ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Saigon xưa

Một thời để nhớ – Rạp chớp bóng REX – Cinema hiện đại nhất Đông Nam Á thập niên 1960

2019/11/30
in Saigon xưa
Một thời để nhớ – Rạp chớp bóng REX – Cinema hiện đại nhất Đông Nam Á thập niên 1960

Tôi chợt nhớ một thời thơ ấu ở Saigon. Bố tôi, tùy theo kết quả học tập của con trai mình, cứ nửa tháng một lần, lại cho nó và em trai nó, đi xem phim tại các rạp chớp bóng lừng danh một thuở của Sài Gòn mà nhiều nhất là tại Rex, Eden ở khu trung tâm hoặc Việt Long nằm trên đường Cao Thắng.

Đôi tình nhân đi dạo trước rạp REX. Ở phía sau có thể thấy rạp đang công chiếu bộ phim kinh điển Love Story

Lúc ấy, ký ức ngây ngốc của một đứa trẻ chỉ mới lên 10 như tôi, cũng đã vẫn kịp chụp ảnh lại về một rạp Rex sang bậc nhất đô thị khi đó với chiếc thang cuốn chạy nghe rì rầm phía tay phải sau cánh cổng soát vé.

Mà Rex, ấy là những phim siêu phẩm phương Tây, như Cléopâtre của John Mankiewicz với cô đào Liz mang đôi mắt màu tím rồi sau đó, tạp chí Time khó tính đã phải in ảnh bà lên trang bìa với dòng phụ chú rằng đấy là “Người đàn bà đẹp nhất thế giới” dẫu rằng bà chỉ cao có 1,57m.

Rex, ấy cũng là Docteur Zhivago với Omar Sharif có hàng ria mép trứ danh ngồi đĩnh đạc giật cương ngựa trên nền giai điệu khó quên của bài Người tình Lara. Rồi Rex, về sau, khi tôi đã vào tuổi niên thiếu, là bóng hình Mặt trời đỏ với bộ tứ minh tinh huyền thoại, đúng nghĩa ấy vào thời điểm bừng nở bao nhiêu là siêu phẩm của nền Nghệ thuật thứ Bảy hồi các thập niên 1960 – 1970 như Charles Bronson từ xứ Cờ Hoa, Alain Delon từ xứ Cờ Tam tài, Toshiro Mifune từ xứ Phù Tang và Ursula Andress từ xứ sở lừng danh quốc tế về Đồng hồ.

Xem bài khác

Hình ảnh Sài Gòn xưa và nay chụp cùng 1 vị trí: Loanh quanh góc phố Quận Ba

Hình ảnh so sánh đường Sài Gòn xưa và nay với cùng một góc ảnh – Phần 4: Đại lộ Hàm Nghi

Phải, Rex của một thời với biết bao những phim đúng nghĩa là inoubliable (Hay unforgettable) trong lòng người yêu điện ảnh. Nó rất ít khi chịu chiếu phim Tàu và nếu có, thì phải ít nhất mang tầm cỡ của những cái tựa như Độc thủ Đại hiệp đại chiến Hiệp sĩ Mù với Vương Vũ và Shintaro Katsu. Phải là Thập tứ nữ anh hào với Lăng Ba, Lý Thanh, Hà Lợi Lợi, Điền Phong hay Nhạc Hoa. Phải là Đường Sơn đại huynh với Lý Tiểu Long và Hàn Anh Kiệt.

Sài Gòn lung linh về đêm. Hình chụp năm 1967. Rạp REX ở phía bên phải của tấm hình này

Và nếu là phim thiếu nhi, thì cũng phải là Peau D’âne (Da lừa) của Jacques Demy với Jean Marais, Catherine Deneuve và Jacques Perrin. Nhớ danh hài Pháp Louis De Funès làm mình cười văng nước dãi trong các phim Thầy đội đi rông (Le gendarme en balade) hay Lơ lửng trên cành (Sur un arbre perché). Nhớ cả màn đua ngựa thần thánh của minh tinh Charlton Heston trong phim Ben Hur.

Nhớ quá cái cảm giác ngất ngây khi cầm tay bố tôi, chìa billet cho người soát vé và sung sướng lách qua khe cổng thép uốn nan hoa, bước vào phần sảnh trong, đi qua chiếc bàn gỗ có cái thùng đựng các tấm programme in ảnh và chữ đen trên nền giấy xanh, đỏ hay vàng, rồi vạch tấm màn nhung, mở căng mắt nhìn theo ánh đèn pin của người xếp chỗ, dò dẫm từng bước một trên nền gạch hoa cứ dốc xuống dần, tìm vào chỗ ngồi của mình.

Nhớ cả dòng chữ Prochainement sur cet écran (Sắp tới trên màn ảnh này) chạy nghe lạo xạo trên màn ảnh, trước khi chính mình há hốc mồm theo dõi những cảnh phim hấp dẫn nhất của các phim sắp chiếu vào các tuần kế tiếp lao vun vút như không kịp ghi vào võng mạc.

Nhớ cả mùi bắp rang bơ, mùi kem esquimeau hai mầu với lớp vỏ chocolat dòn tan bọc ngoài, nhớ những chiếc ly nhựa nhỏ đựng nước bạc hà mát lạnh. Nhớ cả khi mẹ tôi bị mất một chiếc giày, do cố nắm tay tôi kẻo sợ con bị lạc khi bị đoàn người đông chật cứng rạp xô đẩy, chen lấn nhau khủng khiếp trước một xuất chiếu phim Cléopâtre.

Nhớ cả khi bố tôi, dù rất nhiều khi không thích xem các phim con mình thích, vẫn kiên nhẫn đều đặn dẫn con đến rạp để thưởng cho nó sau khi nó vừa kiếm được một điểm 20 nào đó ở môn Toán hay Địa dư.

Nhớ từng họa tiết bằng thạch cao dán trên trần hay trên tường của Rex. Nhớ luôn cả những chiếc ghế bật bị hỏng, nhớ tiếng máy quay phim kêu nghe xè xè từ phòng chiếu nằm ở đâu đó sau lưng mình, hệt như trong chuyện phim Cinema Paradiso (Thiên đường điện ảnh) với Philippe Noiret. Nhớ luôn cảm giác chân mình thấy tê dại đi vì rạp đã hết chỗ ngồi rồi, và mình vào muộn nên phải đứng sau lưng hàng ghế chót.

Nhớ rạo rực những dòng phụ đề Việt – Anh – Hoa mà tiếng Việt và tiếng Anh dùng font chữ na ná font Couri bây giờ (Thứ font chữ huyền thoại của các tập kịch bản phim), mà lùn hơn và mập hơn. Nhớ cả cảm giác xấu hổ khi vô ý dẫm phải chân người khác trong bóng tối khi mình phải len vào hàng ghế đã gần kín người ngồi. Nhớ lời xin lỗi khi mình dẫm phải chân người ta và cả khi người ta vào sau mà dẫm phải chân mình.

Nên càng nhớ hơn khi đâu đó ở chốn xưa, bây giờ mọi thứ chỉ còn là dư âm, dư ảnh hay dư vị… Rạp, nay là một khách sạn nhiều sao!

Nguồn: Trinh Anh Khoi

Rạp chớp bóng REX được khánh thành năm 1962 và là rạp chiếu phim hiện đại nhất Đông Nam Á vào thời điểm đó. Rạp này được trang bị những tiện nghi hiện đại dành cho một rạp chiếu bóng. Dàn máy lạnh có công suất cực cao khiến cho 1.200 khán giả có thể run cầm cập. Có người đi xem phim phải mang theo áo chống lạnh. Màn ảnh của Rex là màn ảnh đại vỹ tuyến Todd-AO rộng đến 150 m2. Phim được chiếu tại đây là phim 70mm với dàn máy chiếu đặc biệt chỉ có ở Rex. Khán giả đến với Rex được tận hưởng khung cảnh rất trang nhã và sang trọng.

Share2737TweetPin

Xem bài khác

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại
Bàn Tròn Âm Nhạc

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại

Hơn 60 năm đã trôi qua kể từ ngày những bản Trịnh ca đầu tiên ra mắt công chúng, chưa...

by admin
June 25, 2022
Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người
Bàn Tròn Âm Nhạc

Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người

Nữ danh ca Thanh Thúy là một trong những ca sĩ nổi tiếng của dòng nhạc vàng, hát nhạc vàng...

by admin
June 22, 2022
Đôi nét về ca sĩ – nghệ sĩ Tài Lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Đôi nét về ca sĩ – nghệ sĩ Tài Lương trước 1975

Nghệ sĩ Tài Lương tên thật là Huỳnh Thị Tài Lương, sinh tại Sài Gòn, là chị ruột của nghệ...

by admin
June 21, 2022
Vĩnh biệt nghệ sĩ Tòng Sơn – Quái kiệt một thời
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nghệ sĩ Tòng Sơn – Quái kiệt một thời

Tin từ gia đình cho biết, nghệ sĩ Harmonica Tòng Sơn vừa qua đời chiều ngày 12/6/2022 tại nhà riêng,...

by admin
June 12, 2022
Bàn về việc sáng tác ca khúc xưa: “Giữ mãi tâm hồn luôn tươi xanh”
Bàn Tròn Âm Nhạc

Bàn về việc sáng tác ca khúc xưa: “Giữ mãi tâm hồn luôn tươi xanh”

Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ viết "Giáo Đường Im Bóng" vào lúc 17 tuổi. Nhạc sĩ Đặng Thế Phong viết...

by admin
June 12, 2022
Tiểu sử nhạc sĩ Đức Huy – “Người tình trăm năm” của âm nhạc
Bàn Tròn Âm Nhạc

Tiểu sử nhạc sĩ Đức Huy – “Người tình trăm năm” của âm nhạc

Nhạc sĩ Đức Huy là một trong những ca sĩ nhạc trẻ tiêu biểu của làng nhạc trẻ Sài Gòn...

by admin
June 9, 2022
Next Post
Ca khúc “Để Gió Cuốn Đi” của Trịnh Công Sơn: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng…”

Ca khúc "Để Gió Cuốn Đi" của Trịnh Công Sơn: "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng..."

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Bộ sưu tập hình ảnh đẹp của danh ca Bạch Yến qua thời gian

Ca sĩ Kim Ngân – “Hồng nhan một thời, lầm lỡ một đời”

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Nhạc sĩ Nguyễn Đức và những nàng ca sĩ “tên Phương”: Phương Hồng Quế, Phương Hoài Tâm…

Hình ảnh “xưa và nay” của các ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng trước 1975 (Phần 3)

Thanh Vũ – Giọng hát tưởng chừng như đã bị lãng quên

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Thu, Hát Cho Người” (Vũ Đức Sao Biển) – Mùa thu nào cho người về thăm bến xưa? –

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của “Nước Mắt Mùa Thu” (Phạm Duy) – Ca khúc viết riêng cho tiếng hát Lệ Thu

Sự thật đằng sau bài nhạc thất tình nổi tiếng “Đoạn Tái Bút” của Chế Linh

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Bạc Trắng Lửa Hồng” – Nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân và ý nghĩa của bút hiệu Thy Lynh

Chuyện tình đẹp và có hậu nơi “Giáo Đường Im Bóng” của nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ

Ca khúc “Mùa Hoa Anh Đào” của nhạc sĩ Thanh Sơn – Tình yêu như sắc hoa đào, lúc đẹp nhất cũng là lúc phải lìa xa

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê minh bằng lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh nhạc tiền chiến phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.