ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Nghe nhạc từ “băng Akai” trước 1975 – Thanh âm vọng từ quá khứ

2022/05/25
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Nghe nhạc từ “băng Akai” trước 1975 – Thanh âm vọng từ quá khứ

Với những người yêu nhạc vàng xưa, thích nghe nhạc thu âm trước 1975, hiện nay việc tìm nghe những ca khúc đã được hát từ nửa thế kỷ trước đã rất dễ dàng. Việc nghe nhạc digital trên internet thuận tiện, ai cũng có thể nghe được, nhưng dẫu sao đó cũng là âm thanh thứ cấp đã nhiều lần bị chuyển âm, không còn có thể nghe được trọn vẹn những tinh hoa của các giọng hát một thời vàng son.

Với những người nghe nhạc khó tính, người ta thích nghe nhạc thu âm trước 1975 bằng máy phát (máy phát dĩa hoặc băng cối), đó là thứ âm thanh nguyên gốc, nghe loại nhạc được gọi là analog này gần giống như là được nghe live chính các ca sĩ ngày xưa hát ngay trước mắt. Tuy nhiên không nhiều người có điều kiện sắm một dàn máy phát cũ và các băng nhạc gốc để nghe, thay vào đó, nhiều người tìm đến các tiệm cafe nghe nhạc phát bằng băng cối.

Một góc quán cafe Tơ Vàng

Vài năm trước các tiệm cafe kiểu như vậy có không ít ở Sài Gòn, nhưng qua những làn sóng khó khăn của kinh tế, trong thời đại số mà người ta ưa chuộng sự nhanh chóng tiện lợi, dần dần có ít người tìm đến quán cafe ngồi kiên nhẫn chờ chủ tiệm lắp từng mặt băng nhạc và ngồi lắng mình để nghe thứ âm thanh phát ra từ quá khứ ấy. Vì vậy nên hầu hết các tiệm cafe mở băng cối ở Sài Gòn đã dẹp tiệm trong những năm qua.

Đầu tháng 5 năm 2022, có một tiệm cafe mở băng cối nhạc vàng mới vừa được khai trương, mang tên là Tơ Hồng, nằm ở số 12T3 đường Nguyễn Thị Minh Khai (gần sân vận động Hoa Lư). Đặc biệt quán này thuộc sở hữu của nhạc sĩ Thái Thịnh, một nhạc sĩ có nhiều bài hits nhạc trẻ nhưng đam mê nhạc vàng, thích nghe nhạc thời xưa. Anh cũng là tác giả của 1 số bài hát sáng tác cho Như Quỳnh được nhiều người yêu thích, đặc biệt là Duyên Phận.

Người viết này ghé thăm khi quán Tơ Hồng mở cửa chưa được bao lâu, ngoài dàn băng cối được nhạc sĩ Thái Thịnh để ngay chính diện quán, tôi còn được chủ quán cho xem hàng trăm băng gốc nhạc vàng sản xuất trước 1975. Anh nói rằng dàn máy phát tuy đẹp, hiếm, nhưng không quý bằng những băng gốc này. Máy hư có thể sửa hoặc dễ dàng mua máy khác, nhưng băng mà hư thì rất khó để kiếm lại.

Xem bài khác

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại

Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người

Tên quán Tơ Vàng được nhạc sĩ Thái Thịnh lấy cảm hứng từ những băng nhạc chủ đề Tơ Vàng của nhạc sĩ Văn Phụng thực hiện đầu thập niên 1970. Trong hình là băng Tơ Vàng với tiếng hát Lê Uyên Phương, một băng gốc rất hiếm người có

–

Ngoài trưng bày những thứ liên quan đến nhạc vàng xưa như máy phát, băng gốc, hình tờ nhạc xưa, chủ quán Tơ Vàng còn có những vật dụng cổ ngày xưa, như tivi, điện thoại, đồng hồ, tất cả đều còn hoạt động được

–

Nhạc sĩ Thái Thịnh cho biết hầu hết các máy phát và đồ cổ trong quán được anh mua lại từ một quán cafe có tiếng ở Vũng Tàu

Những năm thập niên 1960 là thời vàng son của dĩa nhựa tại miền Nam Việt Nam với hàng chục hãng sản xuất hoạt động, nổi tiếng nhất là Sóng Nhạc, Dĩa Hát Việt Nam, Continental, Dư Âm…

Dĩa nhựa, tên tiếng Anh là vinyl, có nghĩa là nhựa. Tuy nhiên người Việt lại quen gọi các loại dĩa nhạc hình tròn là dĩa than, có thể vì nó màu đen như than.

Dĩa đá 78 vòng/phút phát hành ở Việt Nam. Ảnh: diathan.com

Sang thập niên 1970, với sự ra đời của băng cối và máy magnetophone thì loại dĩa nhựa tại Nam Việt Nam bắt đầu thoái trào, thậm chí hãng dĩa Sóng Nhạc cũng đóng cửa mà không chuyển sang làm băng cối như các hãng khác.

Máy phát loại băng này được gọi là magnetophone, và các băng nhạc lắp vào được gọi là băng magnetic, người Việt quen gọi là băng cối (băng ma nhê) và máy Akai (là nhãn hiệu của loại máy phát phổ biến nhất). Thế mạnh lớn nhất của loại băng này là chứa được số lượng bài hát nhiều hơn so với dĩa nhựa, với khoảng 20 bài mỗi băng, hơn gấp đôi so với dĩa nhựa 33.3 vòng.

Băng cối – Tiếng Hát Thanh Tuyền của Thúy Nga phát hành năm 1971

–

Băng cối tiếng hát Khánh Ly – Sơn Ca 7 do nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông thực hiện có 17 bài hát

Điểm chung của 2 loại dĩa nhựa và băng cối này là âm thanh analog có độ phân giải cao, được giới chơi nhạc khó tính đánh giá ưa chuộng vì âm thanh trung thực.

Đầu phát băng cối hiệu Akai

Sang thập niên 1980, sự ra đời của CD và âm thanh kỹ thuật số (digital) với sự lưu trữ vượt trội, tiện dụng đã gần như bắt đầu cho một hồi kết cùa các loại băng, dĩa analog.

Từ thập niên 2000, sự ra đời của internet đã làm cho âm thanh analog đi vào dĩ vãng, không còn mấy người nhắc tới. Tuy nhiên trong giới chơi nhạc thì analog vẫn âm thầm tồn tại.

Đến vài năm vừa qua, các loại dĩa nhựa, LP vinyl đã bừng sống dậy, giới chơi nhạc analog hoạt động mạnh mẽ hơn. Nhiều ca sĩ Việt Nam ở trong nước và hải ngoại đã phát hành nhạc mới hoặc re-master các bản thu âm cũ thành dĩa nhựa một cách chính thức. Trước đó cũng đã có nhiều dĩa LP vinyl các bài hát của các ca sĩ nổi tiếng cũng được giới chơi nhạc phát hành không chính thức.

Những người chơi nhạc analog không phải chỉ là những người “hoài cổ”, mà còn là những người ưa chuộng loại âm thanh trung thực, sống động. Bởi vì theo lời của 1 người chơi nhạc analog lâu năm, nghe một cuốn băng cối hay dĩa nhựa với một dàn âm thanh chuyên dụng thì sẽ có cảm giác giống như là đang được nghe trực tiếp ca sĩ hát live, cho dù đó là âm thanh được thu từ hơn nửa thế kỷ trước.

Đông Kha – nhacxua.vn

ShareTweetPin

Xem bài khác

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại
Bàn Tròn Âm Nhạc

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại

Hơn 60 năm đã trôi qua kể từ ngày những bản Trịnh ca đầu tiên ra mắt công chúng, chưa...

by admin
June 25, 2022
Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người
Bàn Tròn Âm Nhạc

Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người

Nữ danh ca Thanh Thúy là một trong những ca sĩ nổi tiếng của dòng nhạc vàng, hát nhạc vàng...

by admin
June 22, 2022
Đôi nét về ca sĩ – nghệ sĩ Tài Lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Đôi nét về ca sĩ – nghệ sĩ Tài Lương trước 1975

Nghệ sĩ Tài Lương tên thật là Huỳnh Thị Tài Lương, sinh tại Sài Gòn, là chị ruột của nghệ...

by admin
June 21, 2022
Vĩnh biệt nghệ sĩ Tòng Sơn – Quái kiệt một thời
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nghệ sĩ Tòng Sơn – Quái kiệt một thời

Tin từ gia đình cho biết, nghệ sĩ Harmonica Tòng Sơn vừa qua đời chiều ngày 12/6/2022 tại nhà riêng,...

by admin
June 12, 2022
Bàn về việc sáng tác ca khúc xưa: “Giữ mãi tâm hồn luôn tươi xanh”
Bàn Tròn Âm Nhạc

Bàn về việc sáng tác ca khúc xưa: “Giữ mãi tâm hồn luôn tươi xanh”

Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ viết "Giáo Đường Im Bóng" vào lúc 17 tuổi. Nhạc sĩ Đặng Thế Phong viết...

by admin
June 12, 2022
Tiểu sử nhạc sĩ Đức Huy – “Người tình trăm năm” của âm nhạc
Bàn Tròn Âm Nhạc

Tiểu sử nhạc sĩ Đức Huy – “Người tình trăm năm” của âm nhạc

Nhạc sĩ Đức Huy là một trong những ca sĩ nhạc trẻ tiêu biểu của làng nhạc trẻ Sài Gòn...

by admin
June 9, 2022
Next Post
Tiểu sử nhạc sĩ Tùng Giang (1940-2009)

Tiểu sử nhạc sĩ Tùng Giang (1940-2009)

Comments 2

  1. Dinh Nguyễn says:
    1 month ago

    Hình như có cái gì sai sai khi tác giả nói về loại dĩa hát vinyl với loại dĩa than , mong tác giả nghiên cứu thêm. Chỉ nói vắn tắt là dĩa than không phải là dĩa nhựa.

    Reply
    • admin says:
      4 weeks ago

      vinyl là dĩa nhựa, không phải dĩa than. Không có dĩa nào làm bằng than được. Trước dĩa nhựa là loại dĩa đá

      Reply

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Bộ sưu tập hình ảnh đẹp của danh ca Bạch Yến qua thời gian

Ca sĩ Kim Ngân – “Hồng nhan một thời, lầm lỡ một đời”

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Hình ảnh “xưa và nay” của các ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng trước 1975 (Phần 3)

Cuộc đời và sự nghiệp của danh ca Tâm Vấn – Giọng hát lả lướt và thanh tao của một thời

Thanh Vũ – Giọng hát tưởng chừng như đã bị lãng quên

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Biết Đến Bao Giờ” (Lam Phương) – Ta quen nhau bao lâu nhưng tình đã có gì đâu…

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Khánh và hoàn cảnh sáng tác 2 ca khúc bất tử: “Nỗi Lòng” và “Chiều Vàng”

Thành phố buồn

Phân tích ý nghĩa trường ca Hòn Vọng Phu (Lê Thương) – Phần 2: Ai Xuôi Vạn Lý – Sự tích của núi sông

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Chỉ Chừng Đó Thôi” (Phạm Duy) – Cả triệu người yêu nhau, còn ai là không thấu?

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Biển Tình” (Lam Phương) – “Biển xanh cát trắng sóng hòa nhịp ái ân…”

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê minh bằng lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh nhạc tiền chiến phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.