ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết

Khi Ánh Tuyết hát nhạc vàng giọng Quảng

2013/02/27
in Bài viết

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Ánh Tuyết ai cũng biết nổi danh từ nhạc Văn Cao, gần đây vẫn hát nhạc Trịnh và sắp ra bộ đĩa Phạm Duy. Ai ngờ chị quay ra hát nhạc vàng. Ánh Tuyết làm mới nhạc bolero theo kiểu riêng.

Mà lại hát thế này: “Hôm nồ chống mình ngồi dzới nhau, dừng treng lẹng lẽ soi hai má đào. Có gì sâu lạc dzồ mét biếc, ngước lên nhìn nha, anh thì thầm ngần năm sa mét em còn sau…” – tạm phiên âm theo những gì nghe được từ album mới phát hành Duyên kiếp.

Ánh Tuyết làm mới nhạc bolero theo kiểu riêng.

 

May mà đĩa bolero bằng giọng Quảng Nam chỉ là bản tặng kèm. Nhờ có bản chính, nhiều người nhận ra bài Em chờ anh trở lại: “Hôm nào chúng mình ngồi với nhau, vầng trăng lặng lẽ soi hai mái đầu. Có vì sao lạc vào mắt biếc, ngước lên nhìn nhau, anh thì thầm, ngàn năm sau mắt em còn sâu…”.

Điều ngộ nghĩnh nữa là lần đầu tiên Ánh Tuyết trở thành “hot girl” trên mạng. Do sau khi thu nghịch mấy bản bolero bằng tiếng Quảng Nam, chị hứng chí gửi cho bạn bè, có người bèn đưa Mưa chiều kỷ niệm lên trang YouTube mà không đưa tên người hát.

Clip Giọng hát cô gái Quảng Nam gây một cú sốc nho nhỏ trong thế giới mạng, nhất là khi người nghe đoán ra người hát là ai. Nửa tháng sau khi đĩa phát hành, Ánh Tuyết bắt gặp những người bán báo dạo ở Đà Nẵng mang Duyên kiếp của chị theo để bán (tất nhiên là đĩa lậu). Dù sao điều này cũng chứng tỏ “cô gái Quảng Nam” không chỉ hot trên mạng.

Từ hồi nào tới giờ, người ta chỉ dùng tiếng Quảng khi hát dân ca xứ này. Nhưng ngay cả dân ca Quảng giờ cũng được hát bằng ngôn ngữ phổ thông. Chẳng hạn “Trên trời có đám mây xanh, chính giữa mây trắng, xung quanh mây vàng…” (Lý trách chồng) – nếu hát đúng tiếng Quảng (theo Ánh Tuyết) thì phải là: “Chừ trên trời chừ có đốm ma xanh chính giữa ma trắng…”.

Chính vì thế, lần đầu tiên có người đưa tiếng Quảng vào tân nhạc, không tránh khỏi điều ra tiếng vào. Nhưng Ánh Tuyết tính ra 98% những bình luận cho clip Giọng hát cô gái Quảng Nam là tích cực.

“Người ta xúc động, may mắn ở chỗ đó. Tôi sợ mọi người sẽ cười. Tất nhiên cũng vài người không hiểu, nói tôi giả giọng không tới. (cười) Tôi giả giọng không tới thì còn ai?! Tôi không giả giọng”.

Tuy vậy, Ánh Tuyết cũng tâm sự: “Ở đây, tôi phát âm hoàn toàn Quảng nhưng rất nhẹ và ngọt. Còn nếu hát theo kiểu vùng nông thôn nữa thì nó như nạt nộ người ta vậy”.

Việc Ánh Tuyết hát nhạc bolero đã có vẻ tình cờ, thì việc ra đĩa tiếng Quảng lại càng không định trước. Tháng 6-2012, trong lần về Đà Nẵng thăm nhạc sĩ Minh Kèn (bạn cùng học ở Học viện Âm nhạc Huế), Ánh Tuyết hát vu vơ một câu trong Chuyến tàu hoàng hôn, Minh Kèn đệm ghi ta.

Hai người thấy thú, thu thử luôn. Vì nhạc bolero hát tương đối dễ nên chị thu liền 8 bài, hôm sau 12 bài, hôm sau nữa 13 bài. Và hôm kế tiếp thì… thu lại từ đầu vì đã quyết định thu thật để ra đĩa.

Chắc hẳn nhiều người con xứ Quảng sẽ hiểu tâm trạng của Ánh Tuyết: “Thường trong vở kịch hay câu chuyện người ta hay đem giọng Quảng cũng như các giọng của miền Trung Nam Bộ ra để gây cười. Giọng Quảng quá đặc biệt, là thử thách với những người bắt đầu nghe nó. Nhưng rồi đây, nếu để giọng Quảng phổ biến trong âm nhạc như giọng Bắc, giọng Nam, giọng Huế thì là cả một câu chuyện khác.

Tuy nhiên, xét trên khía cạnh bảo tồn văn hóa, việc làm của Ánh Tuyết sẽ mang ý nghĩa đặc biệt. Chị cho hay: “Bây giờ hầu như Đà Nẵng không còn nói giọng Quảng nữa. Hội An cũng đang mất dần giọng Quảng. Người ta nói trung tính, nhẹ đi cho du khách hiểu nhanh hơn, hầu như pha 70-80% với giọng Nam, bỏ những từ địa phương rất nhiều. Chính vì vậy tự nhiên tôi nghĩ, thôi mình hát cái gì đó để lại…”.

Nói thêm là Ánh Tuyết hát nhạc bolero theo kiểu nhẹ nhàng, sâu lắng, trong khi giọng hát đậm màu dân ca của chị có thể làm cho những bài hát cũ kỹ trở nên đúng kiểu “sến” hơn nữa.

Chị bày tỏ: “Để mùi mẫn thì tôi thừa sức. Nhưng tôi không muốn quá bi lụy. Trong sự mất mát đau thương đó phải có cái gọi là “tỉnh giấc sau cơn mê” để không làm người nghe cảm thấy mệt mỏi, buông xuôi, chán chường”.

Ánh Tuyết cũng hy vọng đóng góp phần nào để công chúng không nghĩ bolero – dòng nhạc ngấm vào chị từ thuở lên ba – là sến hay bình dân, mà chỉ như một dòng nhạc bình dị.

N.M.Hà

Tags: ánh tuyết
ShareTweetPin

Xem bài khác

No Content Available
Next Post

Kim khánh 1973

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Trường Sa – Tác giả Xin Còn Gọi Tên Nhau, Một Mai Em Đi, Chuyện Người Đan Áo…

Việt Ấn – Ca sĩ gốc Ấn Độ với bài hát “Hận Đồ Bàn” và số phận bi thảm nhiều uẩn khúc

Nhạc sĩ Đỗ Lễ – mối tình sang ngang và lá thư tuyệt mệnh

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ và “Mùa Thu Đông Kinh” – Một mùa thu buồn ở xứ Phù Tang

Ca sĩ Thái Hiền và 8 bài “Nữ Ca” – Những ca khúc dành cho con gái tuổi mới lớn

Nhìn lại sự nghiệp ngắn ngủi của những ca sĩ hải ngoại nổi tiếng một thời – P1: Lưu Hồng, Hồng Trúc, Phương Diễm Hạnh

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoa trắng thôi cài trên áo tím

Cảm nhận về 2 ca khúc “Anh Còn Nợ Em” – “Anh Còn Yêu Em” – dòng nhạc phổ thơ của nhạc sĩ Anh Bằng thập niên 2000

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc “Dạ Khúc Cho Tình Nhân” (Lê Uyên Phương)

Nhạc sĩ Vũ Thành An và chuyện tình “Em Đến Thăm Anh Đêm 30” – Trời sắp Tết hay lòng mình đang Tết?

Nhạc sĩ Anh Bằng, nhà thơ Nhất Tuấn và bài thơ-bài hát “Hoa Học Trò” – Bây giờ còn nhớ hay không?

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Như Một Lời Chia Tay” (Trịnh Công Sơn) – Những hẹn hò từ nay khép lại… –

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.