ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Nghe lại bản thu hiếm ca khúc “Chiến Sĩ Vô Danh” với giọng hát của giáo sư Trần Văn Khê vào năm 1950

2021/06/23
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Nghe lại bản thu hiếm ca khúc “Chiến Sĩ Vô Danh” với giọng hát của giáo sư Trần Văn Khê vào năm 1950

Cố giáo sư – nhạc sĩ Trần Văn Khê là nhà nghiên cứu văn hóa, âm nhạc cổ truyền nổi tiếng nhất của Việt Nam thời cận đại. Ông là người Việt Nam đầu tiên đậu tiến sĩ ngành âm nhạc học tại Pháp, là giáo sư tại Đại học Sorbonne (Pháp), đồng thời là thành viên danh dự Hội đồng Âm nhạc Quốc tế – UNESCO.

Giáo sư Trần Văn Khê còn là người có bề dày trong hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, có công lớn trong việc quảng bá âm nhạc Việt Nam nói riêng, văn hóa Việt Nam nói chung ra thế giới.

Đặc biệt, Trần Văn Khê còn là một trong những nghệ sĩ Việt Nam đầu tiên có những bản thu âm tại Pháp với nghệ danh là Hải Minh (được ghép từ tên của 2 người con đầu của ông).

Năm 1943, giáo sư Trần Văn Khê lập gia đình với bà Nguyễn Thị Sương, là người bạn gái học cùng lớp. Năm 1944, họ đón người con đầu lòng đặt tên là Trần Quang Hải.

Năm 1945, ông tham gia kháng ᴄhιến, đến năm 1946 có người con trai thứ 2 tên là Trần Quang Minh.

Năm 1948, ông bị Pháp bắt một thời gian và giam trong khám Catinat vì hoạt động kháng ᴄhιến.

Xem bài khác

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại

Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người

Năm 1949, vì hoạt động đã bị lộ, ông rời Việt Nam sang Pháp, vừa để “lánh lạn”, cũng là để du học với hai bàn tay trắng. Để có tiền ăn học trên xứ người, ông đi hát với nghệ danh là Hải Minh (ghép từ tên của 2 người con trai đầu).

Năm 1950, ca sĩ Hải Minh có thu âm một số ca khúc cho hãng dĩa Oria của Pháp. Khi đó ông Lê Quang Tư, là giám đốc Oria tại Việt Nam, đã đề nghị Hải Minh (tức giáo sư Trần Văn Khê) thu thanh một số bài tân nhạc do những nhạc sĩ nổi tiếng đương thời sáng tác. Các bản thu này được in thành dĩa tại Pháp và có kỹ thuật tốt hơn những dĩa hát xuất bản ở trong nước.

Giáo sư Trần Văn Khê kể lại:

“Khi gặp tôi, anh Lê Văn Tư đề nghị tôi thâu thanh các bài hát tân nhạc. Hãng Oria đề nghị một số bài đồng thời gởi bản ký âm có nhạc và lời cho tôi chọn. Tôi thấy thích nên bằng lòng lo việc phối khí và tìm dàn nhạc phụ họa.

Người lo việc phối khí cho dĩa nhạc này là ông Ghestem. Ông là chỉ huy dàn nhạc tại rạp Gaîté lyrique nhưng ông có một số bạn thân đàn trong dàn nhạc opéra, đàn hay. Biết ý của ông nên khi thâu thanh cho dĩa Oria, ông thường gọi các nhạc công ấy họp thành một dàn nhạc nhẹ, mỗi người biết đàn hay thổi 2-3 nhạc cụ khác nhau, nhờ vậy mà chỉ có 7 hay 8 nhạc công, đủ màu sắc âm thanh: các loại kèn saxo ténor, saxo soprano; clarinette, hautbois, trompette sáo ngang, violon, lục huyền cầm Tây Ban Nha…”

Đây là một trường hợp đặc biệt, vì thuở đó, ca sĩ hát chỉ có được 1 vài cây guitar đàn theo, nhưng những bản thu này của Hải Minh có cả một dàn nhạc để phụ họa.

Dưới đây là hình dĩa hát Oria của ca sĩ Hải Minh hát Lửa Rừng Đêm.

Mời các bạn nghe lại bàn thu âm năm 1950, ca khúc Chiến Sĩ Vô Danh của nhạc sĩ Phạm Duy do ca sĩ Hải Minh (tức Trần Văn Khê) trình bày. Đến nay, bản thu âm này vừa tròn 70 năm.


Click để nghe Chiến Sĩ Vô Danh (Trần Văn Khê – Hải Minh hát)

Ca khúc Chiến Sĩ Vô Danh được nhạc sĩ Phạm Duy viết trong thời kỳ ông tham gia kháng chiến thập niên 1940. Khi đó, ngoài những ca khúc lãng mạn là Cây Đàn Bỏ Quên, Cô Hái Mơ, nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác nhiều bài thuộc thể loại hùng ca: Gươm Tráng Sĩ, Chinh Phụ Ca, Thu Chiến Trường, Chiến Sĩ Vô Danh…

Bài: Đông Kha (nhacxua.vn)

ShareTweetPin

Xem bài khác

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại
Bàn Tròn Âm Nhạc

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại

Hơn 60 năm đã trôi qua kể từ ngày những bản Trịnh ca đầu tiên ra mắt công chúng, chưa...

by admin
June 25, 2022
Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người
Bàn Tròn Âm Nhạc

Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người

Nữ danh ca Thanh Thúy là một trong những ca sĩ nổi tiếng của dòng nhạc vàng, hát nhạc vàng...

by admin
June 22, 2022
Đôi nét về ca sĩ – nghệ sĩ Tài Lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Đôi nét về ca sĩ – nghệ sĩ Tài Lương trước 1975

Nghệ sĩ Tài Lương tên thật là Huỳnh Thị Tài Lương, sinh tại Sài Gòn, là chị ruột của nghệ...

by admin
June 21, 2022
Vĩnh biệt nghệ sĩ Tòng Sơn – Quái kiệt một thời
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nghệ sĩ Tòng Sơn – Quái kiệt một thời

Tin từ gia đình cho biết, nghệ sĩ Harmonica Tòng Sơn vừa qua đời chiều ngày 12/6/2022 tại nhà riêng,...

by admin
June 12, 2022
Bàn về việc sáng tác ca khúc xưa: “Giữ mãi tâm hồn luôn tươi xanh”
Bàn Tròn Âm Nhạc

Bàn về việc sáng tác ca khúc xưa: “Giữ mãi tâm hồn luôn tươi xanh”

Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ viết "Giáo Đường Im Bóng" vào lúc 17 tuổi. Nhạc sĩ Đặng Thế Phong viết...

by admin
June 12, 2022
Tiểu sử nhạc sĩ Đức Huy – “Người tình trăm năm” của âm nhạc
Bàn Tròn Âm Nhạc

Tiểu sử nhạc sĩ Đức Huy – “Người tình trăm năm” của âm nhạc

Nhạc sĩ Đức Huy là một trong những ca sĩ nhạc trẻ tiêu biểu của làng nhạc trẻ Sài Gòn...

by admin
June 9, 2022
Next Post
Vài cảm nhận về nhu cầu nghe nhạc vàng của khán giả hiện nay

Vài cảm nhận về nhu cầu nghe nhạc vàng của khán giả hiện nay

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Nghe nhạc từ “băng Akai” trước 1975 – Thanh âm vọng từ quá khứ

Ca sĩ Hùng Cường: Từ nghệ sĩ tài hoa đến ngôi mộ nhỏ ven đường làng Bến Tre

Mối tình đầu lãng mạn và cuộc hôn nhân ít người biết của Hùng Cường năm 20 tuổi

Ca sĩ Kim Ngân – “Hồng nhan một thời, lầm lỡ một đời”

Hình ảnh “xưa và nay” của các ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng trước 1975 (Phần 3)

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Biển Nhớ” (nhạc sĩ Trịnh Công Sơn) – “Trời cao níu bước Sơn-Khê…”

Nhớ về tiếng rao gánh hàng rong Sài Gòn ngày xưa qua ca khúc “Vọng Tiếng Rao Khuya” của nhạc sĩ Ngọc Sơn (trước 1975)

Ca khúc “Cho Người Tình Lỡ” và chuyện tình buồn như tiểu thuyết của nhạc sĩ Hoàng Nguyên: “Khóc mà chi yêu thương qua rồi…”

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Lời Tạ Từ (nhạc sĩ Dzũng Chinh) – “Nhớ chăng là lúc em đến trong màu trắng…”

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Em Về Miệt Thứ” của nhạc sĩ Hà Phương – “Miệt Thứ” là ở đâu?

Chuyện tình định mệnh của Nguyễn Tất Nhiên qua bài hát “Hai Năm Tình Lận Đận”

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê minh bằng lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh nhạc tiền chiến phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.