ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Saigon xưa

Lịch sử những đường phố Sài Gòn xưa: Đại lộ Trần Hưng Đạo – Con đường huyết mạch của Sài Gòn – Chợ Lớn

2021/08/12
in Saigon xưa
Lịch sử những đường phố Sài Gòn xưa: Đại lộ Trần Hưng Đạo – Con đường huyết mạch của Sài Gòn – Chợ Lớn

Trần Hưng Đạo là một trong những đại lộ nổi tiếng của Sài Gòn xưa, là trục đường lớn nhất nối trung tâm Sài Gòn – Chợ Bến Thành đến Chợ Lớn. Đường Trần Hưng Đạo ban đầu mang tên Gallieni, là con đường huyết mạch đi xuyên Sài Gòn dọc theo rạch Bến Nghé, được xây dựng cách đây vừa tròn 100 năm.

Cho đến đầu thế kỷ 20 thì khu vực đường Trần Hưng Đạo (tên hiện nay) từ phía đường Abattoir (nay là Nguyễn Thái Học) trở ra phía Chợ Lớn vẫn còn là những ruộng lúa mênh mông, lúc đó đường Trần Hưng Đạo và chợ Bến Thành lúc đó vẫn chưa được quy hoạch xây dựng. Ngay trong tấm bản đồ Sài Gòn năm 1900, khu vực nói trên được ghi chú là rizieres, tiếng Pháp nghĩa là ruộng lúa.

Bản đồ Sài Gòn năm 1900, khi chưa có chợ Bến Thành

Khi đó giữa Sài Gòn và Chợ Lớn vẫn còn ngăn cách bởi một vùng đồng không mông quạnh, chỉ có thể đi từ Sài Gòn đến Chợ Lớn qua con đường La Grandière (nay là đường Lý Tự Trọng) đến Route Haute de Cholon (đường Nguyễn Trãi ngày nay). Con đường này còn được gọi bằng tên khác là Đường Thiên Lý phía Nam, hoặc Đường Trên (để phân biệt với Đường Dưới nằm dọc theo rạch Bến Nghé, nay là đại lộ Võ Văn Kiệt).

Chợ Bến Thành hơn 100 năm trước

Đầu thập niên 1910, để thay thế chợ Bến Thành cũ (nằm bên đại lộ Charner, nay là Nguyễn Huệ) đã xuống cấp nặng nề, chính quyền thành phố Sài Gòn quyết định xây dựng chợ Bến Thành mới ở ngay đối diện ga xe lửa, nằm ở góc đường Amiral Courbet (nay là đường Nguyễn An Ninh) và Nemesis (nay là Phó Đức Chính). Việc xây dựng chợ đã cắt đi một phần đáng kể của 2 con đường này, đồng thời tạo ra 2 con đường mới ở 2 bên hông chợ mang tên Schroeder và Vienot (nay là Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu).

Chợ Bến Thành trong bản đồ Sài Gòn năm 1918. Lúc này Đại lộ Galliéni (nay là đường Trần Hưng Đạo) vừa được xây dựng xong

Chợ Bến Thành được xây dựng năm 1912 và hoàn thành năm 1914, và sự xuất hiện của ngôi chợ này làm thay đổi hoàn toàn khu vực này:

Ga xe lửa được mở rộng hơn, mở thêm các con đường xung quanh ga xe lửa, đại lộ Bonard (nay là Lê Lợi) được nối dài thêm để đi thẳng từ Opera House đến chợ Bến Thành mới, các đường đằng trước mặt chợ mới cũng được quy hoạch lại, đặc biệt là vào năm 1916-1917 đã mở thêm một trục đường bộ lớn nối chợ Bến Thành với Chợ Lớn, đặt tên là đại lộ Galliéni (từ năm 1955 đến nay đổi tên thành Trần Hưng Đạo). Galliéni là tên vị tướng Pháp vừa qua đời năm 1916. Galliéni là người từng đối đầu với Đề Thám trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái.

Xem bài khác

Hình ảnh Sài Gòn xưa và nay chụp cùng 1 vị trí: Loanh quanh góc phố Quận Ba

Hình ảnh so sánh đường Sài Gòn xưa và nay với cùng một góc ảnh – Phần 4: Đại lộ Hàm Nghi

Bản đồ Sài Gòn năm 1921, khi đã có chợ Bến Thành (hình vuông góc trên bên phải), trước mặt chợ quảng trường Eugène Cuniac và ga xe lửa được mở rộng, góc dưới bên trái là đại lộ Galliéni

Đại lộ Galliéni nằm chính giữa 2 con đường cũ đã có trước đó là Amiral Courbet (nay là Nguyễn An Ninh) và Hamelin (nay là Lê Thị Hồng Gấm), một đầu giáp với ga xe lửa và Eugène Cuniac (nay là quảng trường Quách Thị Trang), một đầu nối với rue des Marins ở Chợ Lớn. Năm 1955, đường des Marins mang tên đại lộ Đồng Khánh, sau 1975 đổi tên thành Trần Hưng Đạo B.

Từ những năm 1950 về sau, con đường này chứng kiến những biến động to lớn của Sài Gòn, điển hình là vụ quân đội của chính phủ thủ tướng Ngô Đình Diệm đụng độ với lực lượng Bình Xuyên đầu năm 1955.

Đại lộ Trần Hưng Đạo năm 1955

Năm 1955, khi quân Pháp rút khỏi Miền Nam, chính quyền VNCH đặt lại tên đường cho các đường phố, hầu hết các tên đường mang tên Pháp (trừ một số người có công lao trong sự nghiệp phục vụ dân sinh như là bác sĩ Yersin, Pasteur…) đều được đổi tên thành các vị anh hùng dân tộc, và đường Galliéni được chính thức mang tên Trần Hưng Đạo cho đến ngày nay.

Đường Trần Hưng Đạo bắt đầu từ quảng trường Eugène Cuniac, quảng trường này được đổi tên lại thành công trường Diên Hồng.

Đầu đại lộ Trần Hưng Đạo, nhìn từ cầu bộ hành trước chợ Bến Thành

_

Góc ảnh khác của đầu đại lộ Trần Hưng Đạo

Đầu đường Trần Hưng Đạo là các giao lộ, một bên là với đường Calmette, một bên là nhà ga sài Gòn và đường Phạm Ngũ Lão.

Bên trái hình là góc Trần Hưng Đạo- Calmette, với tòa nhà màu trắng là Sinco. Chính giữa hình (cây xăng SHELL) là mũi tàu góc đường Trần Hưng Đạo – Phạm Ngũ Lão. Bìa phải hình này là cổng nhà ga xe lửa

_

Góc đường Calmette – Trần Hưng Đạo có cửa hàng đại lý cho hãng máy may Sinco, được coi như là biểu tượng để nhận biết con đường Trần Hưng Đạo trước năm 1975. Bên góc đối diện với Sinco là nhà hàng Văn Cảnh

_

Nhà hàng Văn Cảnh ở đầu đại lộ Trần Hưng Đạo

_

Dãy nhà này trên đại lộ Trần Hưng Đạo, nằm sát với tòa nhà Sinco

Từ đường Calmette, đi theo đường Trần Hưng Đạo 1 chút nữa sẽ đến giao lộ của 3 đường Trần Hưng Đạo – Ký Con – Yersin.

Giao lộ của Trần Hưng Đạo với Ký Con & Yersin năm 1956

_

Vừa qua giao lộ Trần Hưng Đạo với Yersin và Ký Con là gặp rạp Đại Nam bên tay trái

_

Rạp Đại Nam năm 1966. Đây là rạp chiếu phim hạng sang cùng với rạp Rex, Eden. Từ thập niên 1960 về sau đến năm 1975 rạp này chuyên chiếu phim Hồng Kông, Đài Loan, rất ít chiếu phim Mỹ và Pháp, còn 2 rạp Rex, Eden thì chuyên chiếu phim Mỹ và Pháp. Rạp Đại Nam và rạp REX có chung chủ là ông bà Ưng Thi

_

Gửi xe đi xem phim ở rạp Đại Nam – số 79 đường Trần Hưng Đạo. Ngày nay, đây là Nhà hàng, tiệc cuói, khách sạn Đại Nam

Qua rạp Đại Nam một chút sẽ gặp ngã 4 Trần Hưng Đạo – Nguyễn Thái Học. Ngay góc này còn có đường Bùi Viện đâm ra, ngày nay là phố Tây nổi tiếng.

Phía trước là ngã tư Trần Hưng Đạo – Nguyễn Thái Học

_

Ở giữa hình này là trường Tiểu Học Nguyễn Thái Học nằm ở góc đường Trần Hưng Đạo – Nguyễn Thái Học (mặt chính của trường là trên đường Hồ Văn Ngà, nay là Lê Thị Hồng Gấm).  Tòa nhà cao nằm bên trái hình này chính là rạp Đại Nam

_

Ngã 4 Trần Hưng Đạo – Nguyễn Thái Học

_

Ngã 4 Trần Hưng Đạo – Nguyễn Thái Học năm 1979

_

Từ ngã 4 (thực ra là ngã 5) Trần Hưng Đạo – Nguyễn Thái Học – Bùi Viện nhìn về phía đường Đề Thám

_

Học trò trường Nữ tiểu học Phan Văn Trị (góc Nguyễn Thái Học – Trần Hưng Đạo, nay là trường THPT Ernst Thälmann) băng qua ngã 4 để đến trường

Từ góc đường này, đi một chút nữa sẽ đến ngã 4 Trần Hưng Đạo – Đề Thám, sẽ đi ngang qua rạp cải lương nổi tiếng Nguyễn Văn Hảo. Rạp hát này được mệnh danh là Hàng Không Mẫu Hạm trước 1975, nơi đóng đô của một số đoàn hát cải lương lớn ở Sài Gòn ngày trước như: đoàn Việt Kịch Năm Châu, đoàn Hương Mùa Thu, đoàn Hoa Sen.

Rạp Nguyễn Văn Hảo có ba tầng khán phòng, tổng số ghế khán giả trong rạp là 1200 ghế (chưa kể ghế phụ đặt dọc theo đường đi khi gánh hát bán hết vé). Đây cũng là rạp hát có nhiều số ghế nhất ở Saigon

Rạp Nguyễn Văn Hảo nổi tiếng ở số 30 Trần Hưng Đạo (nay đổi tên thành rạp Công Nhân)

_

Đại lộ Trần Hưng Đạo, bên phải là rạp Nguyễn Văn Hảo, phía trước gần tới ngã 4 Trần Hưng Đạo – Đề Thám, có thể thấy thấp thoáng nhà thờ Tin Lành bên trái hình. Ngày nay nhà thờ này vẫn còn, nằm ngay góc ngã 4 Trần Hưng Đạo – Đề Thám

_

Nhà thờ Tin Lành góc Trần Hưng Đạo – Đề Thám

_

Tòa nhà PLAZA BEQ số 135 Trần Hưng Đạo, đối diện rạp Nguyễn Văn Hảo, nằm giữa đoạn Đề Thám và Bùi Viện

_

Plaza Hotel

_

Phía trước Plaza BEQ

_

Ảnh chụp từ PLAZA BEQ trên đường Trần Hưng Đạo về phía ngã 4 với đường Nguyễn Thái Học. Đường nhỏ ở giữa là Bùi Viện, ngay góc Bùi Viện – Trần Hưng Đạo là .nhà hàng vũ trường Tour d’Ivoire nổi tiếng.  Ở phía xa, đường băng ngang bên trái hình là Phạm Ngũ Lão. Dãy nhà mái đỏ này đều thuộc quyền sở hữu của đại phú gia Nguyễn Văn Hảo, ông chủ của rạp Nguyễn Văn Hảo

_

Phòng trà Tháp Ngà (Tour d’Ivoire) góc Trần Hưng Đạo – Bùi Viện. Nay tòa nhà này vẫn còn

_

Từ trên PLAZA BEQ (135 Trần Hưng Đạo) nhìn xuống ngã tư Trần Hưng Đạo – Đề Thám. Dãu nhà mái màu đen hiện nay vẫn còn

_

Từ trên PLAZA BEQ (135 Trần Hưng Đạo) nhìn xa hơn về phía Trần Hưng Đạo – Nguyễn Cư Trinh, nơi có cây xăng ESSO

_

Một dãy phố trên đường Trần Hưng Đạo, trước mặt Nhà thờ Tin Lành

Từ ngã 4 Trần Hưng Đạo – Đề Thám, đi tới chút nữa sẽ đến ngã 3 “mũi tàu” Trần Hưng Đạo – Nguyễn Cư Trinh, góc đường ngày nay là khách sạn 5 sao Pullman.

Rạp Lê Ngọc góc Nguyễn Cư Trinh – Trần Hưng Đạo, cây xăng ESSO ngay phía trước rạp

_

Sát bên cây xăng ESSO là khách sạn Metropole. Ngày nay, vị trí này là khách sạn 5 sao Pullman

_

Ngay góc đường này còn có thêm một rạp hát nổi tiếng khác là rạp Hưng Đạo

_

Rạp cải lương Hưng Đạo được xây dựng năm 1960, là 1 trong những rạp cải lương lớn nhất thời đó. Sau này rạp đổi tên thành Trần Hữu Trang, ở vị trí Trần Hưng Đạo – Nguyễn Cư Trinh

_

Đối diện bên kia đường của rạp Hưng Đạo là Kỳ Sơn Hotel ở số 247 Trần Hưng Đạo

_

Xích lô máy trước Kỳ Sơn Hotel, góc Trần Hưng Đạo – Nguyễn Cư Trinh

Từ ngã 3 Trần Hưng Đạo – Nguyễn Cư Trinh đi tới chút nữa sẽ đến ngã 4 đường Trần Hưng Đạo – Huỳnh Quang Tiên (nay là Hồ Hảo Hớn).

Đại lộ Trần Hưng Đạo, bên trái hình sẽ là ngã 4 với đường Huỳnh Quang Tiên

_

Ngã 4 Trần Hưng Đạo – Huỳnh Quang Tiên. Ngày nay góc bên trái hình này là góc đường Trần Hưng Đạo – Cống Quỳnh, còn góc bên phải hình này là góc đường Trần Hưng Đạo – Hồ Hảo Hớn

_

Cũng tại ngã 4 này, đối diện bên kia đường là Khách sạn quốc tế (International Hotel)

Từ ngã tư này, đi thêm 1 chút nữa sẽ gặp ngã 4 Trần Hưng Đạo – Phát Diệm. Sau năm 1975, đường Phát Diệm đổi tên thành Trần Đình Xu.

Ngã tư Trần Hưng Đạo – Phát Diệm

Đi thêm khoảng 700m nữa sẽ đến một ngã 4 quan trọng, đó là 2 đại lộ Trần Hưng Đạo – Cộng Hòa (nay là đường Nguyễn Văn Cừ).

Từ ngã tư Trần Hưng Đạo – Cộng Hòa nhìn về phía trung tâm. Góc ảnh này nhìn rõ hơn sở Cứu Hỏa ở bên trái hình, với tháp quan sát nằm trong khuôn viên

Qua ngã 4 Trần Hưng Đạo – Cộng Hòa 1 đoạn là tới ngã tư Trần Hưng Đạo – Nguyễn Biểu:

Cây xăng góc ngã tư Trần Hưng Đạo – Nguyễn Biểu

_

Từ ngã tư Trần Hưng Đạo – Nguyễn Biểu nhìn về phía ngã tư Trần Hưng Đạo – Cộng Hòa (nay là Nguyễn Văn Cừ). Đoạn đường cong chính là vị trí ngã 4 với đường Cộng Hòa

_

Ngã tư Trần Hưng Đạo – Nguyễn Biểu. Bên trái là cây xăng Shell, bên phải là rạp Văn Cầm ngày xưa

Đi một chút nữa sẽ đến ngã 4 Trần Hưng Đạo – Trần Bình Trọng:

Ngay góc ngã 4 Trần Hưng Đạo – Trần Bình Trọng là Lăng Pétrus Ký

_

Khu nhà ở gần Trần Hưng Đạo – Trần Bình Trọng

_

Giữa hình là HONGTA HOTEL 6 tầng, ngày nay là Trường Cao Đẳng Kinh Tế Đối Ngoại cơ sở 1 (số 81 Trần Bình Trọng). Bên phải là đường Trần Hưng Đạo

_

Victoria Hotel tại số 937 Trần Hưng Đạo ở Quận 5, gần bệnh viện Sùng Chính (nay là Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình), nằm ở gần ngã 3 Trần Hưng Đạo – Petrus Ký (nay là Lê Hồng Phong)

_

Khách sạn Victoria ở gần ngã 4 Trần Hưng Đạo – Huỳnh Mẫn Đạt

_

Hình chụp đường Trần Hưng Đạo từ Khách sạn Victoria (Quận 5) nhìn về phía Quận 1. Tòa nhà cao bên phải là President Hotel 727 Trần Hưng Đạo (nằm giữa 2 đường Trần Bình Trọng – Nguyễn Biểu). Ở giữa hình, bên cạnh tòa nhà màu xanh da trời là tòa nhà ở số 606 đường Trần Hưng Đạo, trụ sở của Bộ tư lệnh quân đội Đại Hàn tại Miền Nam

_

Hình cùng 1 góc ảnh với hình bên trên. Tòa nhà màu trắng là President Hotel

_

Ảnh chụp từ khách sạn President Hotel ở số 727 Trần Hưng Đạo, nhìn xuống đường Trần Hưng Đạo về phía quận 5. Tòa nhà cao bên tay trái chính là Victoria Hotel

Từ ngã 3 Trần Hưng Đạo – Petrus Ký đi chút nữa sẽ đến ngã 4 Trần Hưng Đạo – Huỳnh Mẫn Đạt.

Đường Trần Hưng Đạo, chỗ căn nhà đang xây dựng là vị trí ngã 4 với đường Huỳnh Mẫn Đạt. Bên trái của hình này là khách sạn Victoria đã nhắc tới ở bên trên

_

Hình chụp cùng 1 vị trí với hình trên, nhưng hình này từ năm 1959, khi bên trái chưa xây dựng khách sạn Victoria

_

Đường Huỳnh Mẫn Đạt đi ra tới Trần Hưng Đạo

_

Ngay ngã tư này là nhà hàng ca nhạc – vũ trường Moulin Rouge (Cối Xay Gió Đỏ)

_

Ngã 4 nhìn từ trên cao, Cối Xay Gió Đỏ ở bên trái hình này

_

Căn nhà trong hình này nằm đối diện bên kia đường của Cối Xay Gió Đỏ

Đi thêm 1 chút nữa sẽ đến ngã 4 Trần Hưng Đạo – Bùi Hữu Nghĩa:

Tiếp đến sẽ là ngã 3 Trần Hưng Đạo – Nguyễn Huỳnh Đức (nay là Trần Tuấn Khải)

Góc trên bên trái hình là ngã 3 Trần Hưng Đạo – Nguyễn Huỳnh Đức. Đường bên phải là Nghĩa Thục

Gần cuối đường Trần Hưng Đạo sẽ là ngã tư với đường An Bình:

Từ đây đi một đoạn ngắn nữa sẽ qua đại lộ Đồng Khánh của Chợ Lớn. Sau 1975, đường Đồng Khánh nối vào đường Trần Hưng Đạo và gọi thành đường Trần Hưng Đạo B. Sau đây là một số hình ảnh của đại lộ Đồng Khánh:

nhacxua.vn biên soạn

ShareTweetPin

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương
Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Càng nhìn em yêu em hơn và yêu em mãi Dù phút êm đềm xa xưa nay đã đi vào...

by admin
March 9, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Ngọc Chánh (Ban Shotguns) – Tác giả của Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Tuổi Biết Buồn…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Nhạc sĩ Ngọc Chánh, tên tuổi gắn liền với ban Shotguns trước 1975, đã vừa qua đời tại Nam California...

by admin
January 8, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)

Nhạc sĩ Lam Phương là một trong những tên tuổi nổi bật nhất của làng nhạc Sài Gòn trước năm...

by admin
December 22, 2022
Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi
Tin Tức

Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi

Nhạc sĩ Hà Phương, tác giả của những ca khúc nhạc vàng quen thuộc là Mưa Qua Phố Vắng, Mùa...

by admin
December 5, 2022
Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975

Ban nhạc nữ Ba Con Mèo được xem là ban tam ca nữ nổi tiếng nhất của nhạc Việt thời...

by admin
December 2, 2022
Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975

Nền nghệ thuật Cải lương Việt Nam giai đoạn những năm 1960 – 1970 sinh ra nhiều cặp đào –...

by admin
November 1, 2022
Next Post
Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc Mùa Mưa Đi Qua (nhạc sĩ Hà Phương) – “Con đường buồn hun hút mắt em sâu…”

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc Mùa Mưa Đi Qua (nhạc sĩ Hà Phương) - "Con đường buồn hun hút mắt em sâu..."

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Hình ảnh “nón lá” trong các ca khúc nhạc vàng nổi tiếng

Làn sóng các ca sĩ hải ngoại đổ xô về Việt Nam hoạt động sau khi làng nhạc hải ngoại bị thoái trào

Hai Sắc Hoa Tigon – Bài thơ bất tử đến từ trong sọt rác

Nghe lại những bản thu âm hay nhất trước 1975 của Thái Thanh hát nhạc Phạm Duy

“Tết nhất làm chi, Ai bày Tết nhất làm chi?” – Nghe lại ca khúc xuân trào phúng bất hủ của ban AVT

Tư liệu hiếm – Bài phỏng vấn ca sĩ Thanh Thúy năm 16 tuổi (1959)

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc Sơn Nữ Ca (Trần Hoàn) – “Sơn nữ ơi, hoàng hôn xuống dần đợi chờ ai đây?”.

Câu chuyện tình bi thương của cô gái Nhật Bản cùng nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn – tác giả bài “Nắng Chiều”

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Bên Ni Bên Nớ” (Cung Trầm Tưởng – Phạm Duy)

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa ca khúc “Tình Khúc Thứ Nhất” (Nguyễn Đình Toàn – Vũ Thành An) – Những ca từ lấp lánh sắc màu thần thoại

Cuộc đời cô quạnh của nhạc sĩ Thanh Bình: Con đường mình đi sao chông gai…

“Như Cánh Vạc Bay” (Trịnh Công Sơn) – Bài hát về tình yêu thuần khiết dành cho một người tình xa

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.