ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Saigon xưa

Ký ức về gánh hàng rong một thuở trên đường phố Sài Gòn xưa

2020/05/25
in Saigon xưa
Ký ức về gánh hàng rong một thuở trên đường phố Sài Gòn xưa

Trong những bức ảnh Sài Gòn xưa còn lưu lại đến nay, không khó để bắt gặp hình ảnh những người lam lũ trên đường phố để kiếm sống bằng gánh hàng rong hoặc quầy bán hàng trên hè phố. Không đến nỗi phải “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” như những người nông dân trên đồng ruộng, nhưng họ cũng đã đổ biết bao mồ hôi công sức để mưu sinh.

Có thể nói những gánh hàng rong này đã cùng “cộng sinh” với nếp sống văn minh giữa chốn phồn hoa đô thị đã hàng trăm năm qua. Đặc biệt là vào thời điểm binh biến, ly loạn hồi thập niên 1960, rất nhiều người ở vùng thôn quê buộc phải tìm lên Sài Gòn để mưu sinh, tạo thêm cho Sài Gòn một nếp sống đặc trưng trên đường phố.

Một em bé trông gánh hàng rong. Nếu “em bé” này vẫn còn sống thì nay đã ngoài 70 tuổi

Hàng rong trên đường phố Sài Gòn có thể xem là một nét văn hóa đã được hình thành từ trên 100 năm. Ngay từ đầu thế kỷ 20, các nhiếp ảnh gia đã ghi lại nhiều hoạt động buôn bán rong trên phố, thức ăn, đồ uống được lưu thông nhờ vào sự dẻo dai của đôi chân người bán hàng, có mặt ở khắp các ngóc ngách của thành phố.

Hàng rong xưa

Vào năm 1943, đã có một người Pháp tên là E.Berges viết bài mô tả về những âm thanh và hình ảnh sống động của gánh hàng rong trên đường phố Sài Gòn. Những trang viết này (do tác giả Phạm Công Luận dịch) giúp chúng ta có thể liên kết được về với quá khứ:

“Sáng bửng, Sài Gòn thức dậy trong tiếng rao hàng. Sự ồn ào của hàng ngàn kẻ buôn bán khiến không khí vui vẻ hẳn lên ở mỗi khu phố, mỗi con đường. Tiếng rao hàng vang lên từ Chợ Lớn đến Đa Kao, từ bến tàu Ba Son, chợ Mới (chợ Bến Thành) đến chợ Cũ (chợ Hàm Nghi), từ nhà thờ đến nghĩa trang. Suốt bảy ngày trong tuần, dưới ánh mặt trời miền Nam hay dưới cơn mưa tầm tã, họ cứ đi, đòn gánh trên vai hay đội rổ trên đầu, các ông và nhất là vô số bà bán hàng rao vang dưới những gốc me hay phượng vĩ, quyến rũ những người thèm ăn bữa nhẹ hay mua vài món nho nhỏ dằn bụng…”.

Ông Berges tả cô hàng bán mía ghim: “Với một tay, cô điều chỉnh thúng trên đầu, tay còn lại rảnh, điều chỉnh bước đi nhịp nhàng. Cô ta cất giọng lúc này lúc khác thanh tao: Ai ăn mía không? Cô bị vây lại ở đường Norodom (ngày nay là Lê Duẩn) bởi những đứa trẻ với hai xu mua được hai cây mía ghim”.

Xem bài khác

Hình ảnh Sài Gòn xưa và nay chụp cùng 1 vị trí: Loanh quanh góc phố Quận Ba

Hình ảnh so sánh đường Sài Gòn xưa và nay với cùng một góc ảnh – Phần 4: Đại lộ Hàm Nghi

Theo quan sát của ông Berges, trên đường phố Sài Gòn thập niên 1940, người bán hàng rong đa phần là đàn ông. Đó là chú bán chổi lông gà với lời rao ngắn gọn: “Chổi lông gà không?”; những người bán chiếu bông: “Chiếu không?”; người bán tiết canh: “Ai ăn tiết canh không?”; người bán khoai lang: “Ai ăn khoai lang nấu đường không?”… (Trích Phạm Công Luận – Chuyện Đời Của Phố tập 4)

Sài Gòn năm 1938, một em bé bán kem đường phố đựng trong bình giữ nhiệt. Nếu “em bé” này còn sống thì năm nay đã tròn 90 tuổi

Mời các bạn xem lại những hình ảnh gánh hàng rong năm xưa. Vào thời trước năm 1975, đường phố Sài Gòn không đông đúc và quá tải như hiện nay, vì vậy sự xuất hiện của những người bán hàng rong không gây trở ngại nào mà ngược lại còn điểm tô thêm cho sắc thái đa dạng của đô thành Sài Gòn.

Một dãy hàng rong ở công trường Lam Sơn, có thể thấy có mía ghim và cóc cắt hình lồng đèn

_

Gánh sắn đã lột vỏ

_

Me, chùm ruột, xoài ngâm, đều là những món ăn khoái khẩu của học sinh mọi thời
Xe đẩy bán các loại nước ngọt: xá xị con cọp, nước ngọt con nai Phương Toàn, cam Birley…

_

Gánh bánh canh giữa phố Sài Gòn

Bên trên là tấm ảnh một gánh bánh canh trên đường phố. Dù là hình ảnh nhưng chúng ta có thể cảm nhận được sự hối hả của người bán lẫn người khách. Cậu bé đang ngồi với một tư thế không vững lắm, có lẽ đang ăn vội những muỗng cuối cùng rồi trả lại tô. Còn người phụ nữ gánh hàng rong tuy lam lũ nhưng ăn mặc rất tươm tất, không quê mùa, nhìn phúc hậu hiền từ, đang chỉnh lại vành nón để chuẩn bị phần ăn cho khách. Nồi bánh canh được để trên một lò than hâm nóng, phía bên kia quang gánh là nồi nước rửa tô.

Hình bên trên là một gánh hàng rong bán đồ uống lạnh tại ngã ba Nguyễn Du – Đặng Trần Côn năm 1966. Bên trái là hàng rào của Hội Kỵ Mã Sài Gòn (nay là nhà thi đấu Nguyễn Du). Ly và nhiều loại sirô khác nhau được đựng trong gánh bên trái. Đá lạnh được đựng trong gánh bên phải.

Một buổi trưa ế khách của các gánh hàng rong. Vẻ mặt khá rầu rĩ (hoặc buồn ngủ) của chị bán chuối bọc nếp nướng. Bên cạnh là một gánh bán bánh mì thịt.

Gánh cháo vịt đường phố. Có thể thấy nón lá là vật bất ly thân của các chị, các cô, các bà khi gánh hàng rong tần tảo trên phố dưới cái nắng nóng của đường phố.

Mía lạnh, món ăn vặt một thời

Quang gánh bán mía ghim, món ăn vặt phổ biến trên đường phố Sài Gòn. Mía để trong một tủ kính nhỏ trong đó có một mảng nước đá để ướp lạnh.

Hình bên trên là gánh sương sâm trên lề đường Sài Gòn năm 1952. Khi có người mua, người bán sẽ múc sương sâm vào ly, đập vài cục đá, múc 1 muỗng đường cát trong cái hũ của gánh bên phải rồi trộn lên, ăn rất mát.

Gánh bánh tráng kẹo trên đường Tự Do, nay là Đồng Khởi

Hình ảnh trên là một người phụ nữ đứng tuổi với gánh bánh tráng kẹo rong ruổi trên đường Tự Do. Đây là món ăn dân dã độc đáo,  kẹo mạch nha được kéo thành từng mảng phủ kín lên trên bánh tráng, rất thơm ngon và đậm chất quê hương.

Xe mì một thuở xa xưa

Xe mì của người Hoa quen thuộc trên các hè phố Sài Gòn, đã tồn tại được gần 100 năm, đến nay vẫn còn với hình thức tương tự. Những chiếc xe mì này thường cố định ở một vị trí nào đó, bên trong xe có lò nấu nước, thùng nước lèo và củi than dự trữ. Mì được đựng trong những ngăn kéo.

Xe mì trên đường Nguyễn Văn Sâm (nay là Nguyễn Thái Bình)

_

Hình bên trên là xe mực nướng đẩy rong. Khách đến tự do chọn cho mình con mực ưng ý rồi đưa cho người bán nướng tại chỗ. Qua bếp than hồng, mùi thơm của mực bốc lên hương vị khó cưỡng. Mực chín được cho vào chiếc cối quay vài vòng cho tơi ra, xé chấm với tương rất tuyệt hảo.

Trước sự phát triển của công nghệ hiện đại, ít người còn nhớ đến xe nước mía quay bằng tay. Xe nước mía xưa được đóng bằng gỗ. Ép mía bằng 2 trục nối với tay quay cũng bằng gỗ. Người bán nước mía thời bấy giờ thường là đàn ông mới có sức để quay bởi phải dùng 2 tay và thêm một chân mới quay được vòng tua ép mía.

Tổng hợp

ShareTweetPin1

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương
Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Càng nhìn em yêu em hơn và yêu em mãi Dù phút êm đềm xa xưa nay đã đi vào...

by admin
March 9, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Ngọc Chánh (Ban Shotguns) – Tác giả của Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Tuổi Biết Buồn…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Nhạc sĩ Ngọc Chánh, tên tuổi gắn liền với ban Shotguns trước 1975, đã vừa qua đời tại Nam California...

by admin
January 8, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)

Nhạc sĩ Lam Phương là một trong những tên tuổi nổi bật nhất của làng nhạc Sài Gòn trước năm...

by admin
December 22, 2022
Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi
Tin Tức

Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi

Nhạc sĩ Hà Phương, tác giả của những ca khúc nhạc vàng quen thuộc là Mưa Qua Phố Vắng, Mùa...

by admin
December 5, 2022
Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975

Ban nhạc nữ Ba Con Mèo được xem là ban tam ca nữ nổi tiếng nhất của nhạc Việt thời...

by admin
December 2, 2022
Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975

Nền nghệ thuật Cải lương Việt Nam giai đoạn những năm 1960 – 1970 sinh ra nhiều cặp đào –...

by admin
November 1, 2022
Next Post
Nữ văn sĩ Sài Gòn trước 1975 – Nguyễn Thị Hoàng (tác giả Vòng Tay Học Trò) trở lại – “Định mệnh còn gõ cửa”

Nữ văn sĩ Sài Gòn trước 1975 - Nguyễn Thị Hoàng (tác giả Vòng Tay Học Trò) trở lại - "Định mệnh còn gõ cửa"

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ và “Mùa Thu Đông Kinh” – Một mùa thu buồn ở xứ Phù Tang

Ca sĩ Từ Dung – Giọng hát bị lãng quên

Ca sĩ Giao Linh và văn hóa ứng xử nhã nhặn của những nghệ sĩ ngày xưa

“Phòng trà nghỉ chân” hay “Phòng trà Mỹ Trân”? – Tranh cãi xung quanh lời bài hát ‘Giọt Buồn Không Tên’

Câu chuyện cảm động về người vợ tri âm tri kỷ của nhạc sĩ Châu Kỳ

Nghe lại những bài nhạc vàng hay nhất của Trúc Phương qua tiếng hát Thanh Thúy trước 1975

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác “Đêm Đông” (Nguyễn Văn Thương) – Ca khúc bất tử có tuổi đời hơn 80 năm

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Người Ngoài Phố (Anh Việt Thu) – Nước mắt đêm tạ từ

Hoàn cảnh sáng tác của “Ai Về Sông Tương” (Thông Đạt) – Sông Tương là con sông nào?

Mưa bay trên tầng tháp cổ

Ca khúc Kiếp Dã Tràng của nhạc sĩ Từ Công Phụng – Khi chuyện tình giống như loài dã tràng xe cát

Hoàn cảnh sáng tác “Xin Còn Gọi Tên Nhau” (nhạc sĩ Trường Sa) – “Phố vẫn hoang vu từ lúc em đi…”

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.