ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Nghệ thuật viết lời Việt cho nhạc ngoại của nhạc sĩ Phạm Duy qua ca khúc Chuyện Tình (Love Story)

2019/10/05
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Nghệ thuật viết lời Việt cho nhạc ngoại của nhạc sĩ Phạm Duy qua ca khúc Chuyện Tình (Love Story)

Với những người không biết tiếng Anh – như tôi hồi xưa khi học cấp 2 và 3 ban Pháp văn – thì những bài hát nhạc ngoại dịch lời Việt là cánh cửa mở để có thể đi vào thế giới nội tâm của bài hát, thay vì chỉ nghe ù ù cạc cạc mà không hiểu người ta nói những gì trong nguyên gốc bài hát. Qua những bài nhạc ngoại lời Việt hay, ta có thể cảm nhận bài nhạc sâu sắc hơn.

Tôi chịu ơn rất nhiều từ các bậc “tiền bối” như các quý ông Trường Kỳ, Lê Hựu Hà, Nam Lộc, Kỳ Phát… cũng như các nhạc sĩ như Bố Già Phạm Duy, chịu chơi với dân hippy thời 70 rồi cùng nhau dịch nhiều bài nhạc Pháp Mỹ và ca hát tại “trường nhà” Lasan Taberd – như đã được thuật lại cặn kẽ với giọng văn thật tếu của cố nghệ sĩ Trường Kỳ trong quyển “Một Thời Nhạc Trẻ”. Tuy sanh sau đẻ muộn, nhưng dư âm của phong trào nhạc trẻ đó vẫn còn âm vang thật mạnh mẽ trong tôi khi cầm trong tay các nhạc bản của họ.

Trở lại với bài Chuyện Tình. Vì trong tờ nhạc xuất bản trước 1975 trong hình bên trên, có hai lời Anh và Pháp đề ngay dưới lời Việt, nên thật dễ cho tôi so sánh cách dịch của nhạc sĩ Phạm Duy và tìm ra các thích thú nho nhỏ. Tôi chia các thích thú đó thành các tiểu đoạn:

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

1. Nhạc sĩ theo sát lời Anh hơn. Và ông sửa câu văn từ rặt Anh ngữ thành rặt Việt ngữ thật tài tình. Ông nắm bắt tinh thần của tiếng Anh ở câu mở đầu bài hát như sau:

Where do I begin to tell the story of how great a love can be…

Có nghĩa là:

Tôi không biết bắt đầu từ đâu, để nói về câu chuyện mà tình yêu có thể trở nên thật tuyệt vời…

Rồi nhạc sĩ họ Phạm đã sắp xếp gọn ghẽ lại thành lời hát tiếng Việt như sau:

Biết dùng lời rất khó, để mà nói rõ, ôi biết nói gì, cuộc tình lớn quá…

Ngoài ra ông còn cho thấy sự lúng túng của người kể: “để mà nói rõ”… rồi “ôi biết nói gì” thay vì chỉ đơn thuần kể lại như bản gốc.


Nghe bài hát Chuyện Tình được Elvis Phương hát trước năm 1975

2. “The sweet love story that is a older than the sea” ở lời gốc tiếng Anh, nghĩa là: “Câu chuyện tình ngọt ngào mà còn xưa hơn cả biển” đã được làm gọn lại “biển già”, rồi còn thêm vào tính từ “trắng xóa” rất hình tượng và thân thuộc mỗi khi ta dạo theo bờ biển: “Chuyện tình đáng nhớ, tuy cũ như là biển già trắng xoá…”

3. “The simple truth about the love she brings to me”, nghĩa là “một sự thật đơn giản về tình yêu mà nàng đem lại cho ta” đã được gói thành “cuộc tình quý giá” và một so sánh “như những ngọc ngà”. Chữ tiếng Anh “she brings to me” nghe đơn giản quá, mà nhạc sĩ Phạm Duy “thăng hoa” nó lên thành “nàng dành cho ta” nghe nó “intimately” (thân mật), “exclusively” (độc quyền) hơn.

4. “Ôi biết nói gì?” rất thuần Việt, thay vì dịch theo cách Mỹ: “Bắt đầu từ đâu bây giờ?” (Where do I start).


Nghe bài hát Love Story phiên bản tiếng Anh do Andy Williams trình bày trong bộ phim cùng tên, nổi tiếng vào thập niên 1970

5.

With the first hello
She gave the meaning
To this empty world of mine

Đoạn phiên khúc 2 cũng vậy, cách hành văn kiểu Mỹ: “Với câu chào đầu tiên, nàng đã đem ý nghĩa đến cho đời sống trống rỗng của tôi” đã được Việt hóa tự nhiên thành:

“Với một lời quý mến, mà nàng nói đến khi bước chân vào cuộc đời vắng ngắt…”

Ta thấy nhạc sĩ lại tiếp tục dùng những hình tượng cụ thể để nói về những chuyện tinh thần: thay vì chỉ “bước vào đời” thì rõ ràng hơn, hình tượng hơn là “khi bước chân vào”, rồi thay vì chỉ “vắng”, thì thành “vắng ngắt”. Như tôi đã phân tích trong một số bài viết trước, cách dùng các tính từ như vắng ngắt, biển già, trắng xóa, … này là một đặc trưng tiêu biểu của nhạc Phạm Duy.

6.

She came into my life
And made the living fine…

Từ ý nghĩa: “Nàng bước vào đời tôi và làm cuộc sống tốt đẹp hơn” mà thành “Vì nàng đã hiến đôi cánh tay mềm nghìn đời quyến luyến” thì rất hay và rất hình tượng hóa. “Nàng hiến đôi tay” là trao phó thân xác cũng như tinh thần của nàng cho anh rồi còn gì nữa, anh bỏ tay nàng ra sao được, lỡ nàng rớt xuống vực sao?

Mà đôi cánh tay mềm thì ai chẳng từng có những cảm giác rạo rực, thèm muốn được… cầm tay người mình thầm yêu như vậy? Sao mà không nghìn đời quyến luyến cho được? Những tình cảm này khi thì thật gần gũi, khi thì lại cảm thấy thật bao la, “yêu đời yêu người”. Thế nên mới có câu kế “Lòng ta đầy kín”. Đầy kín mà dòng nhạc thì lại mênh mang, chuyển từ thứ Gm sang GM7 rồi G7, nghe… quyến luyến vô cùng.

7. Đoạn điệp khúc cũng còn nhiều ý hay lắm, nhưng xin để bạn đọc tìm hiểu thêm. Chỉ nói thêm một tiểu tiết nhỏ là “anh ấy” lúc cuối điệp khúc thì lại tìm “nắm đôi tay thiên thần” để “đi suốt mùa xuân” (lời gốc là I reach for her hand. It’s always there). Trong lời gốc ở cuối phiên khúc 1 như đã phân tích ở trên, không có hình ảnh “bàn tay” nào, chỉ có “nàng bước vào đời tôi” (She came into my life), nhưng nhạc sĩ đã có chủ ý thêm vào ở đoạn này, để lúc điệp khúc thì nhắc lại ý bàn tay cho câu văn có sự lặp lại, và ý “quyến luyến” cũng rõ rệt hơn ở chỗ khéo lặp lại đó.

Lời bài hát Chuyện Tình:

Biết dùng lời rất khó, để mà nói rõ
Ôi biết nói gì, cuộc tình lớn quá
Chuyện tình đáng nhớ,
tuy cũ như là biển già trắng xoá
Cuộc tình quý giá như những ngọc ngà nàng dành cho ta…

Ôi biết nói gì?
Với một lời quý mến, mà nàng nói đến
Khi bước chân vào cuộc đời vắng ngắt
Cuộc tình thứ nhất, muôn kiếp muôn đời là tình vĩnh viễn
Vì nàng đã hiến đôi cánh tay mềm nghìn đời quyến luyến

Lòng ta đầy kín, lòng ta đầy kín
Là muôn nghìn chuyện yêu đương, câu hát thần tiên
Và những mộng huyền mênh mang, đầy kín hồn hoang
Man mác tình duyên

Thôi hết cuộc đời im tiếng
Ðời lẻ loi đã tan, ta đã được nàng
Làm gì còn tiếng than, nắm đôi tay thiên thần
Ði suốt mùa Xuân…

Sẽ còn được biết mấy? Một đời luyến ái
Yêu sẽ lâu dài hoặc là quá ngắn? Thật là khó đoán
Nhưng vẫn cho rằng cuộc đời có hết, loài người có chết
Sao sáng trên trời ngày nào sẽ tắt
Em vẫn gần ta!

Lời tiếng Anh:

Where do I begin
To tell the story of how great a love can be
The sweet love story that is older than the sea
The simple truth about the love she brings to me

Where do I start
With her first hello
She gave new meaning to this empty world of mine
There’d never be another love, another time
She came into my life and made the living fine

She fills my heart
She fills my heart with very special things
With angels’ songs, with wild imaginings
She fills my soul with so much love

That anywhere I go I’m never lonely
With her around, who could be lonely
I reach for her hand, it’s always there

How long does it last
Can love be measured by the hours in a day
I have no answers now but this much I can say
I know I’ll need her ’till the stars all burn away
And she’ll be there

How long does it last
Can love be measured by the hours in a day
I have no answers now but this much I can say
I know I’ll need her ’till the stars all burn away
And she’ll be there

 

Bài viết của tác giả Hiệp Dương (aka Học Trò) gửi đến nhacxua.vn

Tags: phạm duy
Share1967TweetPin

Xem bài khác

Thơ Cung Trầm Tưởng và dòng nhạc phổ thơ của nhạc sĩ Phạm Duy qua bài viết năm 1959
Bàn Tròn Âm Nhạc

Thơ Cung Trầm Tưởng và dòng nhạc phổ thơ của nhạc sĩ Phạm Duy qua bài viết năm 1959

Thi sĩ Cung Trầm Tưởng là một trong những tên tuổi lớn của thi đàn miền Nam từ thập niên...

by admin
October 11, 2022
Ca khúc Chú Cuội (nhạc sĩ Phạm Duy) – Chuyện tình nàng tiên nga trong một đêm trăng rằm
Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca khúc Chú Cuội (nhạc sĩ Phạm Duy) – Chuyện tình nàng tiên nga trong một đêm trăng rằm

Vào thuở đầu tân nhạc, Trung Thu và trăng rằm là một trong những chủ đề được các nhạc sĩ...

by admin
September 8, 2022
Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy – Phần 3: Những ca khúc thập niên 1940-50
Bàn Tròn Âm Nhạc

Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy – Phần 3: Những ca khúc thập niên 1940-50

Tiếp nối 2 phần trước, ghi lại những câu chuyện về bài nhạc phổ thơ của nhạc sĩ Phạm Duy,...

by admin
October 5, 2021
Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy – Phần 2: Thơ Phạm Thiên Thư
Bàn Tròn Âm Nhạc

Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy – Phần 2: Thơ Phạm Thiên Thư

Với thơ của Phạm Thiên Thư, nhạc sĩ Phạm Duy có 4 ca khúc nổi tiếng và được yêu thích...

by admin
October 5, 2021
Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy (Phần 1)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy (Phần 1)

Nhạc sĩ Phạm Duy cũng là một trong những nhạc sĩ phổ thơ nhiều nhất, nổi tiếng nhất, điển hình...

by admin
October 5, 2021
Nghe lại 15 ca khúc nhạc Phạm Duy hay nhất qua giọng hát Tuấn Ngọc
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nghe lại 15 ca khúc nhạc Phạm Duy hay nhất qua giọng hát Tuấn Ngọc

Năm 1994, ca sĩ Tuấn Ngọc trở thành con rể của nhạc si Phạm Duy sau khi cưới ca sĩ...

by admin
October 4, 2021
Next Post
Những ký ức về giải Kim Khánh của nhật báo Trắng Đen trước năm 1975 ở Sài Gòn

Những ký ức về giải Kim Khánh của nhật báo Trắng Đen trước năm 1975 ở Sài Gòn

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Tiểu sử ca sĩ Hạ Vy – Đóa hoa “tường vi” của làng nhạc hải ngoại

Nhạc sĩ Trịnh Hưng – Tác giả “Lối Về Xóm Nhỏ” và câu chuyện về mối tình đầu suốt đời mang theo

Những chuyện tình của nhạc sĩ Y Vân qua lời kể của vợ và con gái

Bài hát “Huế Xưa” là của nhạc sĩ Châu Kỳ hay của nhạc sĩ Anh Bằng?

Câu chuyện sáng tác của những nhạc sĩ nổi tiếng (Phần 1)

Hình ảnh “xưa và nay” của các ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng trước 1975 (Phần 2)

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh ra đời Silent Night (Đêm Thánh Vô Cùng) – bài hát quen thuộc đêm Giáng Sinh được dịch ra 140 ngôn ngữ

Hoàn cảnh sáng tác của “Về Đây Nghe Em” và “Có Phải Em Mùa Thu Hà Nội” – 2 bài hát trước 1975 nổi tiếng của nhạc sĩ Trần Quang Lộc

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Khóc Thầm” – Bài nhạc vàng buồn nhất của nhạc sĩ Lam Phương

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Giọt Lệ Đài Trang” (Châu Kỳ) – Còn đâu lá ngọc cành vàng…

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Người Yêu Cô Đơn” qua lời kể của tác giả: Khi tình yêu không xây trên bạc vàng…

Có một “chiều vàng” trải “nỗi lòng”…

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.