ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

“Miên Tình Ca – 17 Tình Khúc Ngô Thụy Miên” năm 1974, băng nhạc hay nhất của nhạc Việt

2020/09/27
in Bàn Tròn Âm Nhạc
“Miên Tình Ca – 17 Tình Khúc Ngô Thụy Miên” năm 1974, băng nhạc hay nhất của nhạc Việt

Nếu phải chọn ra một băng nhạc được cho là hay nhất được thực hiện trước năm 1975 tại Sài Gòn, rất nhiều người sẽ chọn băng “17 Tình Ca Ngô Thụy Miên” năm 1974.

Để lý giải cho việc vì sao nói đây được xem là băng nhạc hay nhất, trước tiên xin mời bạn nghe lại ở dưới đây:


Click để nghe

Kể từ khi băng cối (magnetic) thịnh hành ở miền Nam từ đầu thập niên 1970 và có hơn 5 năm phát triển rực rỡ, đã có vài trăm băng nhạc đã được thực hiện và phát hành. Mỗi băng nhạc như vậy có trung bình 18 bài hát, và không phải bài hát nào cũng được công chúng đón nhận, có rất nhiều bài đã được sáng tác, được thu âm rồi sau đó rơi vào quên lãng. Thông thường mỗi băng nhạc chỉ có vài bài hát được công chúng ngày nay nhớ đến, trở thành ca khúc vượt thời gian.

Chỉ duy nhất có 1 băng nhạc mà toàn bộ bài hát trong đó đã trở thành bất tử, sống mãi cùng năm tháng, vẫn được công chúng nhớ đến và yêu mến sau nửa thế kỷ, đó chính là băng Tình Khúc Khô Thuỵ Miên 1974 với 17 ca khúc sau đây:

  1. Mùa Thu Cho Em
  2. Giáng Ngọc
  3. Tình Khúc Tháng 6
  4. Áo Lụa Hà Đông
  5. Paris Có Gì Lạ Không Em
  6. Dấu Tình Sầu
  7. Từ Giọng Hát Em
  8. Mắt Thu
  9. Chiều Nay Không Có Em
  10. Mắt Biếc
  11. Tuổi Mười Ba
  12. Niệm Khúc Cuối
  13. Bản Tình Cuối
  14. Giọt Nước Mắt Ngà
  15. Tình Khúc Mùa Xuân
  16. Giọt Nắng Hồng
  17. Tình Khúc Buồn

Nhạc sĩ Ngô Thuỵ Miên cho biết 17 bài hát này được ông sáng tác từ năm 1965 đến năm 1972. Bài hát đầu tiên được hoàn tất trong năm 1965 là Chiều Nay Không Có Em, và bài cuối cùng được viết trong năm 1972 là Mắt Biếc.

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Băng nhạc này thường được gọi bằng một vài tên khác nữa, như là Miên Tình Ca, hay là Miên Khúc, được trung tâm Thúy Nga đại diện phát hành vào đầu năm 1975.

”Miên Tình Ca – 17 Tình Khúc Ngô Thụy Miên” là một hợp tuyển gồm 17 ca khúc chọn lọc của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, giới thiệu đến người nghe bằng các giọng ca tên tuổi như Thái Thanh, Lệ Thu, Khánh Ly, Châu Hà, Thanh Lan, Xuân Sơn, Sơn Ca, Duy Trác, Duy Quang, và Kim Tuấn, với phần hoà âm tuyệt vời của nhạc sĩ Văn Phụng.

Nhạc sĩ Ngô Thuỵ Miên cho biết khi thực hiện băng nhạc đầu tiên này, ông đã làm việc trực tiếp với từng ca sĩ trong lúc thu âm để đảm bảo rằng ca sĩ sẽ hát đúng theo ý tác giả, diễn tả chính xác được từng lời ca, ý nhạc, chuyên chở được những tình cảm tâm tư mà nhạc sĩ muốn gửi đến người nghe.

Băng nhạc được thực hiện năm 1974 và phát hành đầu năm 1975, vào thời điểm mà không còn nhiều người Sài Gòn có tâm trạng để nghe nhạc, để thưởng thức tình ca. Trong một hoàn cảnh đặc biệt của những biến chuyển lớn của lịch sử như vậy, có lẽ không có nhiều người biết đến hay có dịp để thưởng thức tác phẩm độc đáo này ngay sau khi nó được giới thiệu đến công chúng.

Sau năm 1975, khi tình hình đã đã tạm lắng dịu, người dân đã bắt đầu ý thức được những gì còn và mất, băng “Miên Khúc” mới bắt đầu được chú ý và dần trở thành một báu vật của những người yêu nhạc hoài niệm về một quá khứ chưa xa lắm.

Những điều làm nên sự thành công đặc biệt cho băng nhạc này, có thể nói đến sự chọn lọc về ca khúc và giọng ca thể hiện. Băng nhạc khẳng định được tài năng sáng tác của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, vào thời điểm đó là một nhạc sĩ tuổi còn rất trẻ so với các nhạc sĩ cùng thời. Những bài hát của ông mang nhiều phong cách khác nhau, mang đến cho người nghe những tâm trạng và cảm xúc riêng. Đó có thể là giây phút yêu thương lãng mạn của mùa thu, những cảm xúc bước vào đời của tuổi mới lớn hay là một nỗi đau chia lìa…

Trong nền âm nhạc Việt Nam, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên là người hiếm hoi chỉ dành cả cuộc đời sáng tác chỉ để viết nhạc tình ca. Ông đã từng nói như sau:

“Từ bao nhiêu năm nay tôi chỉ viết tình ca vì thấy thích hợp với con người, với cá tính của mình, và cũng vì tình yêu mãi mãi vẫn là một đề tài muôn thuở cho người nghệ sĩ sáng tác. Các chủ đề Tình Yêu, Thân Phận, và Quê Hương đã được khai triển rộng rãi trong nhiều thập niên vừa qua với bao nhiêu tác giả và tác phẩm. Được biết đến như một người viết tình ca (đôi lứa) cũng đã là quá đủ cho tôi rồi.

Hơn nữa tôi không cảm thấy mình muốn viết về những đề tài đó, cho nên tôi chỉ viết về tình ca không mà thôi”.

Nhạc sĩ cũng từng nói rằng: “Tôi không viết nhạc để sống, nhưng sống để viết nhạc”, cho thấy rằng ông chỉ sáng tác dành cho những cảm xúc thật của mình mà không quan tâm nhiều đến mục đích thương mại. Ngoài sáng tác nhạc, Ngô Thụy Miên còn có nghề ổn định khác là kiếm soát viên không lưu, sau đó là chuyên viên ngành điện toán, nên không phải lo lắng nhiều đến sinh kế, không phải viết theo đơn đặt hàng, không chịu sự hối thúc của một ai, thoát ra được những sự gò bó khi sáng tác như những nhạc sĩ cùng thời. Vì vậy có thể thấy rằng nhạc của ông luôn dạt dào cảm xúc, có sức sống bền bỉ cùng thời gian, đều là những bài hát viết về chuyện tình và tình cảm thật sự của người nhạc sĩ.

Trở lại với băng nhạc “Miên Khúc”, trong số những ca sĩ góp mặt trong băng nhạc này, ngoại trừ Kim Tuấn, còn lại là những giọng ca hàng đầu của nền tân nhạc Việt Nam. Họ đã hát như thể bài hát đã được viết cho riêng họ và đã thật sự đã tạo dấu ấn riêng cho mỗi bài hát mà họ đã trình bày. Các bản thu âm trong băng nhạc này đã trở thành một chuẩn mực được kiểm chứng với thời gian.

Giờ đây, khi nhắc đến Mùa Thu Cho Em, người ta thường nhắc đến Xuân Sơn, nhắc đến Tuổi Mười Ba và Paris Có Gì Lạ Không Em là phải nói đến Thái Thanh. Tương tự là Niệm Khúc Cuối của Khánh Ly, Từ Giọng Hát Em của Châu Hà, Giáng Ngọc và Bản Tình Cuối của Lệ Thu, Áo Lụa Hà Đông và Mắt Biếc của Duy Trác… Đó đều là những giọng hát thượng thặng khó tìm lại được một lần nào nữa.

Cuối cùng, điều góp phần không nhỏ cho sự thành công của “Miên Khúc 1974” là phần hòa âm tuyệt diệu của nhạc sĩ Văn Phụng. Ông đã soạn hoà âm và chỉ huy dàn nhạc để dùng âm thanh tô đậm thêm cho giai điệu, truyền tải được tinh thần của bài hát, cùng tất cả những tâm tư và tình cảm mà nhạc sĩ đã đặt vào bài hát khi sáng tác.

Hầu hết những bài hát trong băng nhạc “Miên Khúc” này đã được thu âm nhiều lần trong gần nửa thế kỷ qua, với sự góp mặt của những giọng ca tên tuổi ở trong nước lẫn hải ngoại. Nhiều bản thu âm mới này cũng đã có được những thành công lớn với chất lượng thu âm tốt hơn, kỹ thuật hòa âm hiện đại hơn so với album thực hiện trước năm 1975. Dù vậy, công chúng nghe nhạc xưa vẫn tìm về những bản thu âm đầu tiên năm 1974 này, như là lời khẳng định về một giá trị nghệ thuật vĩnh cửu trường tồn cùng năm tháng.

Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

Tags: ngô thụy miên
ShareTweetPin

Xem bài khác

Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên và nỗi buồn trong ca khúc Bài Tình Ca Cho Em: “Một lần gặp gỡ đã là bao thương nhớ…”
Cảm xúc âm nhạc

Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên và nỗi buồn trong ca khúc Bài Tình Ca Cho Em: “Một lần gặp gỡ đã là bao thương nhớ…”

Nhạc tình ca của Ngô Thụy Miên luôn có đầy đủ những cung bậc hạnh phúc lẫn thương đau, nhạc...

by admin
September 26, 2021
“Bản Tình Cuối” của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên – Tình yêu vĩnh cửu và trọn vẹn thủy chung
Bàn Tròn Âm Nhạc

“Bản Tình Cuối” của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên – Tình yêu vĩnh cửu và trọn vẹn thủy chung

Bản Tình Cuối là một trong số 17 Miên Tình Khúc được nhạc sĩ Ngô Thuỵ Miên sáng tác và...

by admin
April 9, 2021
Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên và tuyệt phẩm “Niệm Khúc Cuối”: Dù sao đi nữa xin vẫn yêu em
Cảm xúc âm nhạc

Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên và tuyệt phẩm “Niệm Khúc Cuối”: Dù sao đi nữa xin vẫn yêu em

Khi dấn thân vào địa hạt âm nhạc, mỗi nhạc sĩ sẽ tìm cho mình một con đường riêng để...

by admin
April 7, 2021
Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên và mối tình ray rứt trong ca khúc Mắt Biếc – “Dĩ vãng như bao cung tơ…”
Cảm xúc âm nhạc

Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên và mối tình ray rứt trong ca khúc Mắt Biếc – “Dĩ vãng như bao cung tơ…”

Sự nghiệp âm nhạc của nhạc sĩ Ngô Thuỵ Miên trải dài từ trước đến sau năm 1975, từ Việt...

by admin
March 12, 2021
Ca khúc “Tình Khúc Mùa Xuân” của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên – “Tình yêu đó cho em, tháng năm trên từng phím Xuân lay…”
Cảm xúc âm nhạc

Ca khúc “Tình Khúc Mùa Xuân” của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên – “Tình yêu đó cho em, tháng năm trên từng phím Xuân lay…”

Nhạc sĩ Ngô Thuỵ Miên là một trong những nhạc sĩ hiếm hoi đứng ngoài những trào lưu, thị hiếu...

by admin
February 7, 2021
Mối tình đầu tinh khôi trong ca khúc “Tuổi Mười Ba” của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên (thơ Nguyên Sa) – “Áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc…”
Cảm xúc âm nhạc

Mối tình đầu tinh khôi trong ca khúc “Tuổi Mười Ba” của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên (thơ Nguyên Sa) – “Áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc…”

Nhắc đến danh ca Thái Thanh có thể kể ra một loạt ca khúc bất hủ gắn liền với tên...

by admin
February 4, 2021
Next Post
Ca khúc “Áo Lụa Hà Đông” và sự gắn bó định mệnh của thi sĩ, nhạc sĩ và ca sĩ (Nguyên Sa – Ngô Thụy Miên – Duy Trác)

Ca khúc "Áo Lụa Hà Đông" và sự gắn bó định mệnh của thi sĩ, nhạc sĩ và ca sĩ (Nguyên Sa - Ngô Thụy Miên - Duy Trác)

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Những ngày tháng cuối đời của nhạc sĩ Trúc Phương

Câu chuyện đằng sau 10 ca khúc nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Từ Công Phụng

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Minh Kỳ – Một đời tài hoa và vắn số

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Ngọc Sơn (trước 1975) – Tác giả của 100 Phần Trăm, Nét Son Buồn, Đêm Buồn Phố Thị…

Người yêu của lính Ngọc Minh và bài hát “Thành phố buồn”

Tờ nhạc bài Nắng Đẹp Miền Nam được phát hành mới sau 60 năm

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác “Con Đường Xưa Em Đi” (Châu Kỳ – Hồ Đình Phương) – Một trong những bài nhạc vàng nổi tiếng nhất

“Bâng Khuâng Chiều Nội Trú” (Nguyễn Trung Cang) – Ca khúc nói thay nỗi lòng của sinh viên nội trú gần 30 năm trước

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài hát Chiều Mưa Biên Giới (Nguyễn Văn Đông) – “Chiều mưa biên giới anh đi về đâu?”

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Nỗi Buồn Hoa Phượng” (Thanh Sơn) – “Mỗi lần hè thêm kỷ niệm, người xưa biết đâu mà tìm…”

Đôi điều về ý nghĩa của ca khúc “Năm Cụm Núi Quê Hương” (nhạc sĩ Minh Kỳ, ý thơ Tường Linh)

Nguồn gốc của câu chuyện về Áo Lụa Hà Đông trong thơ và nhạc 50 năm trước

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.