ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Lệ Thu – Một đời ca sĩ hát trong buồn tênh

2019/07/06
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Lệ Thu – Một đời ca sĩ hát trong buồn tênh

Tên của Nàng là một định mệnh. Thứ định mệnh của mùa Thu. Cái mùa của màu hoang vàng, của chiều tà mang theo một chút gì đó của khắc khoải, của ngậm ngùi: Lệ Thu!

Năm 1959, khi còn là một nữ sinh trung học của trường Les Lauriers với cái tên Bùi Thị Oanh, trong những lời cổ vũ của bạn bè, Nàng lần đầu tiên bước lên sân khấu với ca khúc Dang Dở trước sự hưởng ứng của khán phòng lúc đó. Và hơn ai hết là người chủ phòng trà đã sáng suốt nhận ra những hứa hẹn từ một tiếng hát, và đã mời Nàng làm ca sĩ biểu diễn tại đây.

Kể từ đó cái tên Lệ Thu được hình thành, không dự đoán, không sắp đặt, và đơn giản chỉ vì muốn giấu gia đình mà thôi.

Sau đó một thời gian Nàng quyết định rời ghế nhà trường chính thức là một ca sĩ chuyên nghiệp dưới ánh đèn sân khấu trên các vũ trường, cũng như trên hệ thống truyền hình, truyền thanh Sài Gòn thời bấy giờ. Thu Uyên, là tên của kết quả mối tình giữa Nàng và Ký giả Hồng Dương. Cuộc hôn nhân đổ vỡ trước biến cố 1975, đổ vỡ nào lại không đau! Và nỗi đau chôn vùi trong tiếng hát làm nên một Lệ Thu nức nở hơn nữa khi hát tình ca.

Ngày 24 tháng 4 năm 1975, biến cố lịch sử đã làm dang dở bao cuộc đời. Đời người ca sĩ cũng chẳng được tha! Thương mẹ, Lệ Thu bâng khuâng nơi phi trường trong phút giây máy bay cất cánh. Nàng đã quyết định quay về bên mẹ, đón nhận một cuộc sống mới, một phần số định mệnh mới… Đó là những bái hát mới, mang tên những nhạc sĩ mới… về một Hà Nội mới.

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Tháng 11 năm 1979, Lệ Thu đến đảo Pulau Bidong cùng con gái út. Và đến giữa năm 1980 định cư tại Hoa Kỳ. Năm 1982 cả bốn mẹ con cùng đoàn tụ tại miền Nam Cali. Hát Trên Đường Tử Sinh là băng nhạc đầu tiên Lệ Thu thực hiện tại Hải Ngoại. Và tiếp tục cộng tác với các trung tâm, cộng đồng đúng với cái tên yêu kiều Thu, Hát Cho Người.

Dấu gạch nối, như thể là một hệ lụy không thể nào tách rời được giữa tên của ca khúc và tên của ca sĩ. Nói đến Ngậm Ngùi, Hương Xưa, Thuyền Viễn Xứ, Dạ Khúc (Serenade), Hoài Cảm, Chiếc Lá Cuối Cùng… và, Thu, Hát Cho Người là phải nhắc đến tiếng hát Lệ Thu.

Mặc dù theo lời của nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển, tác giả của ca khúc Thu, Hát Cho Người tâm sự: Thiếu nữ trong ca khúc mang tên Thu Chuẩn, một nữ sinh trung học tại Thăng Bình tỉnh Quảng Nam trong khoảng thời gian 1963-1965. Trong Thu Hát Cho Người là một tình cờ đưa đến hiển nhiên là phải như thế! Như thể là ca khúc viết ra để dành riêng cho Lệ Thu, bởi không có một tiếng hát nào khi thành danh mà không hát ca khúc này. Nhưng có lẽ không dấu ấn nào sâu đậm trong giới thưởng ngoạn bằng tiếng hát vẫn là Lệ Thu.

Dòng sông nào đưa người tình đi biền biệt.
Mùa thu nào cho người về thăm bến xưa.
Hoàng hạc bay, bay mãi bỏ trời mơ.
Về đồi sim, ta nhớ người vô bờ.

Ta vẫn chờ em dưới gốc sim già đó,
Để hái dâng người một đóa đẫm tương tư.
Đêm nguyệt cầm ta gọi em trong gió.
Sáng linh lan hồn ta khóc bao giờ.
…

Thu hát cho người,
Thu hát cho người, người yêu… ơi!

Nhạc sĩ Phạm Duy đã viết Nước Mắt Mùa Thu, dành riêng tặng Lệ Thu. Bài hát như một dấu ấn, như một vòng tròn không lối thoát giữa tên và định mệnh của người sở hữu, giữa mùa Thu và nước mắt!

Nước mắt mùa Thu khóc ai trong chiều
Hàng cây trút lá nghĩa trang đìu hiu
Từng chiếc từng chiếc lệ khô vàng héo
Buồn thương từng kiếp nằm trong mộ réo tên người đời quên

Phạm Duy đã vẽ bước tranh đậm màu tang thương, Lệ Thu có công tô điểm thêm, chấm phá thêm bằng giải khăn tang màu đen qua âm điệu bình thản của nỗi đau làm cho mồ chôn người cũng chính là mồ chôn ái tình.

Nước mắt mùa Thu khóc than triền miên.
Nước mắt mùa Thu khóc trong đêm dài
Mùa mưa chới với tiếng mưa buồn rơi
Người xây ngục tối tình yêu lừa dối
Giọt mưa tìm tới để chia lầm lỗi với người hoài trinh

Nước mắt mùa Thu khóc cho cuộc tình.
Nước mắt mùa Thu khóc cho hạnh phúc
Mỏng manh vụt đến rồi tan tàn, như trăng thanh
Nước mắt nào nguôi khóc cho đời mất thần linh
Rồi, người xa người (tôi xa tôi).

Nước mắt mùa Thu khóc than một mình
Một đời ca sĩ hát trong buồn tênh
Giọng ca buồn bã vào trong đời úa
Thời gian còn đó còn thương còn nhớ hoài
Trời ơi nước mắt mùa Thu khóc thân phận mình.

Khóc!
Khóc, triền miên!
Khóc, than một mình!
Khóc, cho cuộc tình!
Khóc, cho hạnh phúc
Khóc, than phận mình!

Bài hát là một chuỗi liên tiếp những nỗi buồn. Nỗi buồn này chồng chất lên nỗi buồn khác… Và cuối cùng thành một tảng băng lớn, đóng khung đời người bằng một khối gỗ hình chữ nhật. Chấm hết!

Lệ Thu không kén chọn nhạc sĩ. Hát say sưa, hát như thể là là chính mình trải bày trong những ca khúc của Phạm Đình Chương, của Dương Thiệu Tước, của Cung Tiến, của Y Vân, của Trịnh Công Sơn, của Từ Công Phụng…

Nha Trang, nổi sóng cuồn cuộn trong trí nhớ của mỗi người ngay khi Lệ Thu cất tiếng hát:

Khi tình tôi chít khăn tang.
Ai gào ai giữa đêm trăng.
Cho từng lớp sóng kêu than.
Nha Trang ngày về ngồi đây tôi lắng nghe…

Có cần phải về đâu? Có cần phải thấy đâu? Hạnh phúc hay nỗi đau đôi khi không cần phải nhìn, phải thấy mà nó vẫn canh cánh trong tim. Khẽ nhắm mắt để màu xanh của biển cũng làm xanh một nỗi nhớ, xanh tình một yêu. Và hình như có cái vị mằn mặn đầu môi ta khi mà Lệ Thu nhả nhẹ tiếng than hờ hững trong xa vắng!

Tóc ngắn từ thuở nào đến thuở nay. Không có sự hợm hĩnh trên sân khấu và đời thường. Chọn trang phục diễn là những chiếc áo dài Việt Nam. Chung thủy trong tình yêu là nguyên tắc sống của Lệ Thu. Cười bằng mắt nhiều hơn bằng môi.

Và, tiếng hát Lệ Thu là những dòng nước mắt khô, lúc không người! Những dòng nước mắt trong hoang vắng !

Theo VienDongDaily

Tags: lệ thu
Share504TweetPin

Xem bài khác

Danh ca Lệ Thu và 15 ca khúc Trịnh Công Sơn thu âm trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Danh ca Lệ Thu và 15 ca khúc Trịnh Công Sơn thu âm trước 1975

Từ cuối thập niên 1960, Trịnh Công Sơn cùng với Khánh Ly trở thành cặp đôi ca sĩ - nhạc...

by admin
January 20, 2021
Nghe lại băng “Sơn Ca 9 – Những tình khúc tiền chiến” của danh ca Lệ Thu – Một thời vàng son của băng cối ở Sài Gòn
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nghe lại băng “Sơn Ca 9 – Những tình khúc tiền chiến” của danh ca Lệ Thu – Một thời vàng son của băng cối ở Sài Gòn

Trong số vài trăm "băng cối" được phát hành chỉ trong khoảng 5 năm đầu thập kỷ 1970, hiện nay...

by admin
January 20, 2021
Danh ca Lệ Thu và 20 ca khúc Phạm Duy thu âm trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Danh ca Lệ Thu và 20 ca khúc Phạm Duy thu âm trước 1975

Lệ Thu được nhận xét là một trong 3 nữ danh ca nổi tiếng nhất của thể loại nhạc trữ...

by admin
January 19, 2021
Cuộc đời và sự nghiệp của danh ca Lệ Thu (1943-2021) – Một đời ca sĩ hát trong buồn tênh
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của danh ca Lệ Thu (1943-2021) – Một đời ca sĩ hát trong buồn tênh

Thập niên 60-70 của thế kỷ trước, cùng với Khánh Ly và Thái Thanh, Lệ Thu trở thành một trong...

by admin
January 16, 2021
Vĩnh biệt danh ca Lệ Thu (1943-2021)
Tin Tức

Vĩnh biệt danh ca Lệ Thu (1943-2021)

Tin buồn, danh ca Lệ Thu đã qua đời vào ngày 19h ngày 15/1/2021 (giờ địa phương), sau khoảng thời...

by admin
January 16, 2021
10 ca khúc làm nên tên tuổi danh ca Lệ Thu
Bàn Tròn Âm Nhạc

10 ca khúc làm nên tên tuổi danh ca Lệ Thu

Trong làng nhạc trữ tình miền Nam trước năm 1975 với hàng trăm ca sĩ nổi tiếng, người ta thường...

by admin
January 7, 2021
Next Post
Những bài hát trước năm 1975 viết về thành đô Sài Gòn

Những bài hát trước năm 1975 viết về thành đô Sài Gòn

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Nghe lại những bản thu âm trước 1975 của ca sĩ Dạ Hương – Đời buồn như tiếng hát

Nhìn lại sự nghiệp ngắn ngủi của những ca sĩ hải ngoại nổi tiếng một thời – P3: Thùy Dương, Khả Tú, Lệ Hằng

Đôi nét về nhạc sĩ Hồng Duyệt và ca khúc duy nhất: Đường Chiều – “Chiều xóa thành đô, thế nhân bàng hoàng…”

Tình yêu được nhiều người ngưỡng mộ của ca sĩ Hoàng Oanh và nhạc sĩ Mai Châu

Randy – Từ cậu bé mồ côi tủi nhục trở thành ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng và hành trình đi tìm lại Mẹ

Nhạc sĩ Bảo Chấn kể về sinh hoạt âm nhạc sôi động của miền Nam trước 1975

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Ca khúc “Suối Mơ” của nhạc sĩ Văn Cao – Tuyệt tác của dòng nhạc lãng mạn

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Xe Hoa Một Chiếc” – Tiếng lòng của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ

Phân tích ý nghĩa trường ca Hòn Vọng Phu (Lê Thương) – Phần 3: Người Chinh Phu Về – Nguồn sử xanh âm thầm vẫn sống…

Cuộc đời nhạc sĩ Hải Linh và hoàn cảnh sáng tác ca khúc Giáng Sinh “Hang Bêlem”

Ca khúc “Mùa Thu Chết” (Phạm Duy) và và giọng hát Julie Quang tròn nửa thế kỷ trước

Hoàn cảnh sáng tác “Con Đường Xưa Em Đi” (Châu Kỳ – Hồ Đình Phương) – Một trong những bài nhạc vàng nổi tiếng nhất

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.