ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Nhà thơ Cung Trầm Tưởng và chuyện tình “Trời mùa Đông Paris suốt đời làm chia ly…”

2019/12/09
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Nhà thơ Cung Trầm Tưởng và chuyện tình “Trời mùa Đông Paris suốt đời làm chia ly…”

Cung Trầm Tưởng là một nhà thơ rất quen thuộc từ đầu thập niên 1960 ở Sài Gòn với những dòng thơ lãng mạn. Tên tuổi ông nhanh chóng tràn vào giới thanh niên trí thức thời bấy giờ khi ông từ Pháp trở về Việt Nam cùng không khí lãng mạn của phong trào thơ mới, lúc đó vẫn còn ảnh hưởng nhiều đến thanh niên trí thức Việt Nam. Nhắc đến Cung Trầm Tưởng thời đó, mọi người đều biết đến những bài thơ được Phạm Duy phổ nhạc là Mùa Thu Paris, hoặc Chưa Bao Giờ Buồn Thế với “Ga Lyon đèn vàng” và “Lên xe tiễn em đi chưa bao giờ buồn thế…”

Ngay cái tên của nhà thơ cũng đã ấn tượng đối với nhiều người vì chất văn học rất đậm trong mỗi chữ: Cung Trầm Tưởng.

Nhà thơ Cung Trầm Tưởng

Cung Trầm Tưởng tên thật là Cung Thức Cần, sinh ngày 28 tháng 2 năm 1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi (1947), ông bắt đầu làm thơ, và có tập thơ đầu tay tên là “Sóng Đầu Dòng”. Năm 1949, ông rời Hà Nội vào Sài Gòn, học tiếp trung học tại trường Chasseloup Laubat.

Năm 1952, sau một năm học đại học, ông sang Pháp du học, tốt nghiệp Kỹ Sư tại Trường Võ Bị Không Quân ở Salon-de-Provence. Đến năm 1957 thì trở lại Sài Gòn và phục vụ trong binh chủng không quân trong được 23 năm.

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Trong số những bài thơ được phổ nhạc của Cung Trầm Tưởng, có lẽ ai cũng biết đến 2 ca khúc Mùa Thu Paris và Tiễn Em của nhạc sĩ Phạm Duy, phổ từ bài thơ Chưa Bao Giờ Buồn Thế:

Ngôn ngữ trong 2 bài thơ này thật ra không phải mới lạ hay phá cách để nổi tiếng, mà được giới trẻ đón nhận một cách thích thú vì một chi tiết trước đó chưa bao giờ xảy ra, đó là:

Một chàng thanh niên Việt Nam du học có người yêu bên Pháp với tóc vàng mắt xanh… hai người yêu nhau và chính những cuộc chia tay trên ga vắng đã thi vị hóa câu chuyện để nó trở thành một mode mới trong đời sống thanh niên thời bấy giờ. Bài thơ như một trang sách mới cùng những con đường lạ lẫm bên trời Tây mở ra cho giới trẻ và đâu đó người đọc cảm thấy phần nào hả hê bù đắp lòng tự ái dân tộc đã bị mất mát khá nhiều dưới gót giày được gọi là khai hóa văn minh của thực dân Pháp.

Mùa thu Paris
Mùa thu Paris
Trời buốt ra đi
Hẹn em quán nhỏ
Rưng rưng rượu đỏ tràn ly

Mùa thu đêm mưa
Phố cũ hè xưa
Công trường lá đổ
Ngóng em kiên khổ phút, giờ

Mùa thu âm thầm
Bên vườn Lục-Xâm
Ngồi quen ghế đá
Không em buốt giá từ tâm

Mùa thu nơi đâu?
Người em mắt nâu
Tóc vàng sợi nhỏ
Mong em chín đỏ trái sầu

Mùa thu Paris
Tràn dâng đôi mi
Người em gác trọ
Sang anh, gót nhỏ thầm thì

Mùa thu không lời
Son nhạt đôi môi
Em buồn trở lại
Hờn quên, hối cải cuộc đời

Mùa thu! mùa thu
Mây trời âm u
Yêu người độ lượng
Trông em tâm tưởng, giam tù

Mùa thu!…
Trời ơi! Tình thu!


Thái Thanh hát Mùa Thu Paris

Nhà thơ Cung Trầm Tưởng chia sẻ kỷ niệm về bài thơ này:

“Tôi làm những bài thơ về Paris đó là có thật. Lẽ dĩ nhiên khi làm thơ thì mình cũng lý tưởng hóa nó một chút, tất cả về tóc vàng mắt xanh là có thật. Thời đó tôi học ở trường Pháp cứ bị mang tiếng là Tây con, đã sẵn có ngôn ngữ Pháp và văn hóa Pháp thấm nhuần trong người thành ra sang bên đó mình không bị lạ lẫm. Tôi gặp một số mối tình dù rằng không vĩnh viễn nhưng nó đánh giá những kỷ niệm đầu đời của mình”.

Kỷ niệm đầu đời cùng các mối tình tóc vàng mắt xanh ấy đã là nguồn cảm hứng cho nhiều bài thơ của Cung Trầm Tưởng vào thời mới lớn. Những chiếc ga nhỏ nằm trơ trọi giữa mùa đông nước Pháp đã từng chứng kiến biết bao cuộc chia tay trước đó, lại một lần nữa nhìn ngắm mối tình dị chủng giữa một chàng trai một đất nước bị trị và một cô gái tóc vàng, đại diện cho văn hóa và nếp sống phương Tây.

Từ đây trong hơi thở rẽ chia ấy, bắt đầu một thấm đượm khác nối liền hai bờ đại dương. Và cũng bắt đầu một vói ra ngoài, một trằn trọc mới đối với hàng triệu thanh niên Sài Gòn thời bấy giờ.

Lên xe tiễn em đi
Chưa bao giờ buồn thế
Trời mùa đông Paris
Suốt đời làm chia ly

Tiễn em về xứ mẹ
Anh nói bằng tiếng hôn
Không còn gì lâu hơn
Một trăm ngày xa cách

Ga Lyon đèn vàng
Tuyết rơi buồn mênh mang
Cầm tay em muốn khóc
Nói chi cũng muộn màng

Hôn nhau phút này rồi
Chia tay nhau tức khắc
Khóc đi em. khóc đi em
Hỡi người yêu xóm học

Để sương thấm bờ đêm
Đường anh đi tràn ngập lệ buồn em…

Ôi đêm nay
Chưa bao giờ buồn thế
Trời mùa đông Paris
Suốt đời làm chia ly

Tàu em đi tuyết phủ
Toa anh lạnh gió đầy
Làm sao anh không rét
Cho ấm mộng đêm nay
Và mơ ngon trên khắp nẻo đường rầy !

Trời em mơ có sao
Mình anh đêm ở lại
Trời mùa đông Paris
Không bao giờ có sao

Trời mùa đông Paris
Chưa bao giờ buồn thế!


Sĩ Phú hát Tiễn Em

Bài thơ có câu “hỡi người yêu xóm học, để sương thấm bờ đêm…” – “Xóm học” được tác giả giải thích là khu đại học ở Paris.

“Xưa mẹ” trong câu “Tiễn em về xứ mẹ” không phải là xứ mẹ đất Việt, mà Cung Trầm Tưởng giải thích đó là miền Nam nước Pháp, quê hương của cô gái “tóc vàng sợi nhỏ”. Ông nói:

“Mùa Ðông Paris thời đó không khí thường bị ô nhiễm; và phổi nàng – người con gái gây cảm hứng khiến tôi làm bài thơ – không được mạnh và nàng lại bị suyễn nữa, vì thế bác sĩ khuyên là trong ba tháng mùa Ðông, nàng nên đi về miền Địa Trung Hải để hưởng không khí trong sạch. Ba tháng xa cách, thế nhưng thời đó tuổi trẻ lắm lúc đam mê và cũng hơi cường điệu, tôi có cảm tưởng xa nhau biền biệt, nên mới trải tâm sự thành bài thơ”.

Khi đi tàu điện từ Paris về vùng phía Nam nước Pháp phài lên ga Lyon, nên có câu thơ rất lãng mạn: “Ga Lyon đèn vàng, tuyết rơi buồn mênh mang…”. Ga Lyon này không phải là thành phố Lyon như nhiều người tưởng, mà ga này có tên chính thức là Paris-Gare-de-Lyon, là một trong sáu ga xe lửa tuyến chính lớn ở Paris – thủ đô nước Pháp.

“Ga Lyon đèn vàng”

Người yêu thơ Cung Trầm Tưởng không dễ gì quên cô gái tóc vàng bên trời Tây cách đây 60 năm để chia sẻ những cảm nhận của nhà thơ những hình ảnh của các cô gái Sài Gòn ngày nay.

Tiếng còi tàu vẫn chứng tỏ ma lực của nó quyến rũ người đọc thơ đến mức sau bằng ấy năm, hình như mỗi lần nghe lại bản nhạc Tiễn Em do nhạc sĩ Phạm Duy phổ từ bài thơ “Chưa Bao Giờ Buồn Thế” của ông, người nghe vẫn cảm thấy hình như đang dấy lên nỗi buồn man mác.

Nỗi buồn không tên nhưng có thật. Và nó vẫn ở đấy trong bất cứ người nào nếu từng thừa nhận rằng sự chia tay nào cũng đều rơi nước mắt…

nhacxua.vn tổng hợp
Nguồn: bacsiletrungngan.wordpress.com/

Share1801TweetPin

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương
Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Càng nhìn em yêu em hơn và yêu em mãi Dù phút êm đềm xa xưa nay đã đi vào...

by admin
March 9, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Ngọc Chánh (Ban Shotguns) – Tác giả của Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Tuổi Biết Buồn…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Nhạc sĩ Ngọc Chánh, tên tuổi gắn liền với ban Shotguns trước 1975, đã vừa qua đời tại Nam California...

by admin
January 8, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)

Nhạc sĩ Lam Phương là một trong những tên tuổi nổi bật nhất của làng nhạc Sài Gòn trước năm...

by admin
December 22, 2022
Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi
Tin Tức

Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi

Nhạc sĩ Hà Phương, tác giả của những ca khúc nhạc vàng quen thuộc là Mưa Qua Phố Vắng, Mùa...

by admin
December 5, 2022
Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975

Ban nhạc nữ Ba Con Mèo được xem là ban tam ca nữ nổi tiếng nhất của nhạc Việt thời...

by admin
December 2, 2022
Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975

Nền nghệ thuật Cải lương Việt Nam giai đoạn những năm 1960 – 1970 sinh ra nhiều cặp đào –...

by admin
November 1, 2022
Next Post
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Tuấn Khanh – Tác giả của những ca khúc bất tử Chiếc Lá Cuối Cùng, Quán Nửa Khuya…

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Tuấn Khanh - Tác giả của những ca khúc bất tử Chiếc Lá Cuối Cùng, Quán Nửa Khuya...

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Thanh Sơn – Người viết nhạc cho tuổi học trò và quê hương Nam Bộ

Đôi nét về ca sĩ Khánh Ngọc – Giai nhân một thuở và những sóng gió cuộc đời

“Lá Diêu Bông” – Một mối tình đơn phương lãng mạn 90 năm trước

Bộ sưu tập hình ảnh đẹp của ca sĩ Hoàng Oanh trước và sau 1975

Những kỷ niệm về xứ Huế của ca sĩ Hoàng Oanh

Cuộc đời cô quạnh của nhạc sĩ Thanh Bình: Con đường mình đi sao chông gai…

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Ý nghĩa nhân bản trong ca khúc “Về Đây Nghe Em” (A Khuê & Trần Quang Lộc) – Đem ánh sáng hân hoan trên trời

Câu chuyện về bài hát “Em Tôi” và mối tình day dứt suốt 60 năm của nhạc sĩ Lê Trạch Lựu

Ca khúc “Bài Tình Ca Mùa Đông” (Trầm Tử Thiêng) – Cuộc tình 10 năm chìm trong giá băng mùa đông

Hoàn cảnh sáng tác bài hát Một Lần Hiện Diện (Nụ Cười Chua Cay) của nhạc sĩ Tú Nhi (Chế Linh)

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Tình Ca” (Phạm Duy) – “Tôi yêu tiếng nước tôi…”

Sự tích về “Lá Diêu Bông” trong thơ – nhạc, và mối tình “chị – em” của thi sĩ Hoàng Cầm

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.