ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Nghệ sĩ Kim Hương – Người đầu tiên đóng vai Dương Vân Nga thay thế cho Thanh Nga

2021/03/08
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Nghệ sĩ Kim Hương – Người đầu tiên đóng vai Dương Vân Nga thay thế cho Thanh Nga

Nghệ sĩ Kim Hương sinh năm 1952, quê ở xã An Phú Tây, Bình Chánh, là một nghệ sĩ cải lương từng thay thế Thanh Nga đóng vai Dương Vân Nga năm 1978. Kim Hương còn biết đến rộng rãi trong làng nhạc vàng miền Nam trước 1975 với cái tên Ngọc Tuyền, đã hát chung với Chế Linh trong các bài hát Đêm Gọi Người Yêu:

Em ngồi ôm nỗi niềm ưu phiền
Buồn vì mưa rơi giận anh không đến
Cho dù anh có nhớ hay quên
Sớm mai em bắt anh đền
Bằng trăm ngàn nụ hôn trìu mến…


Click để nghe Ngọc Tuyền và Chế Linh song ca Đêm Gọi Người Yêu

Khi lên 10 tuổi, Kim Hương đã say mê tiếng hát của nữ nghệ sĩ Thanh Nga nên đã nài nỉ cha mẹ cho theo học ca cổ nhạc. Sau đó cô may mắn được nhạc sĩ Út Trong nhận làm đệ tử và được học tất cả bài bản nhỏ của sân khấu trong hai năm. Cũng chính nghệ sĩ Út Trong đã đặt cho cô nghệ danh Kim Hương.

Tuy vẫn ở nhà trường học văn hóa, mỗi lần nghe lại bản vọng cổ “Lắng Tiếng Chuông Ngân”, Kim Hương luôn cảm thấy như có tiếng gọi nào đó thôi thúc mình bước vào nghề sân khấu, và đến năm 12 tuổi thì cô được toại nguyện với sự đồng ý của cha mẹ. Thân phụ Kim Hương vốn quen thân với một giám đốc ngân hàng, là chồng của nữ nghệ sĩ nổi tiếng Bích Thuận, nên đã gởi gắm cô vào đoàn Thăng Long Huỳnh Thái ở rạp Aristo, nơi Bích Thuận đang là đào chánh tại đây.

Sau đó Kim Hương được nghệ sĩ Bích Thuận nhận làm con nuôi và hướng dẫn diễn xuất qua các vai đào con trong vở Giông Tố Đêm Thu, Phấn Hương… Chỉ hai tháng sau Kim Hương lại rời sân khấu vì còn quá nhỏ.

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Cô lại về nhà tiếp tục học thêm cổ nhạc với nhạc sĩ Hai Khuê, rồi lại được thầy giới thiệu cô vào học khóa đàn tranh ở trường Quốc gia âm nhạc và Kịch nghệ và học ca thêm các bài bản lớn. Sau khi ra trường, một năm sau, 1967, Kim Hương đi theo Bích Sơn hát ở đoàn Trăng Mùa Thu của bầu Nho, qua các vở diễn: Qua Mùa Giông Tố, Võ Đông Sơ Bạch Thu Hà, Công Chúa Thủy Tề, Bà Chúa Đền Vàng… Đoàn có những nghệ sĩ như Bích Sơn, Thanh Kim Lệ, Như Hà, Như Hạnh, Đắc Thành, Kiều Trúc Phương, Hoài Trúc Phương…

Đầu năm 1968, Kim Hương đã được 16 tuổi, đoàn Kim Chưởng mời cô về cộng tác, vừa tập vở “Người Nhạn Trắng”, chưa hát được thì đúng dịp Tết Mậu Thân, đoàn phải tạm ngưng hoạt động. Khi đoàn hát trở lại, Kim Hương đã tham gia những vở: Người Nhạn Trắng, Một Cành Miên Hương, Con Trai Người Nhạn Trắng, Hắc Long Huyết Trận, Chín Đường Tuyệt Kiếm, Hoa Biển… Đoàn Kim Chưởng là đoàn vốn lưu diễn thường xuyên, ít khi ở lâu tại Sài Gòn, nên đầu năm 1969 song thân Kim Hương không cô theo đoàn nữa. Cô rời đoàn rồi sau đó cộng tác với chương trình tivi của Thanh Tòng qua vài vở Hồ Quảng…

Trở thành ca sĩ phòng trà

Năm 1972, sinh hoạt sân khấu cải lương bị bế tắc, các rạp hát bị phim chưởng lấn chiếm hết, nghệ sĩ sân khấu phải đi đóng phim, hát ở các show tivi, đại nhạc hội để kiếm sống. Kim Hương ghi danh theo học ca tân nhạc ở lớp nhạc Lê Minh Bằng ờ đường Hai Bà Trưng. Cô được thầy chọn nghệ danh là Ngọc Tuyền, cùng học tân nhạc với cô còn có Tài Lương, Giáng Thu, Mạnh Quỳnh, Trang Mỹ Dung… Bấy giờ, lớp nhạc Lê Minh Bằng có lập thêm quán ca nhạc “Làng Văn” ở đường Phan Kế Bính để cho các học viên có môi trường hoạt động, luyện tập nghề nghiệp vững vàng.

Một năm sau, thấy nữ ca sĩ Ngọc Tuyền đã được nhiều người ưa thích, giọng ca và kỹ thuật khá điêu luyện qua những bản như: Sang Ngang, Nắng Chiều, Đường Xưa Lối Cũ, Thôi, Tà Áo Cưới, Hai Mùa Mưa, Kiếp Nghèo, Phố Buồn… các thầy của cô mới giới thiệu cô qua hát ở nhà hàng ca nhạc Pha Lê ở đường Công Lý. Nhạc trưởng của vũ trường là Huỳnh Hiếu (con của nghệ sĩ Tư Chơi, Huỳnh Thủ Trung) đã hướng dẫn thêm cho Ngọc Tuyền về nghề nghiệp.


Click để nghe Ngọc Tuyền song ca cùng Phương Đại ca khúc Hai Năm Rồi (trước 1975)

Sau đó bà Hai Hà, vợ của Huỳnh Hiếu, xem Ngọc Tuyền hát thấy cô có vẻ quen quen, rồi nhớ lại đây chính là cô đào hát trong vở Hồ Quảng của Thanh Tòng trên tivi, gương mặt lại giống người Trung Hoa mới có sáng kiến khuyên cô nên đi học ca tiếng Hoa vốn rất được ưa thích lúc bấy giờ ở các phòng trà ca nhạc vũ trường, bởi vì ca sĩ hát tiếng Pháp, tiếng Anh đã có quá nhiều. Thế là từ đó Ngọc Tuyền tập thử ca vài bài tiếng Hoa với bộ đồ sẩm duyên dáng, quả nhiên đã thành công một cách bất ngờ, nổi danh qua các bản nhạc Hoa lời Việt là Bao Giờ Anh Trở Lại, Hải Âu Phi Xứ, Mùa Thu Lá Bay, Nước Mắt Người Yêu, Tình Yêu Lamona, Mỹ Lan Mỹ Lan…

Nhờ vậy mà Ngọc Tuyền được mời hát ở nhiều phòng trà, vũ trường như Tự Do, Palaco, Are-En-Ciel, Bách Hỷ, Mỹ Mãn, Liberty… Ngọc Tuyền ca tiếng Hoa thạo đến nỗi có nhiều người tưởng rằng cô là người Trung Hoa chứ không ai nghĩ cô là người Việt Nam.

Từng rèn luyện gần 10 năm ở sân khấu cải lương, nhưng cô hoạt động tân nhạc như vậy cho tới 1975. Cũng trong thời gian này, cô đã có cơ duyên quen biết thân tình với vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga.

Nối bước Thanh Nga

Một thời gian sau biến cố 1975, đoàn Thanh Minh được tái lập và thành công qua hai tiết mục đầu tiên: Tấm Lòng Của Biển, Hoa Mộc Lan. Đến khi tập vở thứ ba là “Bên Cầu Dệt Lụa”, Thanh Nga vào vai Quỳnh Nga, Bạch Lê vai công chúa Bích Vân, các vai khác đều có đủ, chỉ thiếu người đóng vai Tiểu Loan. Vì vậy mà vở diễn bị tạm ngưng tập dợt để tìm người thử vai này.

Lúc này nghệ sĩ Thanh Nga đến thắp hương nơi bàn thờ của người em Đào Mai Tiên, khấn rằng kể từ lúc đó, nếu có nữ nghệ sĩ nào đến đoàn Thanh Minh Thanh Nga trước tiên thì cô nhận ngay cho đóng vai Tiểu Loan.

Cùng lúc đó, Kim Hương nhớ nghề, nhớ sân khấu cải lương, và nhớ lại lời hẹn của Thanh Nga trước đây: Bao giờ cải lương phồn thịnh trở lại thì hãy đến tìm…

Kim Hương đến thăm nữ nghệ sĩ Thanh Nga đúng vào lúc sau khi Thanh Nga khấn nguyện. Thanh Nga vừa xúc động vừa vui mừng nhận ngay Kim Hương vào đoàn Thanh Minh và ngay hôm sau được nhận vai Tiểu Loan. Đoàn bắt đầu dàn dựng vở “Bên Cầu Dệt Lụa” ra mắt khán giả sau đó. Thế là Ngọc Tuyền trở lại với nghệ danh sân khấu cải lương Kim Hương.

 

Nghệ sĩ Thanh Nga và Kim Hương trong vở Hoa Mộc Lan

Tiếp theo Kim Hương đã tham gia trong rất nhiều tuồng cải lương khác của đoàn Thanh Minh: Tiếng Trống Mê Linh (vai Nàng Tía), Tấm Lòng Của Biển (vai Xuân), Hoa Mộc Lan (vai Thu Sương), Bài Thơ Trên Cánh Diều (vai Tiểu Thơ), 20 Ngày Sống Trong Tình Yêu (vai Mai), Sau Ngày Cưới (vai Hạnh)… Riêng vở nổi tiếng Thái hậu Dương Vân Nga của Ca Lê Hồng dàn dựng, Kim Hương vào vai bà Đinh Điền, còn nghệ sĩ Thanh Nga vai Thái hậu.

Nghệ sĩ Kim Hương (trái) vai Nàng Tía và Hà Mỹ Xuân vai Trưng Nhị trong vở Tiếng Trống Mê Linh

Sau khi Thanh Nga đột ngột qua đời năm 1978, có nhiều người nghĩ rằng sẽ có một ngôi sao nào đó sẽ được mời về đoàn Thanh Minh thế vai Thanh Nga để tiếp tục công diễn vở “Thái hậu Dương Vân Nga”. Nhưng các quan chức của Sở VHTT sau khi xem truyền hình chiếu lại vở “Tiếng trống Mê Linh” đã thuyết phục trưởng đoàn là bà Nguyễn Thị Thơ nên để cho nghệ sĩ trong đoàn Thanh Minh lên thay vai Thanh Nga hơn là tìm người ngoài đoàn, và người được chọn chính là nghệ sĩ Kim Hương. Đề nghị này đã được đoàn chấp thuận và đạo diễn Huỳnh Nga đã giúp đỡ Kim Hương cố gắng diễn đạt vai Thái hậu.

Kim Hương được đánh giá là đạt được 50-70% nét diễn của Thanh Nga trong vai Thái hậu Dương Vân Nga. Lúc bấy giờ có nhiều người hỏi cảm nghĩ của Kim Hương sau vai diễn quan trọng này, cô đã từng phát biểu:

“Tôi đã không nghĩ rằng đóng được vai Thái hậu, vì nhu cầu bức thiết của hoàn cảnh đoàn, tôi đã cố gắng không sợ sệt cũng vì thương nhớ người chị tình thân Thanh Nga, nhất là tập thề đoàn giúp đỡ tôi, họ không sợ sệt thì tôi phải xứng đáng với sự giúp đỡ đó. Với quần chúng khán giả ủng hộ đông đảo và nồng nhiệt, tôi vui mừng phấn khởi, khi diễn tôi không cỏn nghĩ tôi là tôi nữa, mà như có chị Thanh Nga lảng vãng đâu đây, hay có Thanh Nga một phần trong tôi rồi màn buông xuống tôi mới sực tỉnh thấy lại mình là Kim Hương…”

Tuy nhiên, sự cố gắng của một người có đạt được thành tựu hay không, đôi khi còn tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh có thuận lợi hay không. Và sự nghiệp của nữ nghệ sĩ Kim Hương đã không được thuận buồm xuôi gió thời gian sau đó, nên đầu năm 1980 cô đành rời đoàn về nghỉ ở nhà một thời gian.


Click để nghe Kim Hương hát ca khúc Đêm Hoa Đăng trong vở cải lương Bên Cầu Dệt Lụa

Nỗi buồn của người nối bước

Năm 1981, nữ nghệ sĩ Kim Hương đi tỉnh hát ở đoàn Tiếng ca sông Cừu, hát chung với Minh Vương, Phú Quý, Hồng Nga… Nhưng vì đoàn này cứ đi lưu diễn xa dài ngày nên cô nghỉ hát về Sài Gòn cộng tác với các show tạp kỹ, đến năm 1982 cô về cộng tác với đoàn Trúc Giang, sau đó là Phước Chung.

Năm 1983, Kim Hương chính thức cộng tác với đoàn cải lương Long An I (Trưởng đoàn là Năm Vui), diễn qua những vở như: Khách Sạn Hào Hoa, Bạch Viên Tôn Các, Tình Ca Biên Giới, Cánh Hoa Trong Bão Táp, Trương Chi Mỵ Nương, Đất Và Hoa. Sau đó cô rời đoàn Long An I về hát đoàn Trung Hiếu (1986) qua các vở: Sóng Gió Cuộc Đời, Hương Lúa Tình Quê, Trận Tuyến Thầm Lặng, rồi một năm sau Kim Hương rời đoàn ở nhà dưỡng bệnh.

Đến năm 1989 cô trở lại đoàn Hương Mùa Thu diễn qua những vở: Lửa Phi Trường, Bão Lửa, Điệp Khúc Hương Cau, Bức Họa Mùa Xuân, Bến Đò Tao Ngộ… Thế rồi cũng vì đoàn này cứ lưu diễn miền xa nên Kim Hương đã rời đoàn một năm sau đó.

Billy Trương
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

ShareTweetPin

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương
Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Càng nhìn em yêu em hơn và yêu em mãi Dù phút êm đềm xa xưa nay đã đi vào...

by admin
March 9, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Ngọc Chánh (Ban Shotguns) – Tác giả của Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Tuổi Biết Buồn…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Nhạc sĩ Ngọc Chánh, tên tuổi gắn liền với ban Shotguns trước 1975, đã vừa qua đời tại Nam California...

by admin
January 8, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)

Nhạc sĩ Lam Phương là một trong những tên tuổi nổi bật nhất của làng nhạc Sài Gòn trước năm...

by admin
December 22, 2022
Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi
Tin Tức

Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi

Nhạc sĩ Hà Phương, tác giả của những ca khúc nhạc vàng quen thuộc là Mưa Qua Phố Vắng, Mùa...

by admin
December 5, 2022
Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975

Ban nhạc nữ Ba Con Mèo được xem là ban tam ca nữ nổi tiếng nhất của nhạc Việt thời...

by admin
December 2, 2022
Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975

Nền nghệ thuật Cải lương Việt Nam giai đoạn những năm 1960 – 1970 sinh ra nhiều cặp đào –...

by admin
November 1, 2022
Next Post
10 bài hát trữ tình hay nhất ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ – “Bài Tình Ca Cho Em”

10 bài hát trữ tình hay nhất ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ - "Bài Tình Ca Cho Em"

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Tiểu sử ca sĩ Tâm Đoan – Giọng ca ngọt ngào của làng nhạc hải ngoại thập niên 2000

Về một đoạn thơ quen thuộc trong nhạc vàng: “Anh biết ngày mai em lấy chồng” của thi sĩ Nhất Tuấn

Bộ sưu tập hình ảnh đẹp nhất của danh ca Thanh Thúy – “Hoa hậu nghệ sĩ” năm 1961

Ý nghĩa của bài thơ Động Hoa Vàng (Phạm Thiên Thư) – Rằng xưa có gã từ quan…

Phim Chân Trời Tím (diễn viên Hùng Cường, Kim Vui, Mộng Tuyền) – Đỉnh cao của điện ảnh miền Nam thập niên 1970

Vĩnh biệt danh ca Khánh Ngọc (1937-2021) – Tên tuổi tiêu biểu của làng nghệ thuật Sài Gòn thập niên 1950

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Gửi gió cho mây ngàn bay…

Nỗi lòng của Nguyễn Văn Khánh

Ngày về trong giấc mơ hoa

Ca khúc “Bà Mẹ Quê” của nhạc sĩ Phạm Duy – Nhớ về những người mẹ tần tảo ở quê xưa

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Chỉ Chừng Đó Thôi” (Phạm Duy) – Cả triệu người yêu nhau, còn ai là không thấu?

Cuộc đời buồn của nhạc sĩ Tô Thanh Sơn – Tác giả “Chút Kỷ Niệm Buồn”: Chiều nao anh với em nép bên thềm mưa hai đứa xem…

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.