ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Saigon xưa

Ký ức tươi đẹp và rực rỡ của những mùa Trung Thu năm xưa

2019/09/07
in Saigon xưa
Ký ức tươi đẹp và rực rỡ của những mùa Trung Thu năm xưa

Chiều hôm qua dọn dẹp nhà để xe, tôi vô tình trông thấy lẩn trong đống đồ hồi dọn nhà có hai chiếc lồng đèn chạy bằng pin tôi mua cho con từ hồi nẵm. Cầm chúng trên tay, bật nút on lên, chúng vẫn trơ trơ vì hết pin rồi.

Tôi xoay qua trở lại, tần ngần nhớ lúc con tôi còn tí tẹo, một tay nắm lấy tay tôi, một tay nó tung tăng xách chiếc đèn xe lửa đi dự Tết Trung Thu với đám trẻ con xa lạ trong lúc vợ tôi ẵm thằng út đang tròn xoe mắt, loi choi với chiếc lồng đèn con chuột bằng nhựa trong bàn tay nhỏ xíu. Bây giờ tất cả còn đây, trong khi các con tôi đã cao lớn hơn tôi nhiều rồi. Chẳng biết chúng có giữ chút kỷ niệm nào của thời ngọng nghịu hát “Tết trung thu rước đèn đi chơi…” không nữa!

Những chiếc lồng đèn cũ cứ làm tôi thẫn thờ hoài. Nhất là đêm qua, lang thang ngoài sân, chợt thấy ánh trăng xô bóng mình đổ dài trước mặt. Chao ơi, lại gần đến Tết Trung Thu nữa rồi. Mới đó mà gần hai mươi bảy năm tôi không còn được biết đến đêm trung thu nơi quê nhà ra sao nữa cả. Ðã xa tít tắp rồi…

Bồi hồi nhìn trăng, tuy chưa tròn đầy nhưng sáng ơi là sáng. Ánh trăng đêm đó làm cho tôi nhớ lại ánh trăng xưa, quên sao được những lần cùng bạn bè vui đùa trên con đường làng loang loáng bạc. Kỷ niệm dạt dào trôi về khiến tôi cứ đê mê từng kỷ niệm.

Ngày đó, mỗi lần mùa Trung Thu đến, ngoài chợ treo bán biết bao lồng đèn đủ màu đủ kiểu. Nào là những chú thỏ có đôi tai vểnh, cặp mắt tinh nghịch sáng long lanh với lớp giấy bóng kiếng xanh xanh đỏ đỏ. Nào là những chiếc lồng đèn trái bí tròn xoe, có bóng chị Hằng cùng tiên nữ áo quần sặc sỡ đang múa hát trong mây. Hay là những chiếc đèn con gà, đèn ngôi sao rực rỡ, chiếc treo trên cao, chiếc treo dưới thấp, làm cho mỗi lần Má dắt anh em tôi đi ngang qua, thế nào tôi cũng trì lại, để được đứng nhìn một cách thèm thuồng, ao ước.

Xem bài khác

Hình ảnh Sài Gòn xưa và nay chụp cùng 1 vị trí: Loanh quanh góc phố Quận Ba

Hình ảnh so sánh đường Sài Gòn xưa và nay với cùng một góc ảnh – Phần 4: Đại lộ Hàm Nghi

Má tôi cũng biết thằng con mê lồng đèn, nhưng bà nhất quyết không mua là không mua. Bà nói chưa tới rằm, mua sớm tôi sẽ nghịch hư, đến lúc chơi lại không có. Tôi nào biết vì không có tiền nhiều, nên bà đợi đến cận ngày mua sẽ rẻ hơn.

Rồi Má tôi cũng mua cho anh em tôi hai chiếc lồng đèn con bướm và trái bí. Bà ưu tiên cho em gái tôi chọn trước. Em tôi tần ngần chọn lựa, trong lúc tôi vái thầm “lấy trái bí đi, Ch”. Khi nó cười toe với chiếc đèn nó thích, tôi thở phào sung sướng vì ưa chú bướm hơn. Làm anh vô duyên như tôi chắc chỉ có một!

Tôi còn nhớ lần đầu cầm chiếc lồng đèn con bướm trong tay, tôi mừng như không còn gì mừng hơn được nữa. Cái màu vàng tươi của giấy bóng kiếng quyến rũ vô cùng, điểm thêm dăm ba nét vẽ hoa lá cành nhiều màu, nào là mấy sợi râu xoăn tít, nào là những vòng tròn lốm đốm trên đôi cánh của chú bướm, sao mà linh động lạ lùng. Nhất là lúc cắm chiếc đèn cầy vào, thắp sáng lên. Ôi chao! Chú bướm của tôi hình như biết chập chờn bay lượn.

Xỏ chiếc que tre vào lồng đèn, tôi ù chạy qua nhà nhỏ bạn để rủ nó đi chơi cùng, không kịp đợi em tôi đang lầu bầu hờn dỗi vì cuối cùng nó biết đèn của nó xấu òm! Ðèn gì mà tròn trùng trục, giống y chang nó. Tôi biết tỏng là nó thích chiếc đèn của tôi hơn, đòi đổi nhưng tôi nhứt định không. Muộn rồi em ơi!

Nhập chung với đám bạn cùng xóm, tôi hí hửng khoe chiếc đèn mới toanh. Ðèn của lũ trẻ con có chiếc đẹp hơn, nhưng tôi cứ cãi văng mạng, xém chút là đập lộn vì tôi cho rằng đèn của tôi là đẹp nhất.

Ðang dung dăng dung dẻ, nhỏ bạn bỗng giậm chân phụng phịu vì chiếc đèn hình chuồn chuồn của nó bỗng nhiên gió thổi tắt ngúm. Tôi vội để chú bướm của tôi xuống, lui cui tìm cách thắp lại cho nó. Nào ngờ chiếc đèn của tôi bén lửa vì tôi sơ ý để nằm nghiêng. Tôi điếng hồn nhìn nó ngùn ngụt cháy. Tôi ngỡ tôi đang cháy theo đèn.

Ðèn ơi! Chiếc lồng đèn con bướm tội nghiệp của tôi ơi!

Tôi mếu máo xách chiếc khung cháy nham nhở về méc Má. Má tôi xoa đầu tôi

“Thôi, nín. Con chạy ra chơi với bạn đi. Năm tới Má mua cho cái khác, nhen con”.

Tôi đưa tay quệt nước mắt, liếc nhìn chiếc đèn của em tôi, tôi thấy chiếc đèn trái bí của nó sao bỗng nhiên đẹp lạ lùng. Nhưng nhìn cái miệng sún đang le lưỡi lêu lêu, tôi bỗng ghét nó vô cùng là ghét.

Ðêm đó cuộc vui vẫn còn rộn rã, ánh trăng ngà vẫn còn rạng rỡ trên cao, nhưng sao tôi thấy buồn ghê gớm. Bó gối ngồi nhìn đám bạn đang rồng rắn chung quanh, tôi ngùi ngùi tiếc nhớ chiếc đèn vắng số. Chỉ vì một phút dại gái mà nó “chết” một cách lãng xẹt. Càng ngỡ ngàng hơn là nhỏ bạn, thấy tôi là một kẻ trắng tay đúng nghĩa, mặc xác tôi đang ủ rũ như con cú mắc mưa, nhỏ rước đèn với thằng khác. Tôi tủi thân chạy vụt về nhà, hình như ánh trăng dõi đến lạnh người trên lưng tôi.

Như đã hứa, năm sau Má tôi đi Sài Gòn về có mua cho anh em tôi một cặp lồng đèn cá chép to sụ. Trong đời tôi chưa thấy có chiếc đèn nào mà vừa to vừa đẹp như vậy hết. Chiếc đèn màu đỏ tươi, bóng lộn dưới lớp kim nhũ nên cứ óng a óng ánh. Tôi mê chiếc đèn đến nỗi tôi không dám xách đi chơi. Tôi treo nó lên trong nhà, chờ đến đúng Rằm tôi cẩn thận gắn chiếc đèn cầy vào, nhè nhẹ thắp lên. Chiếc đèn con cá bỗng nhiên như thức giấc, bơi lội tung tăng. Ðến bây giờ trong tiềm thức, thỉnh thoảng tôi vẫn thấy nó nhởn nhơ đâu đó.

Hết Tết, tôi cột chung với đèn của em tôi lại, treo trên đầu giường. Chờ năm tới lại mang ra, phủi bụi, thắp đèn lên và chơi tiếp. Ðâu được chừng vài lần, chiếc đèn cũ quá nên bung nang, giấy đi đàng giấy, khung đi đàng khung. Lại thêm một lần ngẩn ngơ tiếc nuối.

Sau 1975, gia đình tôi tản cư về quê nên những cái Tết Trung Thu sau đó không còn được như xưa nữa. Tết Nhi Ðồng mà không đèn, không bánh thì không ra cái Tết chút nào. Cho nên tôi tự làm đèn lấy mà chơi. Các bạn còn nhớ cách làm đèn ngôi sao, đèn bánh ú ra sao không? Với tôi, chuyện đó dễ như ăn cơm sườn. Chỉ với vài cọng sống lá, hay vài khúc tre là tôi có thể vót ra nang, thắt lại là thành khung đèn ngay. Khó là không có giấy bóng kiếng màu để phất.

Cái khó ló cái khôn, mấy cuốn vở của ông anh, tôi rứt ra làm đèn không nương tay. Những chiếc đèn con nhà nghèo đơn sơ, không bóng lộn, không màu sắc sặc sỡ nữa, nhưng hồn của tuổi thơ vẫn quyện vào từng chiếc đèn, khiến cho Má tôi nhìn con cặm cụi mà ứa nước mắt.

Lớn lên một chút, rước đèn Tháng Tám đối với tôi là trò con nít. Tôi không thèm đèn nữa vì tôi có trò chơi mới mạnh bạo hơn. Tôi rủ đám bạn cùng trang lứa đi chặt trộm tre về làm đuốc. Ðứa nào không có tre thì chơi tạm đuốc bằng ống đu đủ cũng được. Tôi lén lấy dầu từ những chiếc đèn hột vịt trong nhà, châm cho đầy ống tre, xé áo cũ se lại làm ngòi. Chờ đêm trăng sáng là cả lũ quỷ đứa nào cũng tay đuốc cháy phừng phừng, rùng rùng chạy từ đầu trên tới xóm dưới, la hét rân trời, làm vang động cả đêm trăng yên tĩnh.

Không biết tôi có nghiệp ăn đòn hay sao mà bất cứ trò chơi nào do tôi bày đầu, không trước thì sau tôi cũng bị lãnh thẹo. Tôi khích tướng thằng bạn tôi dám dí cây đuốc vô cái lồng đèn nào đẹp nhất của tụi con nít đang nhõng nha nhỏng nhảnh. Nói chơi mà nó làm thiệt, trời ạ! Nhìn thằng bé mếu máo trong khi chiếc đèn biến thành tro than, tôi hối hận không kịp. Hình ảnh chú bướm vàng ngày xưa bị cháy đen thui hiện về, tôi xót xa quá! Và tôi biết cái mông tôi thế nào cũng sẽ xót… gần, vì thằng bé đã chỉ đích danh tôi là thủ phạm.

Oan cho tôi quá chừng!

***

Cầm hai chiếc đèn bằng nhựa vô nhà, tôi đưa lại cho con tôi. Thằng lớn còn nhớ đó là đồ chơi của nó, thằng nhỏ thì quên tuốt luốt. Tôi phải giải thích một hồi con tôi mới lờ mờ hiểu lồng đèn dùng để làm gì. Hai đứa nó lúi húi thay pin. Hên làm sao hai chiếc đèn còn chạy được. Nhưng nhìn con chơi đèn một cách dửng dưng, tôi thất vọng tột cùng vì tôi nhớ lại những chiếc lồng đèn mà tôi đã nâng niu từng chiếc trong dĩ vãng. Ðúng là mỗi thời mỗi khác. Cũng là ánh trăng Thu huyền diệu đó! Cũng là bánh nướng, bánh dẻo thơm lừng đó! Cũng là đèn là đóm đó nhưng sao tôi thấy nó thiêu thiếu một cái gì. Có lẽ thiếu hồn quê chăng! Có lẽ vắng tiếng cười đùa của đám bạn bè xưa cũ chăng! Hay là thiếu Má?

“Ánh trăng trắng ngà, có cây đa to, có thằng cuội già ôm một mối mơ…” bài hát ngày xưa tôi thường nghêu ngao chợt chấp chới bay về.

Ừa! Tôi như thằng cuội già, vì quá tinh nghịch mới bị đày xa quê hương, xa xứ sở. Giờ đây ôm nhiều mối mơ, tôi mơ làm sao được đi lại trên con đường làng vào những đêm Trung Thu có đèn trăng tráng sữa. Tôi mơ được nhìn lại mình cùng bè bạn trang lứa rước đèn đốt đuốc như năm nao. Tôi mơ được “về” với tuổi thơ quá đỗi ngọt ngào, nhưng cũng không kém phần sôi động của những ngày xưa còn bé…

Theo Diệp Bảo Khương (nguoi-viet.com)

Share1410TweetPin

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương
Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Càng nhìn em yêu em hơn và yêu em mãi Dù phút êm đềm xa xưa nay đã đi vào...

by admin
March 9, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Ngọc Chánh (Ban Shotguns) – Tác giả của Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Tuổi Biết Buồn…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Nhạc sĩ Ngọc Chánh, tên tuổi gắn liền với ban Shotguns trước 1975, đã vừa qua đời tại Nam California...

by admin
January 8, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)

Nhạc sĩ Lam Phương là một trong những tên tuổi nổi bật nhất của làng nhạc Sài Gòn trước năm...

by admin
December 22, 2022
Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi
Tin Tức

Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi

Nhạc sĩ Hà Phương, tác giả của những ca khúc nhạc vàng quen thuộc là Mưa Qua Phố Vắng, Mùa...

by admin
December 5, 2022
Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975

Ban nhạc nữ Ba Con Mèo được xem là ban tam ca nữ nổi tiếng nhất của nhạc Việt thời...

by admin
December 2, 2022
Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975

Nền nghệ thuật Cải lương Việt Nam giai đoạn những năm 1960 – 1970 sinh ra nhiều cặp đào –...

by admin
November 1, 2022
Next Post
Lịch sử trăm năm của bánh trung thu Đông Hưng Viên – Một phần của Sài Gòn xưa

Lịch sử trăm năm của bánh trung thu Đông Hưng Viên - Một phần của Sài Gòn xưa

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Câu chuyện đằng sau 10 ca khúc nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Từ Công Phụng

Bộ sưu tập hình ảnh của 10 nữ ca sĩ hải ngoại xinh đẹp nhất

Những bài hát thiếu nhi quen thuộc ở miền Nam trước 1975

Câu chuyện về 2 ca khúc “Thói Đời” (Trúc Phương) và “Trong Tầm Mắt Đời” (Tú Nhi) – Trong thói đời cười ra nước mắt…

Cuộc đời và sự nghiệp ngắn ngủi của nhạc sĩ Hoàng Quý – Tác giả ca khúc “Cô Láng Giềng”

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Giao Tiên – “nhạc sĩ của đồng quê”

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Số phận long đong của ca khúc “Mùa Xuân Đầu Tiên” – Tuyệt tác sau cùng của nhạc sĩ Văn Cao

Ca khúc “Cho Người Tình Lỡ” và chuyện tình buồn như tiểu thuyết của nhạc sĩ Hoàng Nguyên: “Khóc mà chi yêu thương qua rồi…”

Hoàn cảnh sáng tác bài hát “Họp Mặt Lần Cuối” (nhạc sĩ Song Ngọc) – Tuổi học trò và những chia tay nghẹn ngào khi hè đến

Ca khúc “Nụ Cười Sơn Cước” của nhạc sĩ Tô Hải và hình ảnh những người “sơn nữ” trong tân nhạc

Hoàn cảnh sáng tác “Gạo Trắng Trăng Thanh” (nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ) – Bài hát về một không gian yên bình đã trở thành hoài niệm

Sự tích về “Lá Diêu Bông” trong thơ – nhạc, và mối tình “chị – em” của thi sĩ Hoàng Cầm

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.