ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Nghe lại những Băng Nhạc trước 1975 nổi tiếng của Phương Dung

2020/08/09
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Nghe lại những Băng Nhạc trước 1975 nổi tiếng của Phương Dung

Trong số các ca sĩ nổi tiếng của dòng nhạc vàng trước năm 1975, có lẽ Phương Dung là người được thực hiện nhiều băng nhạc riêng nhất (chỉ có 1 giọng hát trong nguyên băng nhạc), đó là Hương Quê 1, Sóng Nhạc 6, Sơn Ca 5 và Sơn Ca 11.

Thời thập niên 1960 là thời kỳ vàng son của loại dĩa nhựa. Nhưng loại dĩa này có nhược điểm là chỉ chứa được 8 bài trong mỗi dĩa hát 33 vòng. Sang thập niên 1970, các loại băng cối (magnetic) bắt đầu phổ biến. Thực ra băng này đã được sử dụng trước đó, nhưng chủ yếu là ở trong các phòng thu.

Sau này với ưu điểm là có thời lượng dài với khoảng 18 bài hát mỗi băng nhạc, nên băng cối dần thay thế dĩa nhựa. Cũng từ lúc đó nhiều băng nhạc được sản xuất riêng cho giọng hát của một ca sĩ, đầu tiên có lẽ là băng Sóng Nhạc 6 – Tiếng Hát Phương Dung mà bạn có thể nghe ở dưới đây.


Click để nghe băng Sóng Nhạc 6 – Tiếng Hát Phương Dung

Từ khoảng năm 1964, ca sĩ Phương Dung cùng với Thanh Thuý, Trúc Mai, Minh Hiếu được ký hợp đồng độc quyền với Sóng Nhạc, là hãng dĩa lớn nhất Sài Gòn lúc đó. Từ đầu thập niên 1970, dĩa nhựa thoái trào, băng cối lên ngôi, lúc này hãng Sóng Nhạc không chuyển sang sản xuất băng cối mà gần như đóng cửa xưởng làm dĩa nhạc. Các bản thu âm gốc trước đó của Sóng Nhạc được một đơn vị khác mua lại bản quyền để làm băng cối mang tên Sóng Nhạc với 8 băng, trong đó chỉ có 2 cuốn riêng giọng hát ca sĩ: Sóng Nhạc 6 – Tiếng Hát Phương Dung và Sóng Nhạc 7 – Tiếng Hát Minh Hiếu.

Một băng nhạc riêng tiếng hát Phương Dung nổi tiếng khác là Hương Quê 1  – Tiếng Hát Phương Dung được phát hành năm 1972. Không có nhiều thông tin về băng nhạc Hương Quê duy nhất này. Tuy được đánh số là Hương Quê 1, nhưng băng nhạc số 2 không bao giờ được ra mắt. Điều này cũng thật lạ vì băng số 1 được cho là rất ăn khách. Các bài hát trong băng nhạc được 2 nhạc sĩ Lê Văn Thiện và Y Vân hoà âm. Mời các bạn nghe lại sau đây:

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns


Click để nghe Băng Nhạc Hương Quê 1

Băng nhạc tiếng hát Phương Dung nổi tiếng nhất có lẽ là Sơn Ca 5 do nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông thực hiện, và cũng là băng Sơn Ca đầu tiên dành riêng cho tiếng hát của chỉ 1 ca sĩ. Các băng trước đó đều là băng nhạc chủ đề:

Sơn Ca 1: Những chuyến đi mùa ly loạn
Sơn Ca 2: Xuân 72 – Xuân hạnh phúc, xuân nhớ nhau
Sơn Ca 3: Mừng Giáng Sinh – Tình yêu và thanh bình

Băng số 4 không được phát hành vì vấn đề kiểm duyệt. Đến băng nhạc số 5 với riêng tiếng hát Phương Dung thì số lượng bán được tăng vượt trội, từ đó nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông thực hiện tiếp các băng sau này với chỉ một giọng ca duy nhất: Sơn Ca 6 – Giao Linh, Sơn Ca 7 – Khánh Ly, Sơn Ca 8 – Sơn Ca, Sơn Ca 9 – Lệ Thu, Sơn Ca 10 – Thái Thanh.


Click để nghe băng nhạc Sơn Ca 5 – Phương Dung

Trong số các băng nhạc này, băng Sơn Ca 5 vẫn đắt hàng nhất với doanh số gần gấp đôi các băng khác. Vì vậy đến băng nhạc số 11, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông làm cuốn thứ 2 cho tiếng hát Phương Dung, là một trong những băng nhạc cuối cùng của Miền Nam trước năm 1975.

Băng Sơn Ca 11 hoàn thành những khâu cuối cùng từ cuối năm 1974, cùng thời điểm với băng “Sơn Ca 10 – Thái Thanh và Ban Thăng Long”. Băng Sơn Ca 10 này đã được phát hành ở Sài Gòn vào đầu năm 1975, còn băng Sơn Ca 11 chưa kịp đưa ra thị trường thì Sài Gòn thất thủ. Khi đó chủ đầu tư của hãng Sơn Ca là ông Tứ đã đem bản master theo khi sang Pháp tị nạn rồi bán lại cho trung tâm Thuý Nga hải ngoại để phát hành thành băng cassette. Ông Tứ là người cùng với nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông để thành lập hãng Sơn Ca, Continental, ông là người đầu tư về tài chính còn nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông phụ trách toàn bộ về phần sản xuất.

Nhờ được trung tâm Thuý Nga phát hành ở hải ngoại nên ngày nay, chúng ta vẫn được nghe lại một trong những cuốn băng nhạc vàng cuối cùng của Sài Gòn sau đây:


Click để nghe băng Sơn Ca 11 – Phương Dung

Bài: Đông Kha (nhacxua.vn)

Tags: phương dung
Share1433TweetPin

Xem bài khác

Bộ sưu tập hình ảnh đẹp và hiếm thấy của Phương Dung trước năm 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Bộ sưu tập hình ảnh đẹp và hiếm thấy của Phương Dung trước năm 1975

Ca sĩ Phương Dung là một người con của đất Gò Công, dù dung nhan của cô không thuộc dạng...

by admin
August 9, 2020
Cuộc hôn nhân hạnh phúc 50 năm của ca sĩ Phương Dung – Tình đầu là tình cuối
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc hôn nhân hạnh phúc 50 năm của ca sĩ Phương Dung – Tình đầu là tình cuối

Có một định kiến cho rằng tình yêu của những người trong giới nghệ sĩ thường không bền vững, vì...

by admin
August 9, 2020
Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Phương Dung – Huyền thoại về “Nhạn trắng Gò Công”
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Phương Dung – Huyền thoại về “Nhạn trắng Gò Công”

Ca sĩ Phương Dung có biệt danh là Nhạn Trắng Gò Công, là một trong những ca sĩ nhạc vàng...

by admin
August 8, 2020
Chân dung những tiếng hát – Phương Dung, tiếng hát gọi nhạn trong sương
Chân dung những tiếng hát

Chân dung những tiếng hát – Phương Dung, tiếng hát gọi nhạn trong sương

Vào những năm 1963, 1964, ca khúc “Những Đồi Hoa Sim” của nhạc sĩ Dzũng Chinh được nổi như cồn...

by admin
January 7, 2020
Băng Sơn Ca 11 – Tiếng hát Phương Dung – Băng nhạc chưa kịp phát hành của năm 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Băng Sơn Ca 11 – Tiếng hát Phương Dung – Băng nhạc chưa kịp phát hành của năm 1975

Sau khoảng thời gian một năm kể từ khi ra mắt băng nhạc Sơn Ca 5 với tiếng hát Phương...

by admin
October 15, 2019
“Nhạn trắng” Phương Dung – Một huyền thoại của dòng nhạc vàng
Bàn Tròn Âm Nhạc

“Nhạn trắng” Phương Dung – Một huyền thoại của dòng nhạc vàng

Nếu kể đến những giọng ca được coi là huyền thoại đã đi vào lịch sử tân nhạc Việt Nam...

by admin
May 14, 2019
Next Post
Bộ sưu tập hình ảnh đẹp và hiếm thấy của Phương Dung trước năm 1975

Bộ sưu tập hình ảnh đẹp và hiếm thấy của Phương Dung trước năm 1975

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Những chuyện tình ma quái trong nhạc vàng

Ca sĩ Hương Lan – Câu chuyện về một “thần đồng” âm nhạc

Câu chuyện về 2 ca khúc “Thói Đời” (Trúc Phương) và “Trong Tầm Mắt Đời” (Tú Nhi) – Trong thói đời cười ra nước mắt…

Vĩnh biệt nghệ sĩ Tòng Sơn – Quái kiệt một thời

Nghe lại 10 ca khúc làm nên tên tuổi ca sĩ Don Hồ

Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên và câu chuyện tình đẹp đầy trắc trở

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Sự ra đời của ca khúc ‘Mùa thu chết’ và cái tên Julie Quang

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Người Yêu Cô Đơn” qua lời kể của tác giả: Khi tình yêu không xây trên bạc vàng…

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Hoa Mười Giờ (Đài Phương Trang) – “Thương phận con gái như hoa mười giờ nở…”

Ca khúc “Bài Tình Ca Mùa Đông” (Trầm Tử Thiêng) – Cuộc tình 10 năm chìm trong giá băng mùa đông

Ca khúc “Nụ Cười Sơn Cước” của nhạc sĩ Tô Hải và hình ảnh những người “sơn nữ” trong tân nhạc

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Ngày Xưa Hoàng Thị” (Phạm Thiên Thư – Phạm Duy) – Ca khúc dành cho những mối tình học trò lặng lẽ

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.