ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Saigon xưa

Nguồn gốc tên gọi địa danh ở Sài Gòn: Ngã Tư Bảy Hiền

2021/05/31
0
Nguồn gốc tên gọi địa danh ở Sài Gòn: Ngã Tư Bảy Hiền

Ngã tư Bảy Hiền là một địa danh quen thuộc của người Sài Gòn trước và sau năm 1975. Ngày nay, ngã tư Bảy Hiền thuộc phường 11, quận Tân Bình, là đầu nút giao thông quan trọng của khu vực Tây Bắc, kết nối 4 con đường huyết mạch toả đi các quận huyện: Cách Mạng Tháng Tám, Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Lý Thường Kiệt.

Toàn cảnh khu Bày Hiền năm 1967, ngã 4 ở góc trái bên dưới. Bên trái ngã tư là đường Nguyễn Văn Thoại (nay là Lý Thường Kiệt), bên phải là đường Võ Tánh (nay là Hoàng Văn Thụ). Bên dưới là đường Lê Văn Duyệt (nay là CMT8), bên trên là Phạm Hồng Thái (nay là Trường Chinh). Khu đất góc trái phía dưới sau đó đã xây lên bệnh viện Vì Dân vào năm 1971.

Sau năm 1975, bốn con đường tạo nên ngã tư Bảy Hiền đã mang tên mới. Trục đường chính từ Sài Gòn – Gia Định về Long An, Tây Ninh xuyên qua ngã tư Bảy Hiền được đổi từ hai tên Lê Văn Duyệt và Phạm Hồng Thái thành Cách Mạng Tháng Tám.

Con đường cắt ngang với trục này từng mang tên Võ Tánh (về hướng sân bay Tân Sơn Nhất) – Nguyễn Văn Thoại (về hướng đường Hồng Bàng) được đổi thành Hoàng Văn Thụ và Lý Thường Kiệt.

Bệnh viện Vì Dân bên cạnh ngã 4 Bảy Hiền

Ở xung quanh ngã 4 Bảy Hiền này có các địa điểm nổi tiếng là bệnh viện Vì Dân (nay là bệnh viện Thống Nhất) và nghĩa trang quân đội Pháp (nay là Trung tâm Triển lãm và Hội chợ Tân Bình – TBECC).

Cô gái ngồi trên sân thượng của bệnh viện Vì Dân (nay là bệnh viện Thống Nhất), phía đối diện là nghĩa trang Pháp (nay là Trung tâm Triển lãm và Hội chợ Tân Bình)

Theo nhiều tài liệu, tên gọi ngã tư Bảy Hiền xuất hiện vào khoảng những năm 1940, với cái tên ban đầu là ngã tư “Ông Bảy Hiền”. Trải qua nhiều năm tháng, người ta dần quên mất chữ “Ông” mà chỉ còn gọi là ngã tư Bảy Hiền. Trước năm 1954, khu vực Bảy Hiền vẫn là vùng đất ngoại ô, cách xa trung tâm Sài Gòn. Những con đường giao cắt qua khu ngã tư khi đó cũng chỉ là những con đường nhỏ, ít người qua lại. Người dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề nuôi ngựa và trồng trọt hoa màu, lúa và cả cao su.

Xem bài khác

Hình ảnh Sài Gòn xưa và nay chụp cùng 1 vị trí: Loanh quanh góc phố Quận Ba

Hình ảnh so sánh đường Sài Gòn xưa và nay với cùng một góc ảnh – Phần 4: Đại lộ Hàm Nghi

Cũng tại “vùng ngoại ô” Bảy Hiền xa ánh đèn đô thị này, trong một căn nhà nhỏ từng đêm nghe mưa rơi não lòng, nhạc sĩ Đỗ Kim Bảng đã sáng tác ca khúc nhạc vàng bất hủ Mưa Đêm Ngoại Ô:

Trời đã khuya rồi đấy,
Trăng chênh chếch xuyên ánh qua mành,
Trời đã mưa rồi đấy,
Mưa trên xóm xa ánh đô thành…

Ngã tư Bảy Hiền. Những ô thẳng hàng kia là nghĩa trang quân đội Pháp ở Đông Dương có quy mô khá lớn với hàng nghìn nấm mộ, được chia thành các ô dành riêng cho người theo đạo Công giáo và Hồi giáo.

Sở dĩ vùng đất này có tên gọi Bảy Hiền, là bởi xưa kia ngay tại góc ngã tư (sát Trung tâm văn hoá quận Tân Bình ngày nay) toạ lạc một căn biệt thự lớn mà chủ nhân chính là ông Bảy Hiền (tên thật Trần Văn Hiền). Ông Bảy Hiền sinh vào khoảng những năm cuối cùng của thế kỷ 18, là một điền chủ giàu có nức tiếng trong vùng, sở hữu ruộng đất, đồn điền,… trải dài từ khu Cộng Hoà sang Trường Chinh và cả ở Bàu Cát.

Qua nhiều năm tháng, dấu tích căn biệt thự khi xưa đã hoàn toàn biến mất, con cháu ông Bảy Hiền cũng đã bán đất, tản mát khắp nơi từ lâu. Chỉ còn duy nhất một người cháu họ nội của ông Bảy Hiền là còn sống tại khu vực này là ông Trần Văn Đức, nay đã ngoài 90 tuổi. Ông nội của ông Trần Văn Đức là ông Trần Văn Nghĩa, em ruột ông Bảy Hiền. Ngôi nhà của ông Đức toạ lạc tại số 4, Trường Chinh, P. 3, Q. Tân Bình, ông Đức kể: “Ngày xưa, lúc tôi tầm bốn, năm tuổi hay lon ton chạy theo ông nội đi chơi. Ông nội của tôi thứ mười, là em ruột của ông Bảy Hiền (tên Hiền, con thứ 7) sống chung nhà tại khu vực ngã tư này”.

Theo lời kể của ông Đức, không chỉ giàu có, ông Hiền còn nổi tiếng là nhân hậu và thương người. Ông thường cùng vợ phát gạo, phát tiền cho người dân nghèo trong vùng. Một lần Sài Gòn xảy ra nạn đói, ông Hiền quyết định tổ chức “thí bạc” (cho tiền) cứu đói cho người nghèo ngay trước cổng nhà. Trước đó, ông đã cho đăng tin trên các tờ báo để nhiều người được biết và tìm tới. Ngày “thí bạc”, gia đình ông Hiền chuẩn bị sẵn hai chiếc thúng lớn đựng đầy những đồng bạc xu điếu, đem ra trước nhà để phân phát cho mọi người. Tuy nhiên, đám đông bất ngờ kéo tới quá đông, con đường trước nhà ông Hiền kẹt cứng người chen lấn để được nhận bạc đã làm cho hai đứa trẻ bị ngạt. Sau sự cố thương tâm này, vì quá buồn bã, ông Hiền không đăng báo phát tiền tập trung nữa mà cứu giúp người theo từng trường hợp cụ thể, bất kỳ ai gặp khó khăn cứ đến nhà ông gõ cửa, ông nhất định sẽ giúp đỡ.

Khi ông Bảy Hiền và vợ qua đời, vì có nhiều đóng góp cho xã hội, hai vợ chồng đều được an táng trong khu vực Lăng Cha Cả. Sau khi cha mất, con cái ông Bảy Hiền đem đất đai của gia đình chia ra, bán đi rồi chuyển vào khu vực trung tâm Sài Gòn sinh sống, mỗi người một nơi, chỉ còn sót lại gia đình ông nội của ông Đức trụ lại. Tính đến nay, gia đình ông Đức đã có 6 đời sinh sống tại khu vực ngã tư Bảy Hiền.

Từ năm 1954 trở về sau, do những cuộc di dân của người miền ngoài, đặc biệt là người Quảng Nam, khu vực này dần trở nên đông đúc, chật hẹp. Đến năm 1960, theo số liệu thông kế chính thức từ chính quyền Sài Gòn, khu vực này có khoảng 4.000 dân sinh sống. Ngoài các công việc đồng áng, chăn nuôi, nơi đây bắt đầu xuất hiện nhiều ngành nghề khác trong đó nổi bật nhất là nghề dệt vải với làng dệt Bảy Hiền nổi tiếng. Ngày nay, trên đường Nguyễn Bá Tòng (P.12, Q. Tân Bình) vẫn còn lưu giữ một khu chợ nhỏ chuyên bán các gia vị, đặc sản của người Quảng, là chợ Bà Hoa.

Sau năm 1975, khu nghĩa trang nơi chôn cất vợ chồng ông Bảy Hiền bị giải toả, gia đình đem hài cốt về thờ ở chùa Vạn Thọ trên đường Nguyễn Văn Nguyễn, P. Tân Định, Q. 1. Cũng theo lời kể của ông Đức, ông Bảy Hiền còn một người cháu nội, khoảng trên 80 tuổi, hiện đang sinh sống tại khu vực Chợ Lớn.

nhacxua.vn biên soạn

ShareTweetPin

Xem bài khác

Vĩnh biệt nhạc sĩ Y Vũ – Tác giả ca khúc Kim, Những Tâm Hồn Hoang Lạnh…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nhạc sĩ Y Vũ – Tác giả ca khúc Kim, Những Tâm Hồn Hoang Lạnh…

Tin vừa nhận từ gia đình nhạc sĩ Y Vũ, tác giả ca khúc Ngày Cưới Em, Kim, Những Tâm...

by admin
September 28, 2023
Nghe lại những ca khúc nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Quốc Dũng
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nghe lại những ca khúc nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Quốc Dũng

Nhạc sĩ Quốc Dũng đã để lại gia tài âm nhạc với loạt tình khúc được yêu thích, nhiều thể...

by admin
September 25, 2023
Xem lại phim “Trường Tôi” của Lê Dân có nhạc sĩ Quốc Dũng đóng vai nam chính
Bàn Tròn Âm Nhạc

Xem lại phim “Trường Tôi” của Lê Dân có nhạc sĩ Quốc Dũng đóng vai nam chính

Năm 1974, đạo diễn Lê Dân thực hiện cuốn phim điện ảnh đen trắng mang tên Trường Tôi và giới...

by admin
September 24, 2023
Vĩnh biệt nhạc sĩ Quốc Dũng – Tác giả của Em Đã Thấy Mùa Xuân Chưa, Điệp Khúc Mùa Xuân, Đường Xưa
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nhạc sĩ Quốc Dũng – Tác giả của Em Đã Thấy Mùa Xuân Chưa, Điệp Khúc Mùa Xuân, Đường Xưa

Sau thời gian sức khỏe bị suy yếu vì nhiều chứng bệnh, nhạc sĩ Quốc Dũng đã qua đời sáng...

by admin
September 24, 2023
Tiểu sử nhạc sĩ Vinh Sử – Nhạc sĩ của tầng lớp lao động bình dân
Bàn Tròn Âm Nhạc

Tiểu sử nhạc sĩ Vinh Sử – Nhạc sĩ của tầng lớp lao động bình dân

Nhạc sĩ Vinh Sử là một trong những tên tuổi tiêu biểu của nhạc vàng miền Nam trước 1975, đặc...

by admin
September 10, 2023
Vĩnh biệt nhạc sĩ Đan Thọ – Tác giả ca khúc Chiều Tím
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nhạc sĩ Đan Thọ – Tác giả ca khúc Chiều Tím

Nhạc sĩ Đan Thọ vừa qua đời ở tuổi 99 vào ngày 5/9/2023 tại Houston, Texas. Ông tên thật là...

by admin
September 7, 2023

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.