ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Saigon xưa

Ngọt ngào 2 tiếng “dạ, thưa” của người Sài Gòn

2019/12/23
in Saigon xưa
Ngọt ngào 2 tiếng “dạ, thưa” của người Sài Gòn

Khi xem lại các phim nhựa của Sài Gòn làm trước năm 75, hoặc gần hơn, nếu xem các cô, chú ca sĩ của thế hệ trước 75 trả lời phỏng vấn, các bạn dễ dàng nhận thấy rằng không bao giờ thiếu vắng tiếng dạ tiếng thưa trong đối đáp với nhau, dù đó là nói chuyện với người lớn tuổi hơn hoặc nhỏ tuổi hơn thì đều như vậy.

Hoàng Oanh – cô ca sĩ – cựu nữ sinh Gia Long quê ở Mỹ Tho, khi trả lời phỏng vấn của các đài ở hải ngoại, vẫn xưng là “dạ thưa chị”, “dạ chưa anh”… dù người đối diện chỉ đáng tuổi con cháu.

Điều đó không phải chỉ có trong phim ảnh hay trong các đoạn phỏng vấn, đó là một nét văn hóa nói chuyện thông thường của Sài Gòn xưa, và ít nhiều vẫn còn cho đến nay đối với những người Sài Gòn gốc.

Người Sài Gòn thân tình, lịch sự, không trịch thượng, luôn nói chuyện một cách hòa nhã và “ngọt” như vậy không biết từ bao giờ, không phải ngọt theo kiểu khen lấy lòng hay xã giao. Mà là những tiếng dạ, thưa, cám ơn, xin lỗi… đã nằm sẵn trong tim và nằm ngay cửa miệng.

Những tiếng dạ thưa đó, ngày nay có lẽ trở thành thứ quý hiếm. Xưa có mà nay tự nhiên biến mất, có phải là do cuộc sống hiện đại quá vội vàng, người ta cắt bớt chữ nghĩa đi để nói cho nhanh, phù hợp với chủ nghĩa yêu cuồng sống vội, hay là do giá trị của vật chất đã tỉ lệ nghịch với giá trị của con người?

Nhắc về tiếng dạ, tiếng thưa là tôi lại nhớ đến cụ Bùi Giáng khi đưa 2 chữ này vô bài thơ ngắn của ông về Huế như sau:

Xem bài khác

Hình ảnh Sài Gòn xưa và nay chụp cùng 1 vị trí: Loanh quanh góc phố Quận Ba

Hình ảnh so sánh đường Sài Gòn xưa và nay với cùng một góc ảnh – Phần 4: Đại lộ Hàm Nghi

Cô nương mắt ngọc răng ngà
Nhìn bồ tát gọi rằng là: dạ thưa
– Dạ thưa phố Huế bây giờ
Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương

Dạ thưa của con gái Huế nó khác vùng miền khác, rất nhỏ nhẹ và ngọt như mía lùi.

Sống ở cuộc đời chưa lâu lắm, nhưng cũng vừa đủ để tôi nhận ra một điều rằng người ta có thành công hay không, quá nửa là tùy thuộc vào thái độ của họ khi giao tiếp với mọi người, đó là những tiếng dạ, thưa… làm mát lòng người khác. Đó không phải là sự xun xoe lấy lòng, mà đó là văn hóa giao tiếp thông thường giữa những con người văn minh và lịch sự. Mà thú thật là tôi thì chưa thấy người nào có sự nghiệp thành công (tự thân) mà không văn minh, lịch sự cả.

Xin chép ra đây câu chuyện được kể trên mạng, không biết là có thật là là sáng tác, nhưng đọc xong ngẫm thì thấy nó rất đời thường và quen thuộc trong cuộc sống:

*** Vào một buổi chiều muộn, sau khi mua ít đồ từ chợ bước ra, tui thấy một bà cụ chừng bảy mươi. Bà ăn mặc đẹp đẽ thẳng thớm, tóc bới cao, gương mặt trang điểm nhẹ, bày chiếc bàn xếp ra sau đuôi xe mình, đặt mấy nải chuối xanh trên đó. Ngang qua, bà cười thật tươi với tui:

– Cậu ơi, mua giùm tui nải chuối đi cậu, chuối xiêm đen nhà trồng ngon lắm.

Cái thằng chẳng mấy khi ăn chuối định cám ơn rồi lướt qua nhưng đành dừng lại. Có lẽ bị nắm níu bởi cái giọng nói quá chừng ngọt.

– Bao nhiêu một nải vậy bà ơi?

– Dạ thưa cậu, năm đồng. Cái này là chuối xiêm đen nên nó mắc hơn chuối thường một chút.

– Vậy bà cho con hai nải nhe.

– Cậu ơi, sắp tối rồi, hay là cậu lấy giúp bà già bốn nải này luôn đi. Ăn hổng hết mình bỏ tủ lạnh hoặc nấu chè hay làm chuối chiên cũng ngon. Chưn cẳng tui bị khớp, ngồi từ chiều giờ bán được có một nải. Tối rồi, cậu lấy hết, tui tính 18 đồng thôi.

– Dạ được rồi, bà lấy hết cho con đi.

Bà cẩn thận gói mỗi nải vô từng bịch riêng, còn dặn dò thêm cách phân biệt chuối xiêm đen và xiêm thường. Thằng tui cứ đứng xớ rớ hoài, hỏi thăm đủ thứ. Là để được nghe cái giọng nói ngọt mềm, được nghe cái cách nói của một người Sài Gòn, khi trước mỗi câu trả lời, bà đều “dạ thưa cậu”. Thấy đâu đó bóng dáng bà nội bà Tư, thấy mình như đang đứng giữa cái vùng đất đã từng được lớn lên, với những con người hiền hoà, khiêm nhường và quá đỗi ngọt ngào trong ứng xử. Tự nhiên thấy quê hương ở ngay trân chỗ này, ngọt ngào vô phương.

Bà Tư, bà nội hay bà bán chuối của tui, chẳng ai được học cao nhưng cái văn hoá ứng xử của họ sao mà văn minh mà dễ thương quá trời quá đất. ***

nhacxua.vn biên soạn

Share26216TweetPin

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương
Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Càng nhìn em yêu em hơn và yêu em mãi Dù phút êm đềm xa xưa nay đã đi vào...

by admin
March 9, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Ngọc Chánh (Ban Shotguns) – Tác giả của Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Tuổi Biết Buồn…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Nhạc sĩ Ngọc Chánh, tên tuổi gắn liền với ban Shotguns trước 1975, đã vừa qua đời tại Nam California...

by admin
January 8, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)

Nhạc sĩ Lam Phương là một trong những tên tuổi nổi bật nhất của làng nhạc Sài Gòn trước năm...

by admin
December 22, 2022
Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi
Tin Tức

Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi

Nhạc sĩ Hà Phương, tác giả của những ca khúc nhạc vàng quen thuộc là Mưa Qua Phố Vắng, Mùa...

by admin
December 5, 2022
Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975

Ban nhạc nữ Ba Con Mèo được xem là ban tam ca nữ nổi tiếng nhất của nhạc Việt thời...

by admin
December 2, 2022
Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975

Nền nghệ thuật Cải lương Việt Nam giai đoạn những năm 1960 – 1970 sinh ra nhiều cặp đào –...

by admin
November 1, 2022
Next Post
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Nguyễn Hiền – Tác giả “Anh Cho Em Mùa Xuân”

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Nguyễn Hiền - Tác giả "Anh Cho Em Mùa Xuân"

Comments 2

  1. Hoa Hoang says:
    3 years ago

    Vì người Sài Gòn ko gọi là đồng chí nên 2 từ Dạ, Thưa rất dễ dùng?

    Reply
  2. Bùi Cương says:
    3 years ago

    Người Hà Nội cũng có ” gọi dạ, bảo vâng, đi thưa, về chào” . Nhưng mai một dần từ sau 1965 ( là khoảng thời gian tôi chứng kiến từ nhỏ cho đến khi mất dần) Ngày nay hiếm rồi 🙁

    Reply

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Nhạc sĩ Tô Thanh Tùng và chuyện tình trong những ca khúc nổi tiếng: Giã Từ, Sao Anh Nỡ Đành Quên, Mắt Diễm Buồn…

Nghe lại 12 ca khúc xuân bất hủ vui tươi và sôi động nhất thu âm trước 1975

Ca khúc “Chiều Tím” (Nhạc Đan Thọ, Lời Đinh Hùng) và sự giao hòa giữa thi – nhạc

Nghe lại những ca khúc nổi tiếng nhất của nhóm Lê – Minh – Bằng

Đính chính những giai thoại không đúng về cuộc đời nhạc sĩ Đoàn Chuẩn

Những bài nhạc vàng nổi tiếng bị nhầm lẫn tên nhạc sĩ: Tàu Về Quê Hương, Phượng Buồn, Huế Xưa…

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Nhạc sĩ Huỳnh Anh và 2 cảnh đời trái ngược trong ca khúc Thuở Ấy Có Em: “Thuở ấy có em anh yêu cuộc đời…”

Hoàn cảnh sáng tác “Chuyện Giàn Thiên Lý” (nhạc sĩ Anh Bằng) – Nhà tôi ở cuối chân đồi, có giàn thiên lý có người tôi thương…

Hoàn cảnh sáng tác “Học Sinh Hành Khúc” của nhạc sĩ Lê Thương: Học sinh là người tổ quốc mong cho mai sau…

Hoàn cảnh sáng tác “Con Đường Xưa Em Đi” (Châu Kỳ – Hồ Đình Phương) – Một trong những bài nhạc vàng nổi tiếng nhất

Hoàn cảnh sáng tác chùm ca khúc “Nhớ Người Yêu” của nhạc sĩ Giao Tiên

Hoàn cảnh sáng tác “Chờ Người” của nhạc sĩ Khánh Băng – Một người con gái đứng nghiêng nghiêng vành nón lá…

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.