ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Nguồn gốc của danh xưng “tài tử” trong “tài tử điện ảnh” và “đờn ca tài tử”

2019/06/03
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Nguồn gốc của danh xưng “tài tử” trong “tài tử điện ảnh” và “đờn ca tài tử”

Từ lâu nay đa số thiên hạ đều nghĩ rằng danh từ “tài tử” là của chiếu bóng, là người đóng phim của nghệ thuật điện ảnh, chứ ít ai nghĩ rằng chữ tài tử là của cổ nhạc, của người đờn ca tài tử đã có từ thời thập niên 1920-1930. Rồi không hiểu sao đến khoảng 1956, Thẩm Thúy Hằng, La Thoại Tân xuất hiện đóng phim thì báo chí lại gọi những người đóng phim là “tài tử điện ảnh”, rồi xài luôn danh từ ấy cho đến bây giờ.

Tài tử điện ảnh Thẩm Thúy Hằng và La Thoại Tân

Khoảng 1958-1959 có một lần có dịp tiếp xúc với nhà báo Trần Tấn Quốc, tôi có hỏi ông tại sao người đóng phim cũng gọi là “tài tử” thì ông trả lời rằng, đó là do ông Năm Châu cộng tác với hãng phim Mỹ Vân viết kịch bản “Người Ðẹp Bình Dương” để quay phim, ông muốn lấy danh từ hoa mỹ để lăng xê Thẩm Thúy Hằng, nên thay vì dùng từ ngữ “đào chiếu bóng” để phân biệt với “đào cải lương” thì Năm Châu lại dùng từ ngữ “tài tử chiếu bóng” nghe hay hơn, sang cả hơn. Rồi dần dần giới này lại bỏ hẳn chữ “chiếu bóng” chỉ dùng chữ “tài tử” mà thôi!

Sau khi danh từ tài tử xuất hiện trên tờ program của phim “Người Ðẹp Bình Dương”, thì vài tháng sau đó ông Tống Ngọc Hạp cho quay cuốn phim màu “Lục Vân Tiên” để ông và Thu Trang (hoa hậu Thị Nghè) đóng vai chánh. Dĩ nhiên là dựa theo danh phẩm Lục Vân Tiên của thi hào Nguyễn Ðình Chiểu.

Tống Ngọc Hạp đã mượn đà sẵn có của phim “Người Ðẹp Bình Dương” để gọi Thu Trang là tài tử đóng vai Kiều Nguyệt Nga. Kể từ đó báo chí cứ gọi người đóng phim là tài tử rồi dần dà quen luôn.

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Lịch sử “tài tử” là như vậy, nên ngày nay với nhiệm vụ gây lại phong trào đờn ca tài tử ở hải ngoại, đồng thời cũng là người phụ trách mục cổ nhạc của nhật báo Người Việt, nên tôi quyết định dùng từ ngữ “tài tử” mỗi khi đề cập đến người tham gia đờn ca tài tử hiện nay. Vả lại trước đây UNESCO công nhận đờn ca tài tử là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, thì mình phải dùng từ ngữ cho đúng.

Nhớ lại hồi năm 2002 lúc tôi cộng tác với đài truyền hình SBTN trụ sở ở Garden Grove, khi tôi giới thiệu ca sĩ lên ca thì thi sĩ Trúc Giang (thân phụ của nhạc sĩ Trúc Hồ) có đề nghị với tôi là nên giới thiệu các người lên ca là tài tử thì đúng hơn. Tôi trả lời rằng, tôi biết vấn đề đó từ lâu, nhưng giới thiệu như thế khán giả, thiên hạ hiểu lầm là “tài tử điện ảnh”, bây giờ chưa đúng lúc phải nêu lên vấn đề đó. Thế mà đến nay đã hơn 15 năm, tôi mới có dịp đưa “vấn đề tài tử” ra cho mọi người cùng biết để không còn thắc mắc. Coi như đã đúng lúc rồi vậy!

Với chức năng của một nhà báo phụ trách kịch trường, tôi xin xác nhận với độc giả, với bà con xa gần rằng: Từ ngữ “tài tử” là của cổ nhạc đã có từ lâu đời, người xưa dùng chữ tài tử để chỉ các người ca hát cổ nhạc ở các đám cưới. Thiên hạ từng nói: Tối nay ở đám cưới có tài tử, mình lo công chuyện cho xong để còn đi coi, đi nghe tài tử ca. Những danh ca như: Tài tử Tám Thưa, tài tử Thành Công, tài tử Hồng Châu, tài tử Năm Nghĩa; các nữ tài tử cô Năm Cần Thơ, cô Ba Trà Vinh, cô Ba Bến Tre, và rất nhiều tài tử ca ở đài Pháp Á đã được công chúng nhìn nhận từ xưa.

Đờn ca tài tử Nam Bộ năm 1911

Thế Chiến Thứ 2 chấm dứt, năm 1946 Pháp trở lại Ðông Dương thành lập đài phát thanh Pháp Á ở đường Boulevard de La Somme, Sài Gòn (đường Hàm Nghi sau này). Tiết mục nhiều thính giả của đài Pháp Á là ca cổ nhạc do các tài tử cộng tác như: Thành Công, Chín Sớm, Sáu Thoàng, Bạch Huệ, cô Năm Cần Thơ,Văn Chung, Thanh Hương… Nam tài tử Văn Chung gặp nữ tài tử Thanh Hương tại đài này, sau đó thành vợ chồng.

Ðó là những tài tử mà người lớn tuổi ai ai cũng biết, sách vở cũng có ghi và tôi cũng có một số tài liệu này.

Theo Ngành Mai (báo Người Việt)

Share463TweetPin

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương
Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Càng nhìn em yêu em hơn và yêu em mãi Dù phút êm đềm xa xưa nay đã đi vào...

by admin
March 9, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Ngọc Chánh (Ban Shotguns) – Tác giả của Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Tuổi Biết Buồn…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Nhạc sĩ Ngọc Chánh, tên tuổi gắn liền với ban Shotguns trước 1975, đã vừa qua đời tại Nam California...

by admin
January 8, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)

Nhạc sĩ Lam Phương là một trong những tên tuổi nổi bật nhất của làng nhạc Sài Gòn trước năm...

by admin
December 22, 2022
Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi
Tin Tức

Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi

Nhạc sĩ Hà Phương, tác giả của những ca khúc nhạc vàng quen thuộc là Mưa Qua Phố Vắng, Mùa...

by admin
December 5, 2022
Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975

Ban nhạc nữ Ba Con Mèo được xem là ban tam ca nữ nổi tiếng nhất của nhạc Việt thời...

by admin
December 2, 2022
Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975

Nền nghệ thuật Cải lương Việt Nam giai đoạn những năm 1960 – 1970 sinh ra nhiều cặp đào –...

by admin
November 1, 2022
Next Post
Những ký ức vụn về nền giáo dục ở miền Nam thời trước 1975

Những ký ức vụn về nền giáo dục ở miền Nam thời trước 1975

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Nghe lại giọng hát Trường Hải qua những ca khúc quen thuộc thu âm trước 1975

2021 – Nhìn lại một năm buồn của âm nhạc Việt Nam – Năm tiễn biệt nhiều nghệ sĩ

Danh ca Sĩ Phú và những ca khúc trữ tình – tiền chiến gắn liền với sự nghiệp

Cuộc đời và sự nghiệp của “quái kiệt” Trần Văn Trạch (1924-1994)

Nghe lại những ca khúc nhạc vàng mùa xuân hay nhất trước 1975

Nghe lại phiên bản gốc 10 bài nhạc ngoại lời Việt hay nhất của Ngọc Lan

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Ca khúc “Mùa Thu Chết” (Phạm Duy) và và giọng hát Julie Quang tròn nửa thế kỷ trước

Ý nghĩa nhân bản trong ca khúc “Về Đây Nghe Em” (A Khuê & Trần Quang Lộc) – Đem ánh sáng hân hoan trên trời

Có một “chiều vàng” trải “nỗi lòng”…

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc “Đôi Mắt Người Sơn Tây” (Quang Dũng – Phạm Đình Chương)

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa ca khúc “Tình Khúc Thứ Nhất” (Nguyễn Đình Toàn – Vũ Thành An) – Những ca từ lấp lánh sắc màu thần thoại

Đêm đông…

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.