ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Bộ sưu tập ảnh xưa của ca sĩ “thần đồng” Hương Lan từ thuở bé cho đến lúc trở thành ca sĩ nổi tiếng

2019/05/08
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Bộ sưu tập ảnh xưa của ca sĩ “thần đồng” Hương Lan từ thuở bé cho đến lúc trở thành ca sĩ nổi tiếng

Hương Lan là một trong những nghệ sĩ hiếm hoi thành công vang dội khi chuyển hướng từ nghệ sĩ hát cổ nhạc trở thành ca sĩ hát tân nhạc nổi tiếng. Ngoài ra, có lẽ cô cũng là nghệ sĩ Việt Nam duy nhất có thể đạt được đỉnh cao của sự nghiệp sau khi được gọi là “thần đồng” từ lúc nhỏ.

Từ xưa đến nay, đã có rất nhiều “thần đồng” trở thành “dân thường” khi đến tuổi trưởng thành, và cũng có rất người có tuổi thơ rất bình thường nhưng khi lớn lại trở thành thiên tài.

Còn ca sĩ Hương Lan lại là một trường hợp đặc biệt: Tài năng được bộc lộ từ thuở bé, khi lớn lên đã trở thành một danh ca, rồi giữ mãi được “phong độ” đó khi đã ngoài lục tuần như hiện nay.

Bên trên là hình ảnh nghệ sĩ Hương Lan năm 2 tuổi. Nữ ca sĩ chia sẻ: “Hương Lan được bà nội dẫn đi may áo dài. Hai bà cháu mỗi người một bộ giống nhau. Hương Lan cũng đội khăn cho giống bà nội luôn”.

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Nghệ sĩ Hương Lan chụp ảnh cùng cha là nghệ sĩ Hữu Phước

Hương Lan có thể xem là “con nhà nòi”, cha của cô là nghệ sĩ cải lương nổi tiếng từ thập niên 1950 là Hữu Phước, người mà cô xem như là một thần tượng từ nhỏ.

Hương Lan tâm sự: “Ba tôi, một người nghệ sỹ tài danh và hiếu thảo. Trong mắt tôi, ba là một người diễn viên sân khấu cải lương rất đa tài. Khi ở đoàn Thanh Minh Thanh Nga, ông diễn vai nào ra vai đó, không lẫn lộn, và ca thì khỏi nói, luôn ngọt ngào và truyền cảm…

Tôi nhớ từng lời dạy của Ba: Dù chỉ có một người khán giả thì mình cũng hát và trải hết lòng. Hát bằng cả tâm tư, tâm hồn của mình thì bài hát đó mới đến được khán giả và ở lại trong lòng khán giả. Chứ Việt Nam mình đâu có một người độc quyền bài hát, nên tập dợt và nghiên cứu bài kỹ để những gì “đặc biệt” của giọng hát mình để được khán giả để tâm và nhớ đến… Nhớ phải thương mến đồng nghiệp, nâng đỡ những người yếu hơn mình và thẳng thắn với những điều không hay, không đẹp trên sân khấu. Lời thật thường mất lòng, nhưng luôn giả dối khen ngợi là đồng tình với hãm hại người khác”.

Hương Lan và mẹ, lúc này cô khoảng 4-5 tuổi

Khi Hương Lan còn rất nhỏ, cha của cô là nghệ sĩ Hữu Phước đã phát hiện ra năng khiếu ca hát và khả năng thẩm âm đặc biệt của cô con gái rượu. Hương Lan rất thích bắt chước hát theo cha và hát rất chính xác theo nhịp đàn . Tin tưởng con gái có thể tiến xa trong nghệ thuật, nghệ sĩ Hữu Phước đã sớm bỏ công dạy dỗ, bồi dưỡng cho con gái làm quen với cổ nhạc và đờn ca tài tử.

Hương Lan là chị cả trong gia đình có 5 chị em

Năm 1961, khi Hương Lan vừa tròn 5 tuổi, đoàn Thanh Minh – Thanh Nga trình diễn vở Thiếu Phụ Nam Xương, nghệ sĩ Hữu Phước lần đầu cho Hương Lan lên sân khấu trình diễn. Dù chỉ đảm nhận vai phụ nhưng trước tài năng đặc biệt của Hương Lan, đoàn hát đã quyết định đưa tên cô lên bandroll trước rạp để quảng cáo: “Vở tuồng có sự tham gia của thần đồng Hương Lan, ái nữ của nghệ sĩ Hữu Phước”. 

Thời gian này, rất nhiều Hương Lan được giao đảm nhiệm vai diễn là con gái của “nữ hoàng sân khấu” Thanh Nga. Cô kể lại rằng lúc đó rất thân với gia đình nghệ sĩ Thanh Nga, thường đòi sang nhà Thanh Nga chơi và ở luôn tại đó.

Sau đây là những hình ảnh hiếm của Hương Lan cùng nghệ sĩ Thanh Nga vào khoảng đầu thập niên 1960, thời kỳ đỉnh cao sự nghiệp của “nữ hoàng sân khấu” Thanh Nga:

Một số hình ảnh khác của Hương Lan trước năm 1975 và hình ảnh trên dĩa nhựa thập niên 1960:

Một số hình ảnh trong bìa dĩa nhựa:

Hình ảnh đẹp sau năm 1975:

nhacxua.vn biên soạn

Tags: hương lan
Share9638TweetPin

Xem bài khác

Cuộc sống hạnh phúc viên mãn hiện tại của Hương Lan ở tuổi ngoài 60
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc sống hạnh phúc viên mãn hiện tại của Hương Lan ở tuổi ngoài 60

Khi mới 5 tuổi, Hương Lan đã được tham gia trong các tuồng cải lương, năm 10 bắt đầu hát...

by admin
May 9, 2021
Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Hương Lan – Từ “thần đồng âm nhạc” trở thành nữ danh ca nhạc vàng
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Hương Lan – Từ “thần đồng âm nhạc” trở thành nữ danh ca nhạc vàng

Ca sĩ Hương Lan được xem là 1 trong những nữ danh ca nổi tiếng nhất của nhạc vàng trước...

by admin
May 8, 2021
Ca sĩ Hương Lan – Câu chuyện về một “thần đồng” âm nhạc
Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca sĩ Hương Lan – Câu chuyện về một “thần đồng” âm nhạc

Bấy lâu nay, chúng ta hay gặp thần đồng này, thần đồng kia, khi một cô bé hay cậu bé...

by admin
May 9, 2019
Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Hương Lan: Lên sân khấu cải lương từ lúc 5 tuổi và trở thành danh ca tân nhạc nổi tiếng
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Hương Lan: Lên sân khấu cải lương từ lúc 5 tuổi và trở thành danh ca tân nhạc nổi tiếng

Ca sĩ Hương Lan tên thật là Trần Thị Ngọc Ánh, sinh ngày 9 tháng 5 năm 1956 tại Sài...

by admin
May 8, 2019
Hương Lan
Nghệ sĩ

Hương Lan

Hương Lan (sinh năm 1956) là một ca sĩ người Việt, nổi tiếng là một giọng hát bền bỉ với...

by admin
February 22, 2013
Next Post
Nhớ Sĩ Phú – Người lính hát tình ca

Nhớ Sĩ Phú - Người lính hát tình ca

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Nhà thơ Cung Trầm Tưởng và chuyện tình “Trời mùa Đông Paris suốt đời làm chia ly…”

“Lá Diêu Bông” – Một mối tình đơn phương lãng mạn 90 năm trước

Ngô Thụy Miên viết về cuộc gặp gỡ định mệnh với Nguyên Sa trong âm nhạc

Chuyện tình ca sĩ Giao Linh

Cuộc đời lận đận của nhạc sĩ Thăng Long – Tác giả bài Nói Với Người Tình, Quen Nhau Trên Đường Về

Nhà thơ Vũ Hữu Định: “May mà có em đời còn dễ thương”

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài hát Chiều Mưa Biên Giới (Nguyễn Văn Đông) – “Chiều mưa biên giới anh đi về đâu?”

Đôi điều về bài hát “Đắp Mộ Cuộc Tình” và nhạc sĩ sáng tác

Căn biệt thự ma huyền bí ở Đà Lạt và bài hát “Chuyện Người Đẹp Đêm Trăng” của nhạc sĩ Ngân Giang

Đôi điều về ý nghĩa của ca khúc “Năm Cụm Núi Quê Hương” (nhạc sĩ Minh Kỳ, ý thơ Tường Linh)

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Một Mình (nhạc sĩ Lam Phương) – “Sớm mai thức giấc, nhìn quanh một mình…”

Thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên và người tình “hiền như Ma-soeur” – Em mang hồn vô tội, đeo thánh giá huy hoàng…

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.