ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Nghe lại những ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Ngọc Sơn thu âm trước 1975

2021/09/14
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Nghe lại những ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Ngọc Sơn thu âm trước 1975

Nhạc sĩ Ngọc Sơn sinh năm 1934, sinh ra trong một gia đình nghèo không có truyền thống nghệ thuật. Không có điều kiện theo học nhạc, nhưng vì đam mê nghệ thuật nên ông đã trải qua một quá trình dài với những nỗ lực hơn người để đạt được thành tựu nhất định trong làng nhạc.

Năm 20 tuổi, không có bất kỳ kiến thức nào về âm nhạc, nhạc sĩ Ngọc Sơn đến nghệ thuật ở tuổi 20 bằng cách nhờ một người bạn giới thiệu với nghệ sĩ Trần Văn Trạch để xin vô ban Sầm Giang chỉ để được hát trong chung ban hợp xướng vài chục người. Dù chỉ đóng một vai trò rất nhỏ trong ban Sầm Giang nhưng ông thấy được thỏa nguyện vì sống trong bầu không khí nghệ thuật. Cũng nhờ được đi lưu diễn nhiều lần cùng ban Sầm Giang, ông quen biết với vũ sư Lưu Hồng và theo học rồi trở thành vũ công của đoàn Lưu Bình Hồng.

Trở thành vũ công nhưng Ngọc Sơn vẫn chưa dứt niềm đam mê ca nhạc. Lúc đó các ca khúc của nhạc sĩ trẻ Lam Phương đang nổi đình đám khắp miền Nam, Ngọc Sơn rất hâm mộ Lam Phương và thường ra sạp bán nhạc tờ của nhà xuất bản Minh Phát để xem, rồi mua rất nhiều bản nhạc yêu thích về tự nghiên cứu. Ông đã học sáng tác những nốt nhạc đầu tiên bằng cách mua sách kẻ nhạc về rồi ký âm lại dựa theo các bài hát nổi tiếng, nhưng cách này không thành công.

Một hôm nhạc sĩ Ngọc Sơn gặp nhạc sĩ Thăng Long (tác giả bài Quen Nhau Trên Đường Về) và được nhạc sĩ này chỉ cho một cách là mua cuốn sách dạy viết nhạc tên là Để Sáng Tác Một Bài Nhạc Phổ Thông của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ xuất bản năm 1955. Đây có thể xem là cuốn sách “gối đầu giường” của rất nhiều nhạc sĩ miền Nam thời đó, như là Thanh Sơn, Thăng Long… Nhờ sách của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ mà cả một thế hệ nhạc sĩ đã thành danh, trong đó có nhạc sĩ Ngọc Sơn.

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Sau một thời gian dài mày mò tự học theo cuốn sách này, những ca khúc đầu tiên của nhạc sĩ Ngọc Sơn được thành hình. Ca khúc đầu tiên của ông được xuất bản là Ngõ Vào Đời, được viết dựa theo điệu hát ru con, nhưng không bán được. Mời các bạn nghe lại ca khúc đầu tay của nhạc sĩ Ngọc Sơn sau đây:


Click để nghe Hoàng Oanh hát Ngõ Vào Đời trước 1975

Kể từ ca khúc đầu tay vẫn còn non nước này, nhạc sĩ Ngọc Sơn đã không ngừng học hỏi để trau dồi khả năng sáng tác để có được một sự nghiệp âm nhạc, tuy không quá lừng lẫy, nhưng cũng được nhiều người ngưỡng mộ, nổi tiếng nhất là các ca khúc 100 Phần Trăm, Nét Son Buồn, Đêm Buồn Phố Thị…

Ngoài bút danh Ngọc Sơn (cũng là tên thật), ông còn sáng tác với nhiều bút danh khác nhau, đó là Lệ Uyên, Tú Nguyệt, Ngọc Xuân, Thụy Ngọc, Yến Phương, Kim Long.

Không chỉ sáng tác một mình, nhạc sĩ Ngọc Sơn còn hợp soạn cùng các nhạc sĩ khác, nhiều nhất là chung với nhạc sĩ Hoàng Trang, Đài Phương Trang, Tuấn Hải,… và cả nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông.

Những ca sĩ hát nhạc của Ngọc Sơn nhiều nhất là Giao Linh (cũng là học trò của ông), và danh ca Hùng Cường.

Sau đây, mời các bạn nghe lại những bản thu âm trước 1975 nhạc của nhạc sĩ Ngọc Sơn sáng tác:

100 Phần Trăm (viết chung với Tuấn Hải)

Bài hát nổi tiếng nhất trong sự nghiệp sáng tác của Ngọc Sơn, viết chung với nhạc sĩ Tuấn Hải, và cũng là bài hát viết cho chuyện tình có thật của ông vào dịp đầu năm 1968. Khi đó lửa loạn lan đến đô thành, nhạc sĩ Ngọc Sơn đang là lính chịu trách nhiệm bảo vệ an toàn cho người dân vào tị nạn trong trường Bác Ái. Trong số những người tị nạn đó có một nữ sinh trung học, và giữa họ nảy sinh một mối tình sâu sắc.

Người thiếu nữ này không hề biết gì về chuyện những người lính phải bị cấm trại 100% vào lúc dầu sôi lửa bỏng đầu năm Mậu Thân, không người lính nào được ra đường. Cô gái rủ đi xem phim, rủ đi Vũng Tàu… nhưng chàng lính Ngọc Sơn không thể đi được. Sợ người yêu giận nên ông đã viết thành bài 100 Phần Trăm để giải thích cho người yêu, mong sự thông cảm của cô gái:

Một trăm em ơi chiều nay một trăm phần trăm
Một trăm em ơi chiều nay một trăm phần trăm
Người yêu anh ơi giờ đây lại cấm trại rồi
Nào đâu nào biết tâm tư người lính
Lòng anh nao nao mỗi khi ta hẹn nhau với em tâm tình…


Click để nghe 100 Phần Trăm – Hùng Cường hát trước 1975

Nét Son Buồn

Chuyện tình với cô nữ sinh đó rồi cũng tan vỡ. Nuối tiếc về cuộc tình đó, ông đã viết thêm những bài hát khác, như là Còn Gì Nói Đêm Nay, đặc biệt là Nét Son Buồn, để nói hết những gì muốn nói sau chuyện tình buồn:

Khóc đi khóc cho vơi sầu
Em khóc đi, khóc duyên hững hờ.
Để lại dấu tích trong đời

Một mai em về với chồng
Mang theo một mối u hoài
Chất ngất thiên thu…


Click để nghe Nét Son Buồn – Thanh Lan hát trước 1975

Đêm Buồn Phố Thị

Đêm Buồn Phố Thị là ca khúc nổi tiếng trước 1975 của nhạc sĩ Ngọc Sơn, được yêu thích qua giọng hát Chế Linh.

Bài hát này thường bị nhầm lẫn với 1 bài khác trùng tên được sáng tác sau 1975, tác giả của bài hát mới này cũng 1 người mang tên Ngọc Sơn, đó là ca sĩ Ngọc Sơn trẻ.

Bài hát trước 1975 của nhạc sĩ Ngọc Sơn có lời như sau:

Trăng đêm đã lên rồi,
phố buồn buồn ngủ yên
Bọn tôi từ lâu phiêu lưu khắp sơn hà
Nay mới về thành đô…


Click để nghe Chế Linh hát Đêm Buồn Phố Thị trước 1975

Màu Tím Pensee – Mùa Pensée Nở (Đài Phương Trang – Ngọc Sơn)

Bài hát này được 2 nhạc sĩ hợp soạn, đó là Đài Phương Trang và Ngọc Sơn. Trong gia đình, nhạc sĩ Đài Phương Trang gọi Ngọc Sơn là cậu, cả 2 cũng đã từng làm việc chung cho hãng Continental của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông.

Pensée là loài hoa được nhắc nhiều đến trong nhạc vàng, và khi nhắc đến loài hoa này, người ta nhớ đến giọng ca Giao Linh nhiều nhất, với 2 ca khúc cùng được ký bút danh là Đài Phương Trang – Ngọc Sơn: Màu Tím Pensée và Mùa Pensée Nở.

Cả 2 ca khúc này đều được yêu thích từ trước năm 1975 với tiếng hát Giao Linh. Nếu nghe kỹ lại lời nhạc, chúng ta có thể biết rằng ca khúc Màu Tím Pensée được sáng tác trước ca khúc Mùa Pensée Nở, và câu chuyện trong 2 bài hát này được nối tiếp nhau.


Click để nghe Giao Linh hát Màu Tím Pensee trước 1975


Click để nghe Giao Linh hát Mùa Pensee Nở

Những bài hát khác ký tên chung Ngọc Sơn – Đài Phương Trang:

Nhạc sĩ Ngọc Sơn có khá nhiều sáng tác chung với nhạc sĩ Hoàng Trang. Có một điểm chung giữa 2 nhạc sĩ này, đó là cả 2 đều sử dụng khá nhiều bút hiệu khác nhau. Nếu như nhạc sĩ Ngọc Sơn là Lệ Uyên, Tú Nguyệt, Ngọc Xuân… thì nhạc sĩ Hoàng Trang là Triết Giang, Trần Nguyên Thụy, Thiên Tường, Hồng Đạt…

Trong số những sáng tác chung của 2 nhạc sĩ này, có bài hát Mộng Bình Thường, có nội dung và giai điệu khá giống với bài hát nổi tiếng Đêm Ru Điệu Nhớ của nhạc sĩ Hoàng Trang, mời các bạn nghe Thanh Tuyền hát sau đây:

Mời các bạn nghe lại những bài hát khác của 2 nhạc sĩ này cùng hợp soạn (Click vào hình để nghe):

Ngoài ra, nhạc sĩ Ngọc Sơn cũng sáng tác chung rất nhiều bài với nhạc sĩ Dzoãn Bình (bút danh khác là Vũ Đức):

Những bài hát khác thu âm khác 1975 của nhạc sĩ Ngọc Sơn:

nhacxua.vn biên soạn

 

Tags: ngoc sơn
ShareTweetPin

Xem bài khác

Nhớ về tiếng rao gánh hàng rong Sài Gòn ngày xưa qua ca khúc “Vọng Tiếng Rao Khuya” của nhạc sĩ Ngọc Sơn (trước 1975)
Cảm xúc âm nhạc

Nhớ về tiếng rao gánh hàng rong Sài Gòn ngày xưa qua ca khúc “Vọng Tiếng Rao Khuya” của nhạc sĩ Ngọc Sơn (trước 1975)

Nhạc sĩ Ngọc Sơn (thế hệ trước 1975) nổi tiếng với nhiều ca khúc nhạc vàng như 100 Phần Trăm,...

by admin
April 22, 2021
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Ngọc Sơn (trước 1975) – Tác giả của 100 Phần Trăm, Nét Son Buồn, Đêm Buồn Phố Thị…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Ngọc Sơn (trước 1975) – Tác giả của 100 Phần Trăm, Nét Son Buồn, Đêm Buồn Phố Thị…

Nhạc sĩ Ngọc Sơn (thế hệ trước 1975) nổi tiếng với nhiều ca khúc nhạc vàng như 100 Phần Trăm,...

by admin
September 14, 2020
Ca sĩ Ngọc Sơn và 2 thái cực trái ngược của một “giọng ca vàng” thập niên 90
Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca sĩ Ngọc Sơn và 2 thái cực trái ngược của một “giọng ca vàng” thập niên 90

Ca sĩ Ngọc Sơn tên thật là Phạm Ngọc Sơn, sinh năm 1968, bắt đầu nổi tiếng từ những năm...

by admin
November 25, 2019
Sự nhầm lẫn về 2 ca khúc trùng tên “Đêm Buồn Phố Thị” của nhạc sĩ Ngọc Sơn trước và sau năm 75
Bàn Tròn Âm Nhạc

Sự nhầm lẫn về 2 ca khúc trùng tên “Đêm Buồn Phố Thị” của nhạc sĩ Ngọc Sơn trước và sau năm 75

Trong nhạc vàng, trường hợp 2 bài hát trùng tên rất hiếm, và trường hợp bài hát trùng cả tên...

by admin
November 21, 2019
Nhạc sĩ Ngọc Sơn và câu chuyện tình sâu đậm trong ca khúc “100 Phần Trăm” và “Nét Son Buồn”
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nhạc sĩ Ngọc Sơn và câu chuyện tình sâu đậm trong ca khúc “100 Phần Trăm” và “Nét Son Buồn”

Những người thích nghe nhạc kích động trước năm 1975 không ai là không biết đến ca khúc 100 Phần...

by admin
September 25, 2019
Nhạc Tờ

Kể Từ Đêm Đó – Hoàng Trang, Ngọc Sơn

 Kể Từ  Đêm Đó - Thanh Thúy  Kể Từ  Đêm Đó - Giao Linh Đêm nao anh kể chuyện mình...

by phuongbuon
April 3, 2013
Next Post
Saigon xưa và nay – Những góc ảnh được chụp cùng vị trí (Phần 5)

Saigon xưa và nay – Những góc ảnh được chụp cùng vị trí (Phần 5)

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người

Ca khúc “Thuở Ban Đầu” và mối tình nhạc sĩ Phạm Đình Chương – Khánh Ngọc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Văn Giảng (Thông Đạt) – Tác giả của những ca khúc bất tử: Ai Về Sông Tương, Hoa Cài Mái Tóc…

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Ngọc Sơn (trước 1975) – Tác giả của 100 Phần Trăm, Nét Son Buồn, Đêm Buồn Phố Thị…

Nghe lại giọng hát Trường Hải qua những ca khúc quen thuộc thu âm trước 1975

Đôi nét về ca sĩ Khánh Ngọc – Giai nhân một thuở và những sóng gió cuộc đời

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Kể Chuyện Trong Đêm của nhạc sĩ Hoàng Trang: “Một đêm biết chuyện chúng mình yêu nhau…”

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Biển Tình” (Lam Phương) – “Biển xanh cát trắng sóng hòa nhịp ái ân…”

Chuyện tình nhạc sĩ Quốc Dũng – Bảo Yến và hoàn cảnh sáng tác “Bài Ca Tết Cho Em” (nhạc sĩ Quốc Dũng)

Hoàn cảnh sáng tác bài “Chuyến Tàu Hoàng Hôn” (Minh Kỳ & Hoài Linh): “Tà dương khuất trong sương là mỗi lần ngóng chờ…”

Ca khúc “Nụ Cười Sơn Cước” của nhạc sĩ Tô Hải và hình ảnh những người “sơn nữ” trong tân nhạc

Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng và cuộc tình định mệnh trong bài hát “Mười Năm Yêu Em”

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.