ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Nghe lại những bản thâu thanh hiếm của danh ca Minh Trang vào thập niên 1950

2021/08/17
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Nghe lại những bản thâu thanh hiếm của danh ca Minh Trang vào thập niên 1950

Danh ca Minh Trang đến với âm nhạc trong một dịp tình cờ và không chủ đích, ở cái tuổi đã quá trễ để bắt đầu sự nghiệp ca hát so với những danh ca khác cùng thời. Hầu hết những nữ danh ca Việt Nam khác thường đi hát chuyên nghiệp từ khi mới 17,18 tuổi, hoặc trễ nhất thì cũng 20 tuổi, còn tiếng hát Minh Trang xuất hiện lần đầu trên đài phát thanh Pháp (tiền thân của đài Pháp-Á) khi bà đã 27 tuổi.

Minh Trang xuất thân trong gia đình hoàng tộc, từ nhỏ được theo Tây học và tốt nghiệp Tú tài toàn phần của Pháp vào thời điểm hiếm có người phụ nữ Việt Nam nào học được cao như vậy. Bà thông thạo tiếng Pháp và văn hóa Đông Tây, nên trước khi là ca sĩ, danh ca Minh Trang được nhận đài phát thanh nhận vào làm biên tập viên kiêm phát thanh viên Pháp ngữ.

Danh ca Minh Trang kể lại:

“Bỏ Huế mà đi, tôi muốn tự lập. Vào đến Sài Gòn, đi mòn cả guốc không kiếm ra việc làm. May sao một hôm có người quen mách cho biết rằng ở đài Pháp Á đang tuyển người làm xướng ngôn viên tiếng Pháp, kiêm biên tập. Tôi đến nộp đơn thi cùng với nhiều phụ nữ người Pháp, rồi được tuyển. Tôi được chọn, chủ yếu là nhờ được học trường Pháp từ nhỏ, phát âm như người Pháp. Kiếm được việc, mừng quá”.

Công việc của bà là dịch những bản tin tiếng Pháp sang tiếng Việt, rồi tự mình trình bày bản tin đó trên làn sóng phát thanh. Trong lúc dịch tin, thỉnh thoảng bà ngẫu hứng một vài ca khúc tiếng Pháp. Rồi từ những lần hát nghêu ngao đó, Minh Trang trở thành ca sĩ của đài Pháp Á. Cơ duyên này được bà kể lại như sau:

Xem bài khác

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)

“Hồi đó nhạc sĩ Đức Quỳnh phụ trách một chương trình ca nhạc hàng tuần, ca sĩ trong ban nhạc đó là chị Ngọc Thanh, vợ của anh Đức Quỳnh. Một hôm chị Ngọc Thanh bệnh không đến hát được. Ngày đó không có thu thanh trước rồi tới giờ mới phát như hiện nay, mà là hát với ban nhạc trước máy vi âm và phát thanh trực tiếp trên làn sóng điện.

Không có ca sĩ cho ban nhạc, nên đài cuống lên không biết giải quyết tình trạng đó ra sao. Nhân vì thường khi ngồi làm việc, viết tin tức, tôi cứ hay tự hát nho nhỏ, nên đồng nghiệp cũng biết là tôi biết hát. Lúc đó ông Hoàng Cao Tăng là chủ sự Ban Văn Nghệ của đài mới qua đề nghị tôi có thể hát đỡ một bài. Tôi nói tôi chỉ nhớ mấy bài tiếng Pháp, còn bài nhạc Việt thì chỉ thuộc duy nhất bài Đêm Đông của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương. Tôi thuộc bài đó cũng vì hồi ở Huế tôi có chơi thân với chị Xuân Nga là vợ anh Thương, và đã từng hát Đêm Đông cho anh Thương nghe.

Ông Hoàng Cao Tăng nói nếu tôi thuộc thì cứ hát đại đi. Tôi bèn hát đại. Vậy là thành ca sĩ.

Thính giả cả 3 miền thích lắm, viết thư về đài rất nhiều. Ông Hoàng Cao Tăng liền đề nghị tôi hát thường xuyên, trả thù lao gấp đôi, bình thường hát như vậy được 150 đồng, còn tôi thì ổng trả 300 đồng.

Được mấy tuần lễ sau thì rất nhiều nhạc sĩ ngoài Hà Nội như các anh Dương Thiệu Tước, Vũ Thành, Nguyễn Văn Khánh, Hoàng Giác, Nguyễn Thiện Tơ, Thẩm Oánh gửi tác phẩm vào Sài Gòn nhờ tôi hát. Nhạc của ai tôi cũng hát cả.

Thành ra, tôi trở thành ca sĩ chuyên nghiệp là do sự tình cờ sắp xếp cho mình, chứ từ ngày nhỏ tôi không hề nghĩ mình sẽ chọn con đường âm nhạc”

Như vậy, từ một xướng ngôn viên, Minh Trang đã trở thành danh ca nổi tiếng nhất Sài Gòn trong một dịp hát thế như vậy.

Bắt đầu ca hát rất muộn và cũng nhanh chóng ngừng đi hát sau khi kết hôn với người chồng thứ 2 là nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, vì vậy sự nghiệp ca hát của Minh Trang chỉ kéo dài trong vài năm. Thời gian sau đó, Minh Trang vẫn hoạt động nghệ thuật, nhưng chủ yếu là làm việc trong đài phát thanh, thành lập ban Nhi Đồng (tiền thân của ban Tuổi Xanh), đồng thời cũng cùng với chồng sáng tác ca khúc, chỉ thỉnh thoảng thu âm trong dĩa 78 vòng và hát trên đài phát thanh. Sau đây là một số bản thâu thanh hiếm của Minh Trang vào thập niên 1950 còn lại cho đến ngày nay, mời các bạn nghe lại.


Click để nghe Minh Trang hát Nắng Chiều của Lê Trọng Nguyễn


Click để nghe 2 danh ca Minh Trang – Anh Ngọc hát Vợ Chồng Quê của Phạm Duy


Click để nghe 2 danh ca Minh Trang – Thái Hằng hát Gánh Lúa của Phạm Duy


Click để nghe Minh Trang hát Con Thuyền Không Bến của Đặng Thế Phong


Click để nghe Minh Trang hát Đêm Tàn Bến Ngự của Dương Thiệu Tước


Click để nghe Minh Trang hát Lá Thư Miền Trung của Lam Phương


Click để nghe Minh Trang hát Áng Mây Chiều của Dương Thiệu Tước


Click để nghe Minh Trang hát Dưới Nắng Hồng của Dương Thiệu Tước<


Click để nghe Minh Trang hát Sầu Lữ Thứ của Hùng Lân


Click để nghe Minh Trang và Trần Văn Trạch hát Hè Về của Hùng Lân

nhacxua.vn biên soạn

Tags: minh trang
ShareTweetPin

Xem bài khác

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước và mối tình với nữ danh ca Minh Trang – Nguồn cảm hứng sáng tác ca khúc “Ngọc Lan”
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước và mối tình với nữ danh ca Minh Trang – Nguồn cảm hứng sáng tác ca khúc “Ngọc Lan”

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước được ghi nhận là một trong những người đặt nền móng cho nền tân nhạc...

by admin
August 1, 2019
Next Post
Lịch sử hình thành hãng hàng không Air Vietnam và phi trường Tân Sơn Nhứt qua bộ sưu tập ảnh xưa

Lịch sử hình thành hãng hàng không Air Vietnam và phi trường Tân Sơn Nhứt qua bộ sưu tập ảnh xưa

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Cuộc đời và sự nghiệp của “đệ nhất danh ca” Thái Thanh (1934-2020)

Tôi Đưa Em Sang Sông là của ai sáng tác?

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Tuấn Vũ – Cánh chim phượng hoàng không mỏi

Nhìn lại sự nghiệp ngắn ngủi của những ca sĩ hải ngoại nổi tiếng một thời – P2: Hoàng Lan, Bảo Tuấn, Thúy Hằng

Bài hát “Giọt Mưa Thu” và cuộc đời “vạn cổ sầu” của nhạc sĩ Đặng Thế Phong

Vĩnh biệt nhạc sĩ Cung Tiến – Tác giả của Hoài Cảm, Thu Vàng

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Ca khúc Nhớ Nhau Hoài – Gió Về Miền Xuôi và mối giao cảm nghệ thuật của nhạc sĩ Anh Việt Thu và Thiên Hà

Hoàn cảnh sáng tác “Bãi Nắng” – Ca khúc hay nhưng ít người hát của nhạc sĩ Lam Phương

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc “Kiếp Nào Có Yêu Nhau” (Phạm Duy – Minh Đức Hoài Trinh)

Nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương và hoàn cảnh sáng tác Thu Ca, Thương Hoài Ngàn Năm…

Nhạc sĩ Anh Bằng, nhà thơ Nhất Tuấn và bài thơ-bài hát “Hoa Học Trò” – Bây giờ còn nhớ hay không?

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 và “Buồn Ơi Chào Mi” – Khi nỗi buồn trở thành bạn tri kỷ

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.