ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Xuất xứ bài hát

Nguyễn Long, Duy Khánh và mối tình si đơn phương với Thanh Thúy

2018/11/11
in Xuất xứ bài hát
Nguyễn Long, Duy Khánh và mối tình si đơn phương với Thanh Thúy

Trong số hàng chục nghệ sĩ từng bày tỏ tình yêu đơn phương với Thanh Thúy, dư luận ghi nhận một người “can đảm” đi hết “con đường tình… một chiều” dài thăm thẳm của mình, mà không hề có khoảnh khắc ngập ngừng nào, đó là nhà thơ, tài tử, đạo diễn Nguyễn Long.

Nguyễn Long cũng là tác giả của phần lời bài hát Thôi nổi tiếng của nhạc sĩ Y Vân, là bài thơ thất tình sầu muộn mà Nguyễn Long gửi về Thanh Thúy:

Ôi cuộc đời, đầy phong ba giữa lòng người
Lệ sầu chia ly buồn tê tái.
Ly rượu này đầy thương đau tấm hình hài
Thu man mác buồn, mùa thu ơi

Em đừng nhớ nữa chuyện của mình
Kiếp nay đành lỡ duyên rồi

Người đẹp Thanh Thúy

Xem bài khác

Hoàn cảnh sáng tác 2 ca khúc Đường Tình Đôi Ngả và Tình Nào Trong Mắt Em (nhạc sĩ Ngân Giang)

Ca khúc Kiếp Dã Tràng của nhạc sĩ Từ Công Phụng – Khi chuyện tình giống như loài dã tràng xe cát

Trước khi thực hiện phim “Thúy Đã Đi Rồi” vào cuối năm 1961 với nhân vật chính là ca sĩ Thanh Thúy (do ca sĩ Minh Hiếu đóng), ông đã thực hiện tất cả ba vở kịch, mà Thanh Thúy đều là linh hồn chính…

Đó là các vở kịch “Ghen” được diễn tại rạp Cathay và sân khấu Anh Vũ – với Xuân Dung đóng vai Thanh Thúy, hợp cùng các diễn viên Ba Bé, Linh Sơn, Nguyễn Long… vào đầu năm 1960.

Vở kịch thứ hai, tựa đề “Khi Người Ta Yêu Nhau” diễn tại rạp Hưng Đạo, cũng trong năm 1960 – với Kim Cương nhập vai Thanh Thúy, cùng Túy Hoa, Bảy Xê, Ngọc Phu, Ba Bé và Nguyễn Long.

Vở kịch thứ ba, có tên “Tan Tác” cũng vẫn Kim Cương vai Thanh Thúy, cùng với Vũ Đức Duy, Vân Hùng, Túy Hoa, và Nguyễn Long…

Không biết có phải vì thấy rằng ba vở kịch viết riêng cho “tiếng hát liêu trai” vẫn chưa đủ “nặng ký” để Thanh Thúy chú ý tới tình yêu cuồng nhiệt của mình, nên tháng 11 năm 1961, Nguyễn Long viết kịch bản và quay cuốn phim nhựa “Thúy Đã Đi Rồi” với Minh Hiếu vai Thanh Thúy, Yến Vĩ vai Thanh Mỹ (em ruột Thanh Thúy); và Mai Trường, Trần Văn Trạch, Ánh Hoa cùng rất nhiều nghệ sĩ khác, như Hùng Cường, Minh Chí, Ngọc Hương, Hề Minh…

Đạo diễn Nguyễn Long

Được biết, nội dung cuốn phim mô tả một ông đạo diễn yêu say mê một ca sĩ, nhưng không được đáp lại. Ông bị ám ảnh tới mức thấy thiếu nữ nào, ông cũng liên tưởng tới người ca sĩ mà ông đã đem lòng tương tư đêm, ngày. Cuối cùng, trong một phút bốc đồng, mất kiểm soát, người đạo diễn kia đã bắt cóc và giết chết cô ca sĩ. Tuy nhiên, không nhờ thế mà ông ta xóa nhòa được hình ảnh cô ca sĩ trong tâm tưởng. Cuối cùng người đạo diễn đã chọn khung cảnh trước nhà thờ Đức Bà Sài Gòn để tự vẫn.


Bài hát Thúy Đã Đi Rồi của Y Vân sáng tác, dùng cho nhạc phim

Phải chăng vì tính bi thảm quá dữ dội của nội dung phim, nên phim “Thúy Đã Đi Rồi” bị cấm tới năm 1964 mới được phép công chiếu (?). Đến khi đó thì Nguyễn Long đã lập gia đình. Do đó, vì tế nhị, Nguyễn Long kể rằng: “…Phim chỉ được chiếu một lần ở Sài Gòn và một lần ở Huế! Nhưng dù sao thì cuốn phim cũng đã được biết đến một cách rộng rãi trong quần chúng.”

Vẫn theo Nguyễn Long thì sự phổ cập của cuốn phim, sớm trở thành một “cách nói” mới. Đó là khi tìm bạn, không gặp, người tìm đã để lại lời nhắn rằng “Thúy đã đi rồi!”

Tài tử Nguyễn Long cũng ghi thêm, thời gian kể trên là thời gian Thanh Thúy nghỉ hát để lo chuyện gia đình: Cô thành hôn với Đại Úy Không Quân Ôn Văn Tài, năm 1963…

Mối tình đơn phương của ca sĩ Duy Khánh

Trong hồi ký của mình, Nguyễn Long cũng kể chuyện đầu năm 1963, ca sĩ Duy Khánh (một trong những nghệ sĩ cũng từng âm thầm theo đuổi Thanh Thúy nhiều năm trước), tổ chức một chương trình đại nhạc hội ở ba nơi: Huế, Đà Nẵng và Quảng Trị.

Về phần kịch, Duy Khánh chọn diễn mấy vở của Nguyễn Long cùng với ban nhạc Thăng Long, Thanh Thúy, Mai Vi, Khánh Băng và, Nguyễn Long.

Tài tử Nguyễn Long

Sau đêm hát cuối cùng ở Quảng Trị, hôm sau mọi người trở lại Đà Nẵng để lên máy bay về Sài Gòn. Theo sắp xếp thì trên chiếc xe hơi hiệu citroen từ Quảng Trị về Đà Nẵng sẽ có vợ chồng Nguyễn Long, Hoài Bắc, Thanh Thúy và Duy Khánh. Tuy nhiên, để bày tỏ tình yêu, cũng như cho thấy sự… can đảm vì tình yêu, Duy Khánh nhất định không đi xe hơi mà một mình chạy chiếc vespa từ Quảng Trị về sân bay Đà Nẵng.

Đường xa có tới hàng trăm cây số, theo Nguyễn Long, đường đi có nhiều đoạn khúc khuỷu, ngoằn nghèo, lên, xuống đèo rất nguy hiểm… Nhưng Duy Khánh vẫn lái chiếc vespa như bay trước mũi xe citroen…

Nguyễn Long viết: “Nhiều khi anh lại cố tình lái sát bờ đèo để tỏ cho người ngồi trong xe biết là anh đang rất buồn và sẵn sàng… được chết. Những trường hợp như thế hay với bất cứ trường hợp nào khác, Thanh Thúy cũng chỉ mỉm cười…”

Sự việc diễn ra ngay trước mắt này, khiến Nguyễn Long chợt nhìn lại mình. Ông từng có 400 đêm ngủ trước cửa nhà Thanh Thúy. Ông cũng có chín lần lái xe đâm thẳng vào quán Anh Vũ, lúc Thanh Thúy, có mặt, trình diễn. Ngoài ra, trong thời gian quay phim “Thúy Đã Đi Rồi” ở Huế, thình lình nhận được điện thoại của “tiếng hát liêu trai,” Nguyễn Long đã lái xe từ lúc 5 giờ sáng ở Huế, để có mặt tại Sài Gòn 9 giờ tối ở phòng trà Tự Do…

Ông tâm sự: “Rất nhiều lần tôi tỏ ra là một cây si… ‘nặng ký,’ nhưng cũng chỉ nhận được nụ cười, như nụ cười Thanh Thúy đã dành cho Duy Khánh mà thôi”.

Sau năm 1975, mãi tới tháng 5 – 1981, người đạo diễn và đóng vai chính trong cuốn phim “Thúy Đã Đi Rồi” mới gặp lại Thanh Thúy ở San Francisco.

Thanh Thúy và Nguyễn long tại hải ngoại

Nguyễn Long viết: “Gặp lại dĩ vãng thần tiên của mình và thấy Thanh Thúy hát trên sân khấu San Francisco, tôi thấy Thúy muôn đời không thay đổi. Thúy là người ca sĩ, bạn hiền nhất của nền tân nhạc Việt Nam. Giọng hát của Thúy vẫn như xưa. Có phần chắc hơn, già dặn và rung cảm hơn. Thúy là một trong số ít ca sĩ vẫn giữ được giọng hát của mình, không sút giảm dù qua biết bao thăng trầm của đất nước và cá nhân…”

Bài hát Thôi được nhạc sĩ Y Vân phổ thơ của Nguyễn Long, lời bài hát là tâm sự gửi về Thanh Thúy.

Theo Nguoi-Viet

Tags: thanh thúy
Share2681TweetPin

Xem bài khác

Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người
Bàn Tròn Âm Nhạc

Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người

Nữ danh ca Thanh Thúy là một trong những ca sĩ nổi tiếng của dòng nhạc vàng, hát nhạc vàng...

by admin
June 22, 2022
Cuộc hôn nhân hạnh phúc qua hơn nửa thế kỷ của danh ca Thanh Thúy
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc hôn nhân hạnh phúc qua hơn nửa thế kỷ của danh ca Thanh Thúy

Chuyện đời xưa nay, người ta nói rằng nghệ sĩ thường sẽ đa tình, bay bướm, hoặc hồng nhan sẽ...

by admin
December 2, 2020
Nghe lại những bài nhạc vàng hay nhất của Trúc Phương qua tiếng hát Thanh Thúy trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nghe lại những bài nhạc vàng hay nhất của Trúc Phương qua tiếng hát Thanh Thúy trước 1975

Nhắc đến nhạc sĩ Trúc Phương, ai cũng nhớ đến giọng hát Thanh Thúy, và ngược lại. Từ cuối thập...

by admin
September 19, 2020
Bộ sưu tập hình ảnh đẹp nhất của danh ca Thanh Thúy – “Hoa hậu nghệ sĩ” năm 1961
Bàn Tròn Âm Nhạc

Bộ sưu tập hình ảnh đẹp nhất của danh ca Thanh Thúy – “Hoa hậu nghệ sĩ” năm 1961

Danh ca nhạc vàng Thanh Thúy là một trong những nữ ca sĩ được yêu mến nhất trước năm 1975....

by admin
December 1, 2019
Cuộc đời và sự nghiệp của danh ca Thanh Thúy – Một tượng đài của dòng nhạc vàng
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của danh ca Thanh Thúy – Một tượng đài của dòng nhạc vàng

Ca sĩ Thanh Thúy là một trong những nữ ca sĩ có ảnh hưởng lớn nhất đến nền Tân nhạc...

by admin
December 1, 2019
Tư liệu hiếm – Bài phỏng vấn ca sĩ Thanh Thúy năm 16 tuổi (1959)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Thanh Thúy – Huyền thoại sầu muộn của Sài Gòn năm cũ

Tôi yêu những đêm muộn nghe cô Thanh Thúy ca trong ánh nến chập chờn, ngoài cửa sổ là những...

by admin
November 20, 2019
Next Post
Cảm nhận về 2 ca khúc “Anh Còn Nợ Em” – “Anh Còn Yêu Em” – dòng nhạc phổ thơ của nhạc sĩ Anh Bằng thập niên 2000

Cảm nhận về 2 ca khúc "Anh Còn Nợ Em" - "Anh Còn Yêu Em" - dòng nhạc phổ thơ của nhạc sĩ Anh Bằng thập niên 2000

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Những “đôi song ca vàng” trước năm 1975: Mạnh Quỳnh – Giáng Thu

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lê Dinh – Tác giả của Biển Dâu, Tình Yêu Trả Lại Trăng Sao…

Nghe lại những ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Ngọc Sơn thu âm trước 1975

Nhạc sĩ Hoàng Giác và ca khúc Ngày Về: “Tung cánh chim tìm về tổ ấm…”

Nhạc sĩ Lê Uyên Phương và bài phỏng vấn cuối cùng – Những sự thật được bày tỏ

Phân tích ý nghĩa trường ca Hòn Vọng Phu (Lê Thương) – Phần 3: Người Chinh Phu Về – Nguồn sử xanh âm thầm vẫn sống…

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và ca khúc “Xin Trả Nợ Người” – Hai mươi năm tình cũ chưa nguôi

Giai thoại bài thơ “Chùa Hương” của Nguyễn Nhược Pháp – Cô gái Chùa Hương sống mãi tuổi 15

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của “Nước Mắt Mùa Thu” (Phạm Duy) – Ca khúc viết riêng cho tiếng hát Lệ Thu

Ca khúc “Cho Người Tình Lỡ” và chuyện tình buồn như tiểu thuyết của nhạc sĩ Hoàng Nguyên: “Khóc mà chi yêu thương qua rồi…”

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Mùa Xuân Đó Có Em” (Anh Việt Thu) – Nếu chiều nay lỡ hẹn không về…

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Thu, Hát Cho Người” (Vũ Đức Sao Biển) – Mùa thu nào cho người về thăm bến xưa? –

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.