Nhạc sĩ Hoài Linh – người viết nhạc vàng bay bổng và đầy chất thơ

Nhạc sĩ Hoài Linh là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng nhất của dòng nhạc vàng với nhiều bài hát bất tử. Ngoài những bài được sáng tác riêng như Căn Nhà Màu Tím, Áo Em Chưa Mặc Một Lần, Nhịp Cầu Tri Âm, Lính Nghĩ Gì, Cô Bé Ngày Xưa, Hai Đứa Giận Nhau… ông còn nổi tiếng với việc đặt lời hát cho nhạc của người khác như Biệt Kinh Kỳ, Về Đâu Mái Tóc Người Thương, Chuyến Tàu Hoàng Hôn, Sầu Tím Thiệp Hồng…

Những sáng tác của nhạc sĩ Hoài Linh không chỉ hấp dẫn khán giả bởi giai điệu lãng mạn mà lời ca cũng đầy ý nghĩa, sâu sắc. Vì vậy, nhạc sĩ Hoài Linh nổi tiếng là nhạc sĩ có tài đặt tựa bài hát và viết lời ca khúc hay nhất lúc bấy giờ. Lời ca của Hoài Linh được đánh giá là bay bổng, có vần có điệu. Mỗi lần soạn nhạc, ông viết ra giấy cả một lô danh từ hay tính từ cùng vần với câu trên để ông để lựa chọn. Nhiều nhạc sĩ đã nhờ ông viết lời nhạc của mình như Minh Kỳ, Tuấn Khanh, Song Ngọc, Mạnh Phát, Nguyễn Hiền…

Một ví dụ tiêu biểu cho cách đặt lời nhạc đầy chất thơ của nhạc sĩ Hoài Linh là bài Về Đâu Mái Tóc Người Thương – có thể xem là bài hát nhạc vàng được nhiều người hát nhất cả ở trong nước lẫn hải ngoại. Bài nhạc này có vần điệu như một áng thơ lãng mạn:

Hồn lỡ sa vào đôi mắt em
Chiều nao xõa tóc ngồi bên rèm
Thầm ước nhưng nào đâu dám nói
Khép tâm tư lại thôi
Đường hoa vẫn chưa mở lối

Đời lắm phong trần tay trắng tay
Trời đông ngại gió lùa vai gầy
Lầu kín trăng về không lối chiếu
Gác cao ngăn niềm yêu
Thì thôi mơ ước chi nhiều…


Click để nghe Hoàng Oanh hát Về Đâu Mái Tóc Người Thương trước 1975

Danh ca Phương Dung chia sẻ: “Nhạc sĩ Hoài Linh có tài viết lời nhạc rất hay, dễ đi vào lòng người, mỗi câu từ đều có sự chau chuốt kỹ lưỡng. Trước khi đưa bài hát cho ai thể hiện ông đều chia sẻ cái ý sáng tác của mình để ca sĩ hiểu và truyền đạt rõ hơn, cảm xúc hơn”.

Nhạc sĩ Hoài Linh tên thật là Lê Văn Linh, sinh năm 1925 và qua đời ngày 30 tháng 4 năm 1995. Trước năm 1975, ông hoạt động trong đoàn văn nghệ Vì Dân (thuộc Nha Cảnh sát Quốc gia) với cấp bậc Trung úy dưới quyền điều khiển của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông. Ông còn có bút danh khác là Nguyên Lễ, Vọng Châu…

Bắt đầu sáng tác vào năm 1955, nhạc của Hoài Linh ảnh hưởng bởi lời ca các bài hát giai đoạn trước đó: lãng mạn và chưa vương khói lửa của ly loạn. Ca khúc nổi tiếng nhất của ông giai đoạn này là Em Ơi! Nếu Đừng Dang Dở.

Đầu thập niên 1960, ông chuyển sang dòng nhạc vàng và nhanh chóng nổi tiếng với nhạc phẩm Sầu Tím Thiệp Hồng (đồng tác giả với Minh Kỳ). Từ đó cho đến 1975, ông liên tục cho ra đời những tác phẩm được thính giả khắp nơi yêu thích.

Nhạc của Hoài Linh mang nhiều chủ đề, từ tình cảm đôi lứa như: Áo Em Chưa Mặc Một Lần, Thiệp Hồng Anh Viết Tên Em, Về Đâu Mái Tóc Người Thương, Giọt Lệ Vu Quy, Căn Nhà Màu Tím, Hai Đứa Giận Nhau, Nhịp Cầu Tri Âm, Chuyện Đêm Mưa…, đến chủ đề về người lính như: Xin Tròn Tuổi Loạn, Lính Nghĩ Gì, Lá Thư Trần Thế, Tám Nẻo Đường Thành…

Theo mô tả của nhạc sĩ Lê Dinh và nghệ sĩ Tâm Phan thì giữa ngoại hình và nội tâm của Hoài Linh tương phản lẫn nhau. Ông ăn mặc xuề xòa, lại có dáng con nhà võ, không giống với truyền thống tươm tất, lịch lãm của làng ca nhạc. Trong nhiều năm quen biết, nhạc sĩ Lê Dinh chỉ thấy ở Hoài Linh một kiểu ăn diện duy nhất, đó là áo sơ-mi bỏ ngoài quần. Thế nhưng khi ôm đàn, cầm bút viết lời ca cho các sáng tác của mình, cũng như của các nhạc sĩ bạn, Hoài Linh đã trở thành một con người khác.

Nhạc sĩ Hoài Linh là một trong những nhạc sĩ có nhiều bài hát nhạc vàng nổi tiếng nhất, nhưng lại cũng khá kín tiếng và khán giả biết rất ít thông tin về ông. Ngay cả năm sinh của ông cũng mỗi nơi ghi 1 thông tin khác nhau. Trong chương trình truyền hình trên đài Vĩnh Long hồi năm ngoái, những người con gái của nhạc sĩ đã chia sẻ một số thông tin về đời sống riêng tư của ông. Theo đó ông được mô tả là một người đàn ông của gia đình, vô cùng thương yêu vợ con. Ngoài việc là trụ cột về tài chính trong gia đình, nhạc sĩ Hoài Linh còn tự tay chăm sóc 8 người con rất chu đáo từ miếng ăn và giấc ngủ, đi chợ nấu cơm, không việc gì trong gia đình là ông không làm.

Gia đình nhạc sĩ Hoài Linh với 8 người con

Cũng trong chương trình này, con gái của nhạc sĩ Hoài Linh tiết lộ bài hát Thiên Duyên Tiền Định là một sáng tác của ông và lấy bút danh là Trang Dũng Phương. Tuy nhiên, có lẽ đây là một sự nhầm lẫn vì lúc sinh thời, cố nhạc sĩ Hoài An đã từng xác nhận Trang Dũng Phương là một bút danh khác của ông. Còn bài hát Thiên Duyên Tiền Định là một sáng tác chung của cả 2 nhạc sĩ Hoài An và Hoài Linh, được ký với 2 bút danh là Trang Dũng Phương và Nguyên Lễ, trong đó Trang Dũng Phương là Hoài An, còn Nguyên Lễ là Hoài Linh.

Con gái của nhạc sĩ Hoài Linh còn xác nhận một thông tin khác là ông có một bút danh nữa là Vọng Châu. Bút danh này được ghi trong 1 bài hát duy nhất, đó là sáng tác nổi tiếng được viết chung với nhạc sĩ Song Ngọc và ký tên là Song Ngọc – Vọng Châu, là bài hát Nó Và Tôi.

Ngoài bài hát này, nhạc sĩ Hoài Linh còn hợp tác cùng nhạc sĩ Song Ngọc hai bài hát rất nổi tiếng khác nữa là Một Chuyến Bay ĐêmChúng Mình Ba Đứa. Hoàn cảnh sáng tác của những bài hát này cũng khá đặc biệt và sẽ được nhắc tới trong một bài viết khác.

Nếu nhắc đến những sáng tác nổi tiếng của nhạc sĩ Hoài Linh, chúng ta phải chia ra thành 2 loại: Một loại là các bài hát ông sáng tác một mình, một loại khác là ông viết lời cho nhạc của người khác. Dù ở loại nào thì nhạc sĩ Hoài Linh cũng vô cùng thành công với nhiều bài hát đi vào lòng người.

Những bài hát nổi tiếng được Hoài Linh sáng tác 1 mình:

Những bài hát viết lời:

Với Minh Kỳ:

Nhạc sĩ Hoài Linh và Minh Kỳ – 2 nhạc sĩ thiên tài đã sáng tạo ra Chuyến Tàu Hoàng Hôn, Sầu Tím Thiệp Hồng

Với Song Ngọc:

Với Mạnh Phát:

Với Tuấn Khanh:

Với Tấn An:

Ngoài ra còn có:

Đông Kha – nhacxua.vn

Exit mobile version