ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Tin Tức
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Chân dung những tiếng hát
    • Ca từ trong nhạc xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Tiểu sử các bài hát
  • Nghệ sĩ
    • Nhạc sĩ
    • Ca sĩ
  • Nhạc Tờ
  • Saigon Xưa
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Nghe lại những bài hát nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Bảo Thu (thâu thanh trước 1975)

2021/02/19
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Nghe lại những bài hát nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Bảo Thu (thâu thanh trước 1975)

Nhạc sĩ Bảo Thu sinh năm 1944, bắt đầu sáng tác năm 20 tuổi và có một số ca khúc quen thuộc với nhiều người yêu nhạc vàng suốt hơn 50 năm qua, tiêu biểu nhất là Nếu Xuân Này Vắng Anh, Giọng Ca Dĩ Vãng, Cho Tôi Được Một Lần…

Sau đây, mời các bạn nghe lại những bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ Bảo Thu được thâu thanh trước 1975.

Ca khúc đầu tiên trong sự nghiệp của nhạc sĩ Bảo Thu là Ước Vọng Tương Phùng, tuy bài hát này không được nhiều người biết tới nhưng cũng đã đánh một dấu mốc quan trọng trong cuộc đời sáng tác của ông.

Đó là khoảng năm 1964, nhạc sĩ Bảo Thu có cơ duyên gặp gỡ và thân thiết với nữ ca sĩ xinh đẹp Phương Hoài Tâm, lúc đó mới 14 tuổi. Một hôm cô ca sĩ này đưa cho Bảo Thu một bài thơ, và từ bài thơ đó ông đã phổ thành ca khúc mang tên Ước Vọng Tương Phùng, được đài phát thanh quân đội trao giải khuyến khích dành cho sáng tác mới.

Hai ca khúc sau đó của nhạc sĩ Bảo Thu là Cánh Thư Chiến Tuyến và Một Lời Cho Em, nhưng cũng không nổi tiếng, và phải đến ca khúc thứ 4 mang tên Đừng Hỏi Vì Sao Tôi Buồn thì nhạc sĩ Bảo Thu mới có được chút tiếng tăm khi ca khúc này được Lệ Thu thu âm trong dĩa nhựa của hãng dĩa Việt Nam, mời các bạn nghe lại sau đây:


Click để nghe Lệ Thu hát Đừng Hỏi Vì Sao Tôi Buồn trước 1975

Ngày nào mình chưa quen biết,
ngỡ ngàng khi đứng bên nhau
Ngày nay đã biết nhau rồi,
vẫn còn nhìn nhau không nói

Lần đầu gặp em anh hứa,
chúng mình sẽ mãi bên nhau
Giờ đây đôi ngã chia lìa,
chớ hỏi vì sao tôi buồn…

Ca khúc thứ 5 trong sự nghiệp của nhạc sĩ Bảo Thu là Tôi Thương Tiếng Hát Học Trò, viết chung với Mặc Thế Nhân. Thời điểm đó ca sĩ Phương Hoài Tâm vẫn còn học trung học, thường mặc áo dài trắng xuất hiện trên sân khấu nên được mệnh danh là Tiếng Hát Học Trò, từ đó nhiều người biết rằng Bảo Thu sáng tác ca khúc Tôi Thương Tiếng Hát Học Trò là xuất phát từ những cảm xúc dành cho cô ca sĩ khả ái này.

Ca khúc tiếp theo là 1 dấu son trong sự nghiệp của Bảo Thu, mang đến cho ông thành công cả về mặt danh tiếng lẫn tiền bạc, và có thể xem là bài hát nổi tiếng nhất của ông: Giọng Ca Dĩ Vãng. Nhạc sĩ Bảo Thu cho biết trong vòng 10 năm, đã có khoảng 1 triệu bản nhạc tờ của ca khúc Giọng Ca Dĩ Vãng được xuất bản, trở thành một hiện tượng của nhạc vàng thời điểm cuối thập niên 1960.

Bài hát này được ông sáng tác với cảm xúc từ mối tình đơn phương với nữ ca sĩ Phương Hoài Tâm. Mời các bạn nghe lại sau đây:


Click để nghe Giao Linh hát Giọng Ca Dĩ Vãng trước 1975

Ngày xưa mỗi lần em buông tiếng hát.
Thì anh tay phím nắn nót cung đàn.
Từng nhịp nhặt khoan anh ru hồn theo tiếng tơ,
nhẹ dịu lời ca em thăng trầm theo từng lúc….

Ca khúc tiếp theo của nhạc sĩ Bảo Thu được nhiều người biết đến là Thương Ca Mùa Hạ, hợp soạn cùng nhạc sĩ Thanh Sơn – một nhạc sĩ chuyên viết về mùa hạ và tuổi học trò.


Click để nghe Nhật Thiên Lan hát Thương Ca Mùa Hạ trước 1975

Hè về rồi đây tâm hồn xuyến xao
Nhắc đến biệt ly thương cảm nỗi sầu
Tiếng ve nức nở chan chứa
Sân trường còn lại hai đứa
Cầm tay nhau nói nhiều cũng buồn…

Sáng tác nổi tiếng tiếp theo của nhạc sĩ Bảo Thu, cũng là ca khúc quan trọng nhất trong cuộc đời ông, đó là Cho Tôi Được Một Lần.

Bài hát được sáng tác vào năm 1967, thời điểm nhạc sĩ Bảo Thu đã 23 tuổi những chưa hưng vẫn còn độc thân, bạn bè của ông thúc giục lập gia đình. Nhân dịp đó, nhạc sĩ Bảo Thu đã sáng tác ca khúc Cho Tôi Được Một Lần, với nội dung là lời mong ước sớm có được một ngày được “nhìn hoa giăng đầu ngõ” và “cài hoa đỏ lên tim”, nghĩa là nhìn thấy hoa cưới và được cài hoa chú rể lên ngực áo:

Chᴏ tôi đượᴄ một Ɩần nhìn hᴏɑ ɡiănɡ đầᴜ nɡõ
Một Ɩần ᴄài hᴏɑ đỏ Ɩên tim
Một Ɩần dìᴜ em sɑnɡ nhà mới
Tình yêᴜ tɾᴏnɡ tầm với
Nɡọt tiếnɡ nói thơm môi

Đến tận 6 năm sau đó, nhạc sĩ mới hoàn thành ước nguyện đó khi kết duyên cùng nữ ca sĩ Thanh Tâm, và ca khúc này cũng trở thành món quà cầu hôn đầy ý nghĩa.

Bài hát được danh ca Lệ Thu hát đầu tiên trong dĩa nhựa Việt Nam với phần hòa âm của nhạc sĩ Văn Phụng, mời các bạn nghe lại sau đây:


Click để nghe Lệ Thu hát Cho Tôi Được Một Lần trước 1975

Khoảng đầu năm 1968, nhạc sĩ Bảo Thu sáng tác một ca khúc khác đã đạt được thành công rất lớn, đó là bài nhạc xuân Nếu Xuân Này Vắng Anh, người trình bày ca khúc này đầu tiên là ca sĩ Trúc Ly, thu âm trong dĩa hát Việt Nam:

Xuân đã về Anh có hay
Hoa bướm vui mùa sum vầy
Nơi Phương trời Anh có nhớ
Một người luôn nhắc tên Anh
Và mơ duyên lứa đôi.


Click để nghe Trúc Ly hát Nếu Xuân Này Vắng Anh trước 1975

Nếu Xuân Này Vắng Anh là một trong những ca khúc xuân thành công nhất lịch sử nhạc vàng với lượng tiêu thụ dĩa nhạc và tờ nhạc rất lớn. Tuy nhiên trong một lần trò chuyện, nhạc sĩ bảo Thu nói rằng đây lại là ca khúc được nhạc sĩ viết rất gấp trong thời gian rất ngắn, và lúc sáng tác xong, ông đã không nghĩ là bài hát này lại có được thành công lớn đến như vậy, vẫn được yêu thích dù hơn nửa thế kỷ đã trôi qua.

Cũng trong năm 1968, có một số hãng thu âm khác muốn mua nhạc của ông, nhưng vì đã ký độc quyền cái tên Bảo Thu để sáng tác riêng Hãng Dĩa Việt Nam, nên sau khi hỏi ý kiến hãng dĩa này, ông đã được này đồng ý để sáng tác một số ca khúc khác với bút danh Trần Anh Mai, tiêu biểu nhất là bài nhạc xuân mang tên Xuân Trong Rừng Thẳm. Bút danh Trần Anh Mai viết tắt thành T.A.M, gợi nhớ đến tên Tâm, cái tên của những người có duyên với cuộc đời của ông, như ca sĩ Phương Hoài Tâm và ca sĩ Thanh Tâm (là người vợ sau này của Bảo Thu).


Click để nghe Ban Tam Ca Sao Băng hát Xuân Trong Rừng Thẳm trước 1975

Bài hát Xuân Trong Rừng Thẳm được nhạc sĩ Bảo Thu sáng tác trong một chuyến công tác tại Đà Lạt, có tiết tấu vui, giai điệu sôi động, thể hiện khung cảnh nên thơ của đời lính, là tâm trạng của người chinh nhân đi hành quân chợt bắt gặp mùa xuân tràn về nơi rừng thẳm, vừa náo nức, rung động trước cảnh sắc xuân vừa trùng nhẹ trong tâm tư, thương nhớ, hồi tưởng về cố hương xa xôi. Dòng cảm xúc trong ca khúc tuy có biến đổi, không thuần chất tươi vui nhưng cũng không trầm buồn, mà náo động, khí khái đầy chất quân hành. Bài hát này đặc biệt được yêu thích qua phần trình bày của Ban Tam Ca Sao Băng:

Theo cánh quân tôi băng rừng
Kìa đàn én nhởn nhơ đầu gió
Cành mai thắm chắn bước quân đi
Ô! Chúa xuân đến trên trần gian
Cho thế nhân xây mộng thắm…

 Đông Kha (nhacxua.vn) biên soạn

Tags: bảo thu
ShareTweetPin
Next Post
Chuyện tình trong “Bài Không Tên Số 3” của nhạc sĩ Vũ Thành An: “Đời dài như tiếng kinh cầu…”

Chuyện tình trong "Bài Không Tên Số 3" của nhạc sĩ Vũ Thành An: "Đời dài như tiếng kinh cầu..."

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Hai Sắc Hoa Tigon – Bài thơ bất tử đến từ trong sọt rác

Cuộc đời buồn của ca sĩ Dạ Hương – Một làn hương đã tan đi trong bóng đêm

Nhớ về ban nhạc trào phúng AVT một thời lừng lẫy

Sự nghiệp ca hát của ca sĩ Băng Tâm – Người học trò của nhạc sĩ Duy Khánh và Nhật Ngân

Nghe lại 15 bản thu âm hay nhất của ca sĩ Thái Châu trước 1975

Ca sĩ Phương Diễm Hạnh – Giọng ca ngọt ngào, da diết và sự tiếc nuối của người hâm mộ

TIỂU SỬ BÀI HÁT

“Buồn Ơi Chào Mi” (nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9) – Khi nỗi buồn trở thành người tri kỷ

Ca khúc “Mùa Thu Chết” (Phạm Duy) và và giọng hát Julie Quang tròn nửa thế kỷ trước

Hoàn cảnh sáng tác “Đêm Nhớ Trăng Sài Gòn” (Du Tử Lê – Phạm Đình Chương) – Giai điệu buồn của những người Việt ly hương

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài hát Mưa Hồng (Trịnh Công Sơn) – “Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ…”

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Ngày Xưa Hoàng Thị” (Phạm Thiên Thư – Phạm Duy) – Ca khúc dành cho những mối tình học trò lặng lẽ

Câu chuyện cảm động đằng sau hoàn cảnh sáng tác bài “Dạ Cổ Hoài Lang”

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Giải thích những ca từ “bí hiểm” và gây khó hiểu trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh dương thiệu tước giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang huỳnh anh khánh ly lam phương le thu lê dinh lê minh bằng lê thương minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngô thụy miên ngọc lan nhạc tiền chiến phương dung phạm duy phạm thế mỹ phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thanh tuyền thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

Content Protection by DMCA.com

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Tin Tức
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Chân dung những tiếng hát
    • Ca từ trong nhạc xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Tiểu sử các bài hát
  • Nghệ sĩ
    • Nhạc sĩ
    • Ca sĩ
  • Nhạc Tờ
  • Saigon Xưa

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.