ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Nghe lại đôi song ca Thế Sơn – Thủy Tiên cách đây 30 năm với ca khúc Anh Cho Em Mùa Xuân

2022/01/07
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Nghe lại đôi song ca Thế Sơn – Thủy Tiên cách đây 30 năm với ca khúc Anh Cho Em Mùa Xuân

Mời các bạn nghe lại ca khúc Anh Cho Em Mùa Xuân (nhạc sĩ Nguyễn Hiền, thơ Kim Tuấn) với giọng hát của đôi song ca trẻ và rất nổi tiếng từ cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990 ở trong nước là Thế Sơn và Thủy Tiên, bản thu âm, thu hình từ khoảng 30 năm trước.

Thời gian sau đó, cả Thế Sơn và Thủy Tiên đều rời Việt Nam sang Mỹ định cư và tiếp tục được khán giả yêu thích, trở thành những ca sĩ nổi tiếng hải ngoại, xuất hiện thường xuyên trên sân khấu Paris By Night.


Click để xem

Bên cạnh nghe nhạc, chúng ta còn có thể nhìn lại những hình ảnh đầy kỷ niệm của Sài Gòn thập niên 1990 trong MV này.

Ca sĩ Thủy Tiên có tên gọi đầy đủ là Huyền Tôn Nữ Thủy Tiên. Gia đình là người dòng dõi hoàng tộc Huế và được sinh ra, lớn lên tại Sài Gòn. Cô nổi tiếng trong làng ca nhạc Sài Gòn từ đầu thập niên 1990, được khán giả nhớ đến qua phong cách trẻ trung, được yêu thích đầu tiên là với những ca khúc học trò, phù hợp với lứa tuổi và chất giọng trong sáng, như Cô bé Dỗi Hờn, Trò Chơi, Mong Đợi Ngậm Ngùi…


Click để nghe Thế Sơn – Thủy Tiên hát Mong Đợi Ngậm Ngùi năm 1991

Xem bài khác

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)

Cơ duyên đến với sự nghiệp ca hát của Thủy Tiên là trong một dịp đến vũ trường Đại Thế Giới tham dự sinh nhật một người bạn vào tháng 5 năm 1989, cô được bạn bè mời lên hát giúp vui. Giọng hát và ngoại hình trẻ trung của cô chinh phục được mọi người có mặt, ngay lập tức Thủy Tiên được người phụ trách chương trình ca nhạc của vũ trường mời cộng tác.

Cũng tại vũ trường này, Thủy Tiên gây ấn tượng với các nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện, Tôn Thất Lập… trong một lần họ ghé chơi. Nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện đã mời cô thu băng một số nhạc phẩm của mình, đồng thời giới thiệu cô ca sĩ trẻ này với nhạc sĩ Lý Được, một nhạc sĩ sử dụng bass kỳ cựu từ cuối thập niên 1960 và được Lý Được mời gia nhập ban nhạc Hy Vọng của ông.

Từ sau đó, Thủy Tiên trở thành ca sĩ trẻ rất được yêu thích của nhạc trẻ Việt Nam thời kỳ thập niên 1990, trước khi sang Mỹ định cư năm 2001 và tham gia thị trường âm nhạc hải ngoại, trở thành ca sĩ độc quyền của trung tâm Thúy Nga trong một thời gian dài.

Về ca sĩ Thế Sơn, sdù đã nổi tiếng ở trong nước, nhưng sự nghiệp của anh có sự phát triển tột bực khi sang hải ngoại và trở thành một trong những nam ca sĩ được yêu thích nhất thế hệ từ thập niên 1980 đến nay. Anh là ca sĩ có phong cách hát đa dạng, không chỉ nổi tiếng với dòng nhạc vàng, và còn ghi dấu ấn đậm nét trong nhiều thể loại, như nhạc quê hương, nhạc trẻ hay là những bài tình ca lãng mạn.

Ca sĩ Thế Sơn tên thật là Bùi Thế Sơn, sinh năm 1965 tại Sài Gòn. Thế Sơn học tiểu học ở trường Taberd danh tiếng, lên cấp 2 vào học trường Marie Curie. Sau khi học xong trung học, vì mang lý lịch con sĩ quan chế độ cũ nên Thế Sơn không được học đại học, chỉ đến khi thay đổi lý lịch thì mới được vào học Nhạc Viện Âm Nhạc năm 1985, khi anh đã 20 tuổi, trễ 2 năm so với độ tuổi thông thường.

Chỉ 1 năm sau khi học ở nhạc viện, Thế Sơn bắt đầu đi hát xuất hiện lần đầu tiên trong một chương trình ca nhạc của đoàn Hương Miền Nam (của nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thiết) với ca khúc “Quê Hương, Tình Yêu Và Tuổi Trẻ” của nhạc sĩ Quốc Dũng. Khán giả ngay lập tức ấn tượng với giọng hát đầy nội lực nhưng cũng rất truyền cảm của chàng ca sĩ trẻ điển trai. Sau đó anh may mắn nhận được sự nâng đỡ của nhiều người, trong đó nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện là người đầu tiên lăng xê tên tuổi của Thế Sơn. Chính nhạc sĩ này cũng là người đầu tiên ghép đôi để Thế Sơn song ca với nữ ca sĩ xinh đẹp Thủy Tiên trong các ca khúc quen thuộc với thế hệ học sinh – sinh viên lúc đó là Mong Đợi Ngậm Ngùi, Trò Chơi…

Ngoài việc hát ở các sân trường đại học, Thế Sơn bắt đầu cộng tác thường xuyên với các vũ trường, phòng trà khắp Sài Gòn như Rex, Queen Bee, Maxim’s, Lê Lai hay Intershop… vào lúc những tụ điểm giải trí bắt đầu sôi động trở sau thời gian dài im ắng.

Khi đang là ca sĩ ăn khách thì Thế Sơn cùng gia đình sang Mỹ theo diện HO vào ngày 14 tháng 3 năm 1994.

Thế Sơn năm 1994, khi đặt chân lần đầu lên nước Mỹ

Đặt chân trên xứ người khi đã gần 30, ở cái tuổi không còn trẻ để bắt đầu lại cuộc sống mới, sự nghiệp mới, Thế Sơn không tránh khỏi tình trạng bỡ ngỡ khi đặt chân xuống thành phố San Jose, miền bắc California.

Đó là thời điểm làng nhạc hải ngoại vẫn đang rất sôi động và đang khao khát tìm kiếm những nhân tố mới, nên Thế Sơn nhanh chóng chứng tỏ được khả năng của mình ở môi trường mới. Anh khởi đầu sự nghiệp ca hát ở hải ngoại tại vũ trường Lido.

Chỉ 4 tháng sau khi đặt chân lên đất Hoa Kỳ, Thế Sơn đã từ chối một số lời mời từ các trung tâm nhỏ để ký hợp đồng độc quyền trong 3 năm với trung tâm Thúy Nga, từ đó tên tuổi của anh ngày càng quen thuộc với khán thính giả Việt Nam trên khắp thế giới, và giọng hát của anh cũng quay ngược trở lại về trong nước qua các loại dĩa lậu, khán giả rất yêu mến giọng hát ngọt ngào của anh trong các liên khúc quê hương hát cùng Hương Lan.


Click để nghe giọng hát Thế Sơn trên Paris By Night

nhacxua.vn biên soạn

ShareTweetPin

Xem bài khác

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Ngọc Chánh (Ban Shotguns) – Tác giả của Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Tuổi Biết Buồn…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Nhạc sĩ Ngọc Chánh, tên tuổi gắn liền với ban Shotguns trước 1975, đã vừa qua đời tại Nam California...

by admin
January 8, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)

Nhạc sĩ Lam Phương là một trong những tên tuổi nổi bật nhất của làng nhạc Sài Gòn trước năm...

by admin
December 22, 2022
Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi
Tin Tức

Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi

Nhạc sĩ Hà Phương, tác giả của những ca khúc nhạc vàng quen thuộc là Mưa Qua Phố Vắng, Mùa...

by admin
December 5, 2022
Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975

Ban nhạc nữ Ba Con Mèo được xem là ban tam ca nữ nổi tiếng nhất của nhạc Việt thời...

by admin
December 2, 2022
Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975

Nền nghệ thuật Cải lương Việt Nam giai đoạn những năm 1960 – 1970 sinh ra nhiều cặp đào –...

by admin
November 1, 2022
Thời thơ ấu và những năm đầu sự nghiệp của Như Quỳnh được kể lại qua bài báo năm 2000
Bàn Tròn Âm Nhạc

Thời thơ ấu và những năm đầu sự nghiệp của Như Quỳnh được kể lại qua bài báo năm 2000

Năm 2000, Như Quỳnh đã trải qua hơn 5 năm sự nghiệp ca nhạc ở hải ngoại. Quãng thời gian...

by admin
October 24, 2022
Next Post
Nhớ về những mùa xuân xưa qua 2 ca khúc “Nhớ Một Chiều Xuân” và “Dáng Xuân Xưa” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông

Nhớ về những mùa xuân xưa qua 2 ca khúc "Nhớ Một Chiều Xuân" và "Dáng Xuân Xưa" của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Ca sĩ Hồ Hoàng Yến – Phong cách thời trang quyến rũ và giọng hát đầy ma lực của làng nhạc hải ngoại

Nhan sắc khả ái của ca sĩ Phương Hoài Tâm qua bộ sưu tập hình ảnh trước 1975

Tiếng hát Duy Khánh giữa Saigon

Nhạc sĩ Lê Văn Chánh (thân phụ ca sĩ Như Quỳnh) và ca khúc “Tình Đầu” – Mối tình đầu đẹp và nhiều xót xa

Khi nhạc sĩ Từ Công Phụng hát nhạc của Từ Công Phụng

Thanh Vũ – Giọng hát tưởng chừng như đã bị lãng quên

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Ca khúc Nhớ Nhau Hoài – Gió Về Miền Xuôi và mối giao cảm nghệ thuật của nhạc sĩ Anh Việt Thu và Thiên Hà

Thoáng gặp, thoáng yêu trong nắng chiều

Nữ thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh và nhạc Phạm Duy

Sự tích về “Lá Diêu Bông” trong thơ – nhạc, và mối tình “chị – em” của thi sĩ Hoàng Cầm

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Cô Láng Giềng” – Nhạc sĩ tài hoa bạc mệnh Hoàng Quý và nỗi oan nhiều năm của “cô láng giềng”

Hoàn cảnh sáng tác “Mưa Rừng”, “Lạnh Trọn Đêm Mưa” và câu chuyện tình buồn của người nghệ sĩ

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.