ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Cảm xúc âm nhạc

“Một Cõi Đi Về” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

2021/03/31
in Cảm xúc âm nhạc
“Một Cõi Đi Về” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Một Cõi Đi Về là một nhạc phẩm khá đặc biệt của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được ông sáng tác vào khoảng năm 1974, nhưng mãi đến tận năm 1980 mới được phổ biến. Nữ danh ca Khánh Ly trong một cuộc trò chuyện đã kể lại kỷ niệm về lần cuối cùng bà gặp Trịnh Công Sơn tại Huế trước khi sang Mỹ định cư, đồng thời có những tiết lộ khá thú vị về nhạc phẩm đặc biệt này: 

“Đó cũng là lần đầu tiên, ông Sơn dạy cho tôi hát ca khúc Một Cõi Đi Về. Ông ấy nói với tôi rằng, mỗi con người sinh ra ai cũng có một cõi để đi về. Nên khi còn rất trẻ, ông ấy đã viết Phôi Pha, trong đó có câu “Thôi về đi, đường trần đâu có gì, tóc xanh mấy mùa” để rồi sau này, ông lại viết “Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi”, “Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt”. 

Vì hoàn cảnh đặc biệt sau đó, Khánh Ly vội vã rời Việt Nam, còn Trịnh Công Sơn thì quay cuồng với những biến cố ở trong nước, mãi đến năm 1980 âm nhạc của ông mới dần được trở lại nhờ sự can thiệp của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt (lúc đó là bí thư thành ủy), từ đó bài Một Cõi Đi Về mới có dịp được công chúng biết tới.


Click để nghe Khánh Ly hát Một Cõi Đi Về

Một Cõi Đi Về là một nhạc phẩm mang đậm tính triết lý nhân sinh với những lời ca huyền hoặc, đầy ẩn mật:

Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi
Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt
Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt
Rọi suốt trăm năm một cõi đi về 

Xem bài khác

Ca khúc Kiếp Dã Tràng của nhạc sĩ Từ Công Phụng – Khi chuyện tình giống như loài dã tràng xe cát

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài hát “Nếu Một Mai Em Sẽ Qua Đời” (nhạc sĩ Phạm Duy)

Trịnh Công Sơn chỉ viết có hai chữ Đi và Về đầy bí ẩn, mà đã tiêu tốn biết bao tâm tư suy ngẫm, bao giấy mực của giới thưởng ngoạn, giới phê bình. Đi đâu? Và Về đâu? Trong một bài phỏng vấn, khi được hỏi về ca khúc Một Cõi Đi Về, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã có những lý giải khá rõ ràng cho cái sự Đi – Về này:

“..Thuở nhỏ, tôi thích đến chùa vì sự tĩnh lặng, thanh khiết. Càng lớn tôi càng ít đi chùa và gần đây hầu như không có nhu cầu đó nữa. Lý do đơn giản là tôi đã may mắn tìm thấy sự yên tĩnh đó ở trong bản thân mình. Vì thế khi viết bài hát “Một cõi đi về” và nhiếu bài tương tự như thế, tôi không phải nhờ đến một bối cảnh ngoại giới nào cả. Đó chỉ là một bài thơ nhỏ tôi muốn hát về một cảnh giới mà trong mỗi người ai cũng có. Từ hư vô đến cuộc đời. Và từ cuộc đời trở về lại với hư vô. Đi – về là một lộ trình quen thuộc của cuộc sống mà ai cũng phải trải qua. Đó là một trò chơi vừa vui thú vừa ngậm ngùi mà tạo hóa đã bày ra cho con người và cho cả vạn vật.”

Ngoài nhạc về tình yêu, về thời cuộc, thì “thân phận con người” là một đề tài lớn trong âm nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Những ám ảnh về sự sống và cái chết, về sự Đi và Về khiến âm nhạc Trịnh Công Sơn luôn lưng chừng ở tầng giữa hư vô và thực tại. Ông yêu đời sống, yêu con người bằng một tình yêu nồng nhiệt và bao dung nhất mực, nhưng đồng thời cũng chấp nhận thế giới bên kia như một phần của đời sống. Ông đem sự bình thản, tĩnh tại của tâm thức truyền vào âm nhạc, tạo thành thứ sinh khí lạc quan, ung dung, tự tại. Và cũng như thường lệ, Trịnh Công Sơn không truyền tụng thứ triết tự nặng nề, cao siêu, ông giản dị thả một dấu hỏi vu vơ vào cuộc đời, vào lòng người: 

Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi?
Đi đâu loanh quanh cho đời mệt mỏi? 

Đời người ngắn ngủi, vô thường, chẳng ai có thể thoát khỏi vòng xoay của tạo hoá, chẳng ai có thể tồn tại mà đào thoát khỏi quầng sáng của “đôi vầng nhật nguyệt”, của thời gian, của năm tháng. Loài người đã có mấy trăm ngàn năm lịch sử để “đi”, để tìm kiếm sự sống vĩnh hằng, để tranh đua, giành giật, nhưng nào có được gì hơn, vậy sao còn cứ “mãi ra đi”, sao cứ phải vẫy vùng, phải “loanh quanh cho đời mệt mỏi”.

Chi bằng, hãy dừng lại, hãy tận hưởng đời sống này như nó hằng có:

Lời nào của cây lời nào cỏ lạ
Một chiều ngồi say, một đời thật nhẹ ngày qua
Vừa tàn mùa xuân rồi tàn mùa hạ
Một ngày đầu thu nghe chân ngựa về chốn xa 

Vạn vật đều có một vòng tuần hoàn không suy chuyển, đời sống con người cũng vậy. Xuân – hạ – thu – đông bốn mùa chuyển sắc tuần tự như vòng quay của một kiếp người. Đời người hữu hạn trăm năm, hết mùa xuân, tàn mùa hạ là coi như đã sống hơn nửa đời người, đến “ngày đầu thu” thì ai cũng sẽ bắt đầu nghĩ về “mùa đông”, nghĩ về những ngày tháng cùng tận của kiếp người. Và ai cũng biết rằng, cỗ xe ngựa thời gian đang phi nước đại, những tiếng chân ngựa réo gọi “về chốn xa” đang ngày một vội vã, ráo riết.


Click để nghe Tuấn Ngọc hát Một Cõi Đi Về

Ở đoạn hát sau, mặc dù vẫn xoay quanh dòng tư tưởng Đi – Về đó, nhưng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã đào sâu thêm nhiều ngõ ngách khác của triết thuyết thiền môn, với những hình ảnh, ca từ đầy tính ẩn dụ nhưng cũng vô cùng mỹ cảm, xoáy động tâm tư người nghe:

Mây che trên đầu và nắng trên vai
Đôi chân ta đi sông còn ở lại
Con tinh yêu thương vô tình chợt gọi
Lại thấy trong ta hiện bóng con người 

Sinh thời, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nhiều lần giải thích về cái chất Huế độc đáo của từ “con tinh” trong câu hát này. Ông cho biết các cô gái nhỏ, xinh đẹp và nghịch ngợm ở Huế hay bị gia đình, người thân mắng yêu là “đồ yêu tinh”. Cái “con tinh” đó đã đi vào văn học và đi qua dòng nhạc Trịnh trong bài hát Một Cõi Đi Về mà ông yêu thích nhất, nhưng đa số ca sĩ thế hệ sau này lại hát là “con tim”, làm cho câu hát không còn gì đặc biệt.

Nghe mưa nơi nầy lại nhớ mưa xa
Mưa bay trong ta bay từng hạt nhỏ
Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ
Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà 

Đường chạy vòng quanh một vòng tiều tụy
Một bờ cỏ non một bờ mộng mị ngày xưa
Từng lời tà dương là lời mộ địa
Từng lời bể sông nghe ra từ độ suối khe 

Trong khi ta về lại nhớ ta đi
Đi lên non cao đi về biển rộng
Đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng
Ngọn gió hoang vu thổi buốt xuân thì.


Click để nghe Trịnh Công Sơn hát Một Cõi Đi Về

Bản thân nhạc sĩ Trịnh Công mặc dù rất “ưu ái” nhạc phẩm này và đã nhiều lần tự mình thể hiện, cũng phải thừa nhận rằng thật khó để lý giải cho cặn kẽ những ca từ mà ông đã viết. Ông từng tâm sự rằng:

“Đây là một bài hát rất lạ, thực sự không dễ hiểu vì có những câu trong bài hát bản thân tôi cũng thấy khó giải thích. Viết thì viết vậy nhưng để giải thích thật rõ ràng thật khó. Khi tôi gặp không ít người dù họ học ít nhưng họ lại thích, hỏi họ có hiểu không, họ trả lời là không hiểu nhưng cảm nhận được có một cái gì đó ở bên trong. Khi nghe, khi hát lên có một điều gì đó chạm đến trái tim mình. Tôi nghĩ trong nghệ thuật điều quan trọng nhất là làm thế nào để mở ra một con đường ngắn nhất đi từ trái tim đến trái tim của người khác mà không cần cắt nghĩa gì thêm”.

Quả thực, với một ca khúc quá đặc biệt như Một Cõi Đi Về, mọi sự lý giải theo thiển ý của riêng ai đó đôi khi lại thành dở. Giai điệu thì giản dị, khiêm nhường nhưng ca từ thì như một pháo đài lộng lẫy, với quá nhiều ngã rẽ trong một mê cung các ngõ ngách. Việc tìm lối đi, tìm một con đường để thấu cảm, để dẫn lối vào trái tim, vào tâm tưởng mỗi người, xin được nhường lại cho người thưởng nhạc.

Bài: Niệm Quân
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

Tags: trịnh công sơn
ShareTweetPin1

Xem bài khác

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại
Bàn Tròn Âm Nhạc

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại

Hơn 60 năm đã trôi qua kể từ ngày những bản Trịnh ca đầu tiên ra mắt công chúng, chưa...

by admin
June 25, 2022
Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người
Bàn Tròn Âm Nhạc

Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người

Nữ danh ca Thanh Thúy là một trong những ca sĩ nổi tiếng của dòng nhạc vàng, hát nhạc vàng...

by admin
June 22, 2022
Những ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết cho Dao Ánh
Bàn Tròn Âm Nhạc

Những ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết cho Dao Ánh

Phải đến tận 10 năm sau ngày mất của cố nhạc sĩ họ Trịnh, đông đảo công chúng hâm mộ...

by admin
March 25, 2022
Chuyện tình trong ca khúc “Tôi Ơi Đừng Tuyệt Vọng” (nhạc sĩ Trịnh Công Sơn) – Nỗi lòng của kẻ tuyệt vọng
Xuất xứ bài hát

Chuyện tình trong ca khúc “Tôi Ơi Đừng Tuyệt Vọng” (nhạc sĩ Trịnh Công Sơn) – Nỗi lòng của kẻ tuyệt vọng

Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau. (Trịnh Công Sơn -...

by admin
March 9, 2022
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và ca khúc “Có Những Con Đường” – Sự tái hiện của những con đường giới nghiêm sau 50 năm
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và ca khúc “Có Những Con Đường” – Sự tái hiện của những con đường giới nghiêm sau 50 năm

Trong gia tài hàng trăm bài nhạc nổi tiếng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ở cả 3 chủ đề...

by admin
September 12, 2021
Trịnh Công Sơn và ca khúc “Em Đi Bỏ Lại Con Đường” – Bỏ mặc tôi ngồi giữa đời tôi
Cảm xúc âm nhạc

Trịnh Công Sơn và ca khúc “Em Đi Bỏ Lại Con Đường” – Bỏ mặc tôi ngồi giữa đời tôi

Có những lần ở một mình trong căn nhà vắng bóng người thân yêu, mới cảm thấy buồn bã và...

by admin
August 25, 2021
Next Post
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (1939-2001)

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (1939-2001)

Comments 1

  1. Lê Sỹ Thiệp says:
    7 months ago

    1- Về NÔI DUNG ca từ:
    a- Anh Sơn như muốn nói lên SỰ MƠ HỒ TRIỀN MIÊN của MỌI CON NGƯỜI trong cả KIẾP SỐNG của họ, CHĂNG BIẾT đến ai- CHẲNG BIÊT đi đâu, về đâu và ĐỂ LÀM GÌ.
    b- Anh nói RÕ RÀNG- CHÂN PHƯƠNG KHÔNG BÓNG GIÓ qua nhiều câu như:
    Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt/
    Con tim yêu thương vô tình chợt mỏi
    Lại thấy trong ta hiện bóng con người.
    Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ
    Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà
    Đường chạy vòng quanh một vòng tiều tụy
    Một bờ cỏ non một bờ mộng mị ngày xưa
    Từng lời tả dương là lời mộ địa
    Từng lời bể sông nghe ra từ độ suối khe.
    Trong khi ta về lại nhớ ta đi
    Đi lên non cao đi về biển rộng
    Đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng
    Ngọn gió hoang vu thổi suốt xuân thì.
    (Hôm nay ta say ôm đời ngủ muộn
    Để sớm mai đây lại tiếc xuân thì)
    c – Ý TƯỞNG ĐÓ của TCS trong “Một cõi đi về” KHÁ GIỐNG ý TƯỞNG CỦA Văn Cao trong “Mùa xuân đầu tiên” nhưng Văn Cao CHỈ NỚI BÓNG GIÓ với BA CÂU VỎN VẸN là “Từ đây người biết quê người- Từ đây người biết thương người -Từ đây người biết yêu người”, chứ không “TẦNG TẦNG LỚP LỚP” như Trịnh Công Sơn.
    d- Ý tưởng đó ĐẶC BIỆT GIỐNG CÁC BÀI GIẢNG của các THƯỢNG TỌA, HÒA THƯỢNG mà mình đã nghe ở các chùa mà mình đã đến như CHỦA THÀY- CHÙA TRẦM- CHÙA THÁP- CHÙA CỔ LỄ và CÀNG CẢM THẤY GIỐNG khi nghe ĐẠI ĐỨC Thích Nhuận Thanh hát BÀI NÀY với giọng hát ÂM VANG NHƯ CHUÔNG KHÁNH và vể ĐẸP của Ông như Đức Phật.
    2- Còn về GIAI ĐIỆU, nói giản đơn theo cách cảm của người DỐT NHẠC như mình thì là về ĐIỆU HÁT, mình thấy có GÌ ĐÓ GẦN GŨI- GIÔNG GIỐNG bài “Đêm lang thang” của NS Vinh Sử., người mới tạ thế hôm rồi nên mình có nghe giới thiệu về Nhạc của Ông trong đó có bài Đêm lang thang mà mới nghe, mình tưởng là bài “Một cõi đi về” của TCS, NHẤT LÀ HAI CÂU ĐẦU, sau NGHE KỸ thì KHÔNG HẲN THẾ.
    3- Mình CẢM THẤY THẾ thì nói vậy, CHĂNG BIẾT CÓ ĐÚNG không. Ai biết thì chỉ bảo nhé, ĐỪNG NÉM GẠCH ĐÁ nếu mình hiểu sai.

    Reply

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Sự pha trộn giữa “nhạc sang” và “nhạc sến” trong làng nhạc Việt trước 1975

Tiểu sử ca sĩ Hạ Vy – Đóa hoa “tường vi” của làng nhạc hải ngoại

Cuộc đời và sự nghiệp ngắn ngủi của nhạc sĩ Hoàng Quý – Tác giả ca khúc “Cô Láng Giềng”

Phân tích ý nghĩa trường ca Hòn Vọng Phu (Lê Thương) – Phần thứ nhất: “Vui ca xang rồi đi tiến binh ngoài ngàn…”

Nhạc sĩ Hoàng Trọng – Vua Tango

Cuộc đời và sự nghiệp ca sĩ Vũ Khanh – Giọng hát nồng nàn của dòng nhạc tình ca

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Ảo ảnh cuộc tình

Hoàn cảnh sáng tác “Chờ Người” của nhạc sĩ Khánh Băng – Một người con gái đứng nghiêng nghiêng vành nón lá…

Mưa bay trên tầng tháp cổ

Lam Phương & Những chuyện tình trong các bài hát nổi tiếng

Hoàn cảnh sáng tác bài hát Một Lần Hiện Diện (Nụ Cười Chua Cay) của nhạc sĩ Tú Nhi (Chế Linh)

Ý nghĩa của ca khúc Hạ Trắng (Trịnh Công Sơn) – Một giấc mơ đời hư ảo

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.