ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Saigon xưa

Những hình ảnh mang đầy hoài niệm về áo dài và xe Velo solex trên đường phố Sài Gòn xưa

2019/07/06
in Saigon xưa

Trong những hình ảnh được lưu lại của Sài Gòn năm xưa, hình ảnh một thiếu nữ mặc áo dài trắng đi chiếc Velosolex chạy trên đường phố nhộn nhịp, có lẽ là thứ đã gợi lại nhiều kỷ niệm nhất đối với nhiều người, đặc biệt là những người từng sống ở Sài Gòn trước năm 1975.

Xe Velosolex do hai nhà sản xuất Pháp là Maurice Goudard và Marcel Mennesson phát minh ra tại Paris năm 1946.

Hầu hết các loại xe gắn máy khác đều có bộ động cơ nằm chính giữa thân xe, truyền động cho bánh sau bằng bộ sên. Riêng bộ động cơ của Velosolex nằm ngay phía trước tay lái. Đó là một khối kim loại cứng, có bình xăng con chứa khoảng 1 lít rưỡi xăng. Động cơ này khi nổ sẽ làm cục đá gắn trong động cơ quay tròn, muốn cho xe chạy thì người lái đạp lấy trớn một đoạn xong rồi thả cần để khối động cơ hạ xuống, cục đá lăn cạ vào bánh xe trước làm cho bánh lăn, kéo theo bánh sau chạy. Nếu như hết xăng thì có thể kéo cần lên và sử dụng như chiếc xe đạp bình thường.

Xem bài khác

Hình ảnh Sài Gòn xưa và nay chụp cùng 1 vị trí: Loanh quanh góc phố Quận Ba

Hình ảnh so sánh đường Sài Gòn xưa và nay với cùng một góc ảnh – Phần 4: Đại lộ Hàm Nghi

Vì có thiết kế động cơ phía trước như vậy nên đầu xe hơi nặng và làm cho bánh trước bị mòn rất nhanh, phải thanh vỏ liên tục. Ngoài ra, khi gặp trời mưa thì động cơ Velosolex gần như vô dụng vì bánh xe trơn không cọ vào cục đá được, hơn nữa ổ gắn bu-gi của xe phơi ra ngoài, gặp trời mưa bị ẩm cũng khó nổ máy.

Tuy có nhiều bất tiện như vậy, nhưng vào thập niên 1960, Velosolex vẫn rất phổ biến trên đường phố Sài Gòn, đặt biệt được giới nữ yêu thích.

Hình ảnh những thiếu nữ xưa mang đôi găng tay trắng, đội nón lá, để tà áo bay bay trên chiếc xe Velosolex mảnh khảnh màu đen và chạy thong dong trên đường phố Sài Gòn là hình ảnh thật đẹp và gợi lại biết bao nhiêu cảm xúc đối với nhiều người.

Thiếu nữ áo dài ngồi trên Velosolex gợi nên nét thanh tao, duyên dáng và hợp với nhau một cách kỳ lạ mà ngay chính những người sáng chế ra loại xe này cũng không thể ngờ đến.

Nhà văn Nguyễn Trọng Văn bình luận hình ảnh đó như sau: “Con gái đi Solex trông đẹp hơn Mobylette. Thế ngồi gợi cảm và kín đáo nhất là thế ngồi chân co chân duỗi trên Solex tà áo sau tung bay….

Mông đùι người con gái dừng Solex chờ đèn xanh trở thành gros plan qua khung cửa xe taxi. Biết có người nhìn, cô lấy tay che vạt áo trước, sửa lại khuy và vuốt nhẹ tà áo sau nhưng không che được gì cả”.

Nhà văn Lê Văn Nghĩa thì mô tả: “Hình ảnh những cô nữ sinh thanh mảnh trong chiếc áo dài trắng, điệu đàng hai chân khép nép đặt trên chỗ để chân nằm chính giữa thân xe, hoặc hờ hững đặt trên bàn đạp để gió vờn vòng eo thân áo làm cho những thằng con trai mới lớn mê mẩn cái thần hồn”.

Nhà thơ Nguyên Sa thì vẽ lại hình ảnh đó bằng thơ:

Sài Gòn đi rất chậm buổi chiều
Cánh tay tà áo sát vòng eo
Có nghe đôi mắt vòng quanh áo
Năm ngón thơ buồn đứng ngó theo

Sài Gòn phóng solex rất nhanh
Đôi tay hoàng yến ngủ trong gants
Có nghe hơi thở cài vương miện
Lên tóc đen mềm nhung rất nhung…

Nữ sinh Lê Văn DUyệt và 2 chiếc solex

Ngày nay, Velosolex chỉ còn là trong kỷ niệm, trong ký ức, hoặc cùng lắm là ở trong mấy chỗ sưu tầm đồ cổ. Bởi vì thời đại ngày nay cái gì cũng vội vã, nên sự thong dong chậm rãi của Velosolex không còn phù hợp nữa. Nó càng không phù hợp với những cô nàng tân tiến mặc quần ngắn cũn cỡn. Thời nay, hiếm lắm mới thấy được một tà áo dài trắng trên phố, chả bù cho ngày xưa, cứ đi ra phố, dù có là đi chợ, thì các chị, các cô đều diện áo dài đẹp thiệt đẹp.

Velosolex từ lâu đã không còn được chuộng nữa, nhưng nó đã chấm dứt sứ mệnh của mình tại vùng đất viễn đông xa xôi này trong sự lưu luyến của nhiều người, và nằm lại mãi mãi trong trí nhớ của cả một thế hệ.

nhacxua.vn biên soạn

ShareTweetPin4

Xem bài khác

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại
Bàn Tròn Âm Nhạc

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại

Hơn 60 năm đã trôi qua kể từ ngày những bản Trịnh ca đầu tiên ra mắt công chúng, chưa...

by admin
June 25, 2022
Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người
Bàn Tròn Âm Nhạc

Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người

Nữ danh ca Thanh Thúy là một trong những ca sĩ nổi tiếng của dòng nhạc vàng, hát nhạc vàng...

by admin
June 22, 2022
Đôi nét về ca sĩ – nghệ sĩ Tài Lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Đôi nét về ca sĩ – nghệ sĩ Tài Lương trước 1975

Nghệ sĩ Tài Lương tên thật là Huỳnh Thị Tài Lương, sinh tại Sài Gòn, là chị ruột của nghệ...

by admin
June 21, 2022
Vĩnh biệt nghệ sĩ Tòng Sơn – Quái kiệt một thời
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nghệ sĩ Tòng Sơn – Quái kiệt một thời

Tin từ gia đình cho biết, nghệ sĩ Harmonica Tòng Sơn vừa qua đời chiều ngày 12/6/2022 tại nhà riêng,...

by admin
June 12, 2022
Bàn về việc sáng tác ca khúc xưa: “Giữ mãi tâm hồn luôn tươi xanh”
Bàn Tròn Âm Nhạc

Bàn về việc sáng tác ca khúc xưa: “Giữ mãi tâm hồn luôn tươi xanh”

Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ viết "Giáo Đường Im Bóng" vào lúc 17 tuổi. Nhạc sĩ Đặng Thế Phong viết...

by admin
June 12, 2022
Tiểu sử nhạc sĩ Đức Huy – “Người tình trăm năm” của âm nhạc
Bàn Tròn Âm Nhạc

Tiểu sử nhạc sĩ Đức Huy – “Người tình trăm năm” của âm nhạc

Nhạc sĩ Đức Huy là một trong những ca sĩ nhạc trẻ tiêu biểu của làng nhạc trẻ Sài Gòn...

by admin
June 9, 2022
Next Post
30 tấm ảnh màu đẹp nhất của đường phố Saigon thập niên 1960 (phần 5)

30 tấm ảnh màu đẹp nhất của đường phố Saigon thập niên 1960 (phần 5)

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Quốc Khanh & Hoàng Thục Linh – Cặp đôi đẹp của làng nhạc hải ngoại

Bộ sưu tập hình ảnh đẹp của danh ca Bạch Yến qua thời gian

Ca sĩ Kim Ngân – “Hồng nhan một thời, lầm lỡ một đời”

Thanh Vũ – Giọng hát tưởng chừng như đã bị lãng quên

Hình ảnh “xưa và nay” của các ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng trước 1975 (Phần 3)

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Biển Nhớ” (nhạc sĩ Trịnh Công Sơn) – “Trời cao níu bước Sơn-Khê…”

Những kỷ vật “Nghìn trùng xa cách”

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Kể Chuyện Trong Đêm của nhạc sĩ Hoàng Trang: “Một đêm biết chuyện chúng mình yêu nhau…”

Hình bóng giai nhân đằng sau 2 ca khúc “Mơ Hoa” và “Ngày Về” của nhạc sĩ Hoàng Giác

Hoàn cảnh sáng tác bài Thu Sầu (nhạc sĩ Lam Phương) – Mùa thu thưa nắng gió mang niềm nhớ…

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Thà Như Giọt Mưa” (Nguyễn Tất Nhiên – Phạm Duy)

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê minh bằng lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh nhạc tiền chiến phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.