ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Saigon xưa

Ký ức chợ trời vỉa hè Sài Gòn trước năm 1975

2021/07/05
in Saigon xưa
Ký ức chợ trời vỉa hè Sài Gòn trước năm 1975

Với nhiều người Sài Gòn đã từng sinh sống trước năm 1975, ký ức về những khu “chợ trời” có lẽ vẫn còn in đậm trong tâm trí. Cho dù mang tiếng là chợ trời, bày bán những mặt hàng không chính ngạch, nhưng những khu chợ vỉa hè này vẫn mang được văn hóa nhã nhặn, uy tín, chứ không chụp giựt, thậm chí là lừa đảo như chợ trời hiện nay.

Nền kinh tế trên vỉa hè ở Sài Gòn vốn đã được hình thành từ rất lâu, khi thành phố này bắt đầu có giao thương sầm uất, đặc biệt là ở khu chợ cũ trên đường Kinh Lấp. Sau này người Pháp lấp kênh Lớn, đổi tên thành đại lộ Charner và xây chợ Bến Thành mới năm 1914 để việc buôn bán của tiểu thương được quy củ hơn, nhưng thói quen buôn bán vỉa hè của dân Sài Gòn, nhất là dân người Hoa và người Ấn vẫn còn.

Từ những năm 1960, từ chốn tao nhã, trên những vỉa hè Sài Gòn mọc lên vô số chợ trời, thậm chí cả ở những nơi sang trọng như vỉa hè 2 trục đường lớn nhất Sài Gòn là Nguyễn Huệ và Lê Lợi, gần khu Thương Xá Tax hình thành chợ trời tự phát trên vỉa hè, bày bán những món hàng từ Trung Quốc, Kampuchea hay hàng Mỹ viện trợ. Hoặc khu vỉa hè đường Lê Lợi gần Công Lý là chợ trời bán sách lớn nhất miền Nam và người ta có thể tìm mua được những quyển tiểu thuyết, sách báo đủ các thể loại.

Xem bài khác

Hình ảnh Sài Gòn xưa và nay chụp cùng 1 vị trí: Loanh quanh góc phố Quận Ba

Hình ảnh so sánh đường Sài Gòn xưa và nay với cùng một góc ảnh – Phần 4: Đại lộ Hàm Nghi

Chợ sách cũ vỉa hè này được ký giả Sài Gòn thời đó mô tả trong trang báo năm 1972 đăng trên Đời như sau:

“Các khu bán sách báo cũ nằm rải rác nhiều nơi ở Sài Gòn ngày nay đã trở nên gần gũi với một phần lớn dân chúng thành phố. Thường lệ và đặc biệt vào các chủ nhật và ngày lễ, khách hàng thuộc đủ giai cấp xã hội tấp nập đến các khu sách báo cũ chọn mua những món ăn tinh thần với giá rất hạ”

Khu bán sách góc Công Lý – Lê Lợi

Khu này ban đầu chỉ có vài gian sách nhỏ, sau đó lấn ra lề đường cản trở lưu thông nên cảnh sát đến giải tán triệt để. Nhưng dần dần vì không thể dẹp bỏ được nhu cầu mua bán chính đáng nên khu bán sách này được chính quyền chấp thuận cho tồn tại, có đóng thuế đất hằng năm vài ngàn đồng và vài chục đồng thuế chỗ ngồi mỗi ngày.

Ngoài ra dân chợ trời Sài Gòn cũng thường “săn” các mặt hàng xa xỉ phẩm rồi mang ra lề đường bán kiếm lời. Rất nhiều quầy hàng bán đồ PX Mỹ, được tuồn ra lén lút từ các cửa hàng PX (Post Exchange, hệ thống phân phối hàng hóa dành cho quân đội Mỹ tại nhiều tỉnh thành miền Nam Việt Nam).

Xen lẫn trong những mặt hàng chợ trời cũng có hàng kém chất lượng, nhưng nếu biết lựa mua thì có rất nhiều mặt hàng chợ trời giá rẻ nhưng dùng rất tốt, đồ đạc xài ít bị hư. Như nồi cơm điện những hiệu như National (nay là Panasonic) nấu cơm rất ngon và bền. Những chậu bằng sứ của Miên, những đồ hộp thức ăn của Mỹ, mỹ phẩm của Nhật, Pháp đều rất tốt.

Ngày xưa không khí những khu chợ này cũng không hỗn độn. Tuy có tên là chợ đen hay chợ trời nhưng đây là nơi trao đổi giữa người thừa đồ và kẻ chưa bao giờ bước chân ra ngoại quốc có được những món thông dụng, hoặc được nếm thử những món ăn bình dân ở xứ người qua phần lương thực của Mỹ.

Ngoài ra “nền kinh tế chợ trời” cũng là nguồn sống cho số lượng lớn người ở quê lên Sài Gòn mưu sinh. Thập niên 1960, ngoài Sài Gòn và các đô thị lớn ra thì cuộc sống ở nhiều vùng quê vẫn rất khó khăn. Người miền Trung, miền Tây đổ lên Sài Gòn để kiếm sống, cũng là để tránh chiến sự. Nơi chợ trời họ bán cũng là nơi tá túc qua ngày, lăn xả kiếm miếng ăn nuôi sống gia đình.

Nơi mua bán cũng là nơi ở

Mời các bạn xem một số hình ảnh khác của chợ trời Sài Gòn xưa:

nhacxua.vn biên soạn
Hình ảnh: flickr manhhai

ShareTweetPin

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương
Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Càng nhìn em yêu em hơn và yêu em mãi Dù phút êm đềm xa xưa nay đã đi vào...

by admin
March 9, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Ngọc Chánh (Ban Shotguns) – Tác giả của Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Tuổi Biết Buồn…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Nhạc sĩ Ngọc Chánh, tên tuổi gắn liền với ban Shotguns trước 1975, đã vừa qua đời tại Nam California...

by admin
January 8, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)

Nhạc sĩ Lam Phương là một trong những tên tuổi nổi bật nhất của làng nhạc Sài Gòn trước năm...

by admin
December 22, 2022
Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi
Tin Tức

Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi

Nhạc sĩ Hà Phương, tác giả của những ca khúc nhạc vàng quen thuộc là Mưa Qua Phố Vắng, Mùa...

by admin
December 5, 2022
Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975

Ban nhạc nữ Ba Con Mèo được xem là ban tam ca nữ nổi tiếng nhất của nhạc Việt thời...

by admin
December 2, 2022
Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975

Nền nghệ thuật Cải lương Việt Nam giai đoạn những năm 1960 – 1970 sinh ra nhiều cặp đào –...

by admin
November 1, 2022
Next Post
Ca khúc “Xóm Đêm” (Phạm Đình Chương) – Bức tranh của một xóm nghèo Sài Gòn thập niên 1950

Một thời "Nỗi Buồn Gác Trọ"

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Điều ít người biết về danh ca Thái Thanh – Một người mẹ hiền đằng sau ánh hào quang sân khấu

Những bóng hồng trong cuộc đời và âm nhạc Đoàn Chuẩn

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và Quán Văn

Nhà thơ Vũ Hữu Định: “May mà có em đời còn dễ thương”

Tiểu sử ca sĩ Tâm Đoan – Giọng ca ngọt ngào của làng nhạc hải ngoại thập niên 2000

Những bài nhạc vàng về tuổi học trò nổi tiếng nhất trước năm 1975

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Xe Hoa Một Chiếc” – Tiếng lòng của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ

Nhà thơ Phạm Văn Bình và mối tình khắc khoải trong ca khúc Chuyện Tình Buồn: “Năm năm rồi không gặp – từ khi em lấy chồng…”

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Cảm nhận về 2 ca khúc “Anh Còn Nợ Em” – “Anh Còn Yêu Em” – dòng nhạc phổ thơ của nhạc sĩ Anh Bằng thập niên 2000

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài hát Nguyệt Ca (Trịnh Công Sơn) – “Từ trăng thôi là Nguyệt”

Thân phận người vũ nữ trong bài hát “Kim” và “Những Tâm Hồn Hoang Lạnh” của nhạc sĩ Y Vũ

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.