bài hát Hoa Sứ Nhà Nàng đầu tiên....

by admin
October 18, 2020
Hoàng Phương
Nghệ sĩ

Hoàng Phương

Hoàng Phương (1943-2002) là một nhạc sĩ nổi tiếng với các sáng tác về tình yêu đôi lứa và quê...

by admin
February 22, 2013
Next Post
Nhạc sĩ Hà Phương (tác giả “Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ”) nhập viện cấp cứu vì bị tai biến

Nhạc sĩ Hà Phương (tác giả "Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ") nhập viện cấp cứu vì bị tai biến

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Nhạc Phạm Duy, tiếng hát Duy Quang và bộ “tam khúc” Nguyễn Tất Nhiên

Nghe lại những bài hát quê hương hay nhất của nhạc sĩ Bắc Sơn

Tiểu sử ca sĩ hải ngoại Thế Sơn

Nghe nhạc vàng được hát bằng giọng Quảng Nam: Duyên Kiếp, Tình Bơ Vơ… (ca sĩ Ánh Tuyết)

Chuyện tình “Trai tài – Gái tài sắc” Minh Trang và Dương Thiệu Tước trong bài báo 60 năm trước

Làn sóng các ca sĩ hải ngoại đổ xô về Việt Nam hoạt động sau khi làng nhạc hải ngoại bị thoái trào

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Ca khúc “Phiên Gác Đêm Xuân” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông – Bài nhạc xuân đầu tiên của dòng nhạc vàng

Hoàn cảnh sáng tác “Bây Giờ Tháng Mấy” – Ca khúc đầu tay của nhạc sĩ Từ Công Phụng năm 18 tuổi

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài Cát Bụi (Trịnh Công Sơn) – Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi?

Nhạc sĩ Mặc Thế Nhân và cuộc tình buồn trong 2 ca khúc “Em Về Với Người” và “Cho Vừa Lòng Em”

Ca khúc Nhớ Nhau Hoài – Gió Về Miền Xuôi và mối giao cảm nghệ thuật của nhạc sĩ Anh Việt Thu và Thiên Hà

Nguồn gốc của câu chuyện về Áo Lụa Hà Đông trong thơ và nhạc 50 năm trước

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.