ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Tin Tức

Hùng Cường – Cuộc đời và sự nghiệp của người nghệ sĩ đa tài nhất miền Nam

2019/03/07
in Tin Tức
Hùng Cường – Cuộc đời và sự nghiệp của người nghệ sĩ đa tài nhất miền Nam

Nghệ sĩ Hùng Cường ra đi đã hơn 20 năm, nhưng giới mộ điệu vẫn khó thể nào quên được người nghệ sĩ tài hoa này. Quả thực chưa có nghệ sĩ nào sáng chói ở cả các lãnh vực tân nhạc, cải lương, kịch nghệ và điện ảnh như Hùng Cường.

Hùng Cường tên thật là Trần Kim Cường, sinh năm 1936. Ông bước lên sân khấu lần đầu tiên khi còn đang theo học tiểu học tại trường Trần Hưng Đạo với nhạc phẩm “Con Chim Hòa Bình Đang Đau Nặng” của Lê Thương, được thầy cô, phụ huynh và học sinh cả trường hoan nghênh. Sau khi học xong tú tài, ông chính thức theo nghiệp ca hát…

Ngay từ những năm 1954, 1955, Hùng Cường với giọng hát tenor cao vút tung hoành ở các vũ trường Kim Sơn, Baccara… Ông nổi tiếng qua các nhạc phẩm: Ông Lái Đò, Vọng Ngày Xanh, Sơn Nữ Ca, Đường Xưa Lối Cũ, Chàng Đi Theo Nước,… Tất cả những nhạc phẩm này đã được thu dĩa và đạt được một số bán kỷ lục.

Qua đến thập niên 60, Hùng Cường được biết đến nhiều hơn với những nhạc phẩm được gọi là kích động nhạc vào thời đó, nhằm vào những sinh hoạt trong cuộc sống quân ngũ như: Dù Hoa Lạc Lối, Đám Cưới Nhà Binh, Một Trăm Phần Trăm, Kim, Say,… Sau đó hợp với Mai Lệ Huyền thành cặp “Sóng Thần”, nổi tiếng với những ca khúc tươi vui và kích động như: Hai Trái Tim Vàng, Vì Chưa Ngỏ Ý, Hờn Trách, Túp lều Lý Tưởng, Bắt Đền,…

Hùng Cường là một hiện tượng lạ lùng từ trước đến nay, đang nổi tiếng bên tân nhạc, đam mê sân khấu cải lương, Hùng Cường có một niềm tin ghê gớm là có thể bước sang lãnh vực đó một cách tốt đẹp.

Xem bài khác

Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi

Vĩnh biệt nhạc sĩ Vinh Sử

Có rất nhiều ký giả kịch trường cho đây là một hiện tượng lạ. Sau đó trên các báo Kịch Ảnh, Sân Khấu Mới có một loạt bài viết về Hùng Cường, nói chung đều khuyến khích ông cố gắng trên con đường nghệ thuật mới.

Hùng Cường tiến bộ thấy rõ, ông đã nhập vào vai diễn một cách nhanh chóng, ca vọng cổ ngọt ngào hơn, các bài bản khác cũng tương đối khá hơn trước nhiều. Đây là một nỗ lực phi thường, một năng khiếu trời cho, Hùng Cường đã chứng minh khả năng ở lĩnh vực cổ nhạc. Ngoài ra ông rất nhạy bén, biết được sở đoản sở trường của mình, phối hợp với soạn giả lồng vào kịch bản khá nhiều đoạn tân nhạc, khai thác đúng tài năng đặc biệt của ông là ca sĩ.

Hùng Cường gia nhập đoàn cải lương Ngọc Kiều năm 1959 và nhanh chóng trở thành kép chánh rất thành công, mà không phải trải qua một vai phụ nào. Vai diễn đầu tiên của Hùng Cường trên sân khấu nầy là Roméo, tuồng “Mộng đẹp đêm trăng” của soạn giả Việt Bằng Nguyễn Thanh Hiệp, khai trương tại rạp Nguyễn Văn Hảo, với các diễn viên gạo cội thời đó: Ngọc Đán, Ngọc Giàu, Kim Nên, Hoàng Kinh, Thanh Sang, Kim Nguyên, Thanh Kỳ…

Sau khi được ban giám đốc đoàn xác nhận sẽ duy trì Hùng Cường hát vai chánh trong kịch bản “Tuyết Phủ Chiều Đông”, sẽ khai trương tại rạp Viễn Trường Mỹ Tho sau một tháng tập dượt, ông đã mướn riêng một nhạc sĩ cổ nhạc đến nhà tại hẻm Phát Diệm luyện tập ngày đêm, sau những giờ tập tuồng. Ngoài ra ông còn nhờ các diễn viên của đoàn, có tay nghề vững chắc, hướng dẫn từng bộ điệu, nhứt là nữ nghệ sĩ Ngọc Đán, người đóng cặp với ông, dìu dắt phối hợp theo từng tình huống vui buồn trong kịch bản.

Sau thành công vang dội nhờ giọng ca lạ của Hùng Cường, đoàn Ngọc Kiều dựng tiếp vở cải lương hương xa “Màu tím đèn hoa giấy”, khai trương tưng bừng tại rạp hát Nguyễn Văn Hảo năm 1960. Rồi tiếp tục đem lưu diễn nhiều tỉnh, thị xã lớn ở miền Tây. Đặc biệt, vở Màu tím đèn hoa giấy và Hùng Cường được khán giả hoan nghinh nhiệt liệt tại rạp hát Viễn Trường, thị xã Mỹ Tho.

Ngôi sao cải lương của Hùng Cường sáng chói từ dạo đó.

Tiếp theo, Hùng Cường đầu quân cho các đoàn Kim Chung, Dạ Lý Hương. Tuy vậy, tên tuổi Hùng Cường vượt lên tột đỉnh là lúc về đoàn Dạ Lý Hương của ông Bầu Xuân vào năm 1966, cùng với nữ nghệ sĩ Bạch Tuyết tạo thành một cặp sóng thần trên sân khấu cải lương, rất được ái mộ qua nhiều vở tuồng chủ lực của đoàn.

Đầu năm 1971, Hùng Cường cùng Bạch Tuyết tách ra lập đoàn cải lương Hùng Cường – Bạch Tuyết, đã có những kịch bản khá ăn khách là “Trăng thề vườn Thúy”, “Má hồng phận bạc,” “Cung thương sầu nguyệt hạ”. Được khoảng một năm thì đoàn hát rã.

Về phần Hùng Cường, có những tuồng hát đến nay vẫn được người thưởng ngoạn yêu thích như: “Cho trọn cuộc tình”; “Hai nụ cười Xuân”; “Lệnh của bà”, “Má hồng phận bạc”, “Tình chú Thoòng”…

Những vai để đời của Hùng Cường có lẽ là vai tướng cướp Bạch Hải Đường, vở hát cùng tên, hay vai công tử Vân Châu, vở “Yêu người điên”, là một trong số tuồng khán giả đánh giá cao tài năng của Hùng Cường.

Ông cũng là “ngôi sao” trong cả lĩnh vực sân khấu, điện ảnh. Các phim có ông đóng được người xem chú ý thời bấy giờ như: Chân Trời Tím, Mãnh Lực Đồng Tiền, Còn Gì Cho Nhau, Nắng Chiều, Ly Rượu Mừng, Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang…

Lúc mới bước sang lãnh vực điện ảnh, kép cải lương Hùng Cường bị những người trong giới điện ảnh châm chích, dùng từ “cải lương” để chê bai. Nhiều nữ nghệ sĩ khi được mời đóng chung với ông đã từ chối. Thế nhưng, sau khi thành công với phim đầu tiên “Chân Trời Tím” thì nhiều hãng phim đã mời Hùng Cường cộng tác và phim nào có tên ông cũng ăn khách.

Hãng phim Kim Thân đã trả tiền thù lao khá cao để mời Hùng Cường và Mai Lệ Huyền đóng cặp trong phim Mãnh Lực Ðồng Tiền.

Lúc đầu thì các nữ tài tử điện ảnh rất ngại đóng cặp với kép hát cải lương, nghe nói Liên Ảnh công ty trước khi mời Kim Vui đã ngỏ ý mời Thẩm Thúy Hằng đóng cặp với Hùng Cường, nhưng cô từ chối (có lẽ do vấn đề trên). Rồi sau đó thấy Kim Vui nổi bật trong phim Chân Trời Tím và phim lại được giải của tổng thống, nên người đẹp Bình Dương mới tiếc rẻ. Chân Trời Tím chẳng những thành công về tài chánh, mà còn đoạt giải Văn Học Nghệ Thuật năm 1971. Chưa dừng lại ở đó, Chân Trời Tím lại còn cái hân hạnh là lần đầu tiên một cuốn phim Việt Nam phụ đề Pháp ngữ mang tên Lhorizon Pourpre được gởi đi trình chiếu tại Ðại Hội Ðiện Ảnh tổ chức ở Dianard, Anh Quốc.

Càng về sau thấy Hùng Cường tiếp tục thành công, trở thành tài tử “gạo cội” thì các nữ tài tử điện ảnh tên tuổi đã không còn e ngại đóng phim với Hùng Cường, và trong đó có nữ tài tử Kiều Chinh.

Tháng 9-1971 hãng Trùng Dương Film, đạo diễn Lưu Bạch Ðàn đưa nhóm tài tử ra Nha Trang khởi sự quay phim Bão Tình và người ta thấy Kiều Chinh – Hùng Cường có mặt cùng đóng phim, Bão Tình đã ra mắt khán giả khoảng cuối năm 1971.

Chỉ tính riêng trong năm 1971, có tất cả 17 cuốn phim được đem ra trình chiếu thì người ta thấy 4 cuốn phim có mặt của Hùng Cường, và 4 phim đều có số doanh thu vững vàng.

Hùng Cường còn thọ giáo môn võ Bình Định của một thầy dạy võ nổi tiếng ở Quy Nhơn trong một lần đi diễn ở đây. Khi về Sài Gòn, Hùng Cường rước hẳn thầy dạy võ vào Sài Gòn dạy cho mình cả năm trời. Với năng khiếu bẩm sinh, Hùng Cường đã nhanh chóng thăng đến hạng đai đen. Nhờ tập luyện nhiều môn võ Đông Tây kim cổ mà Hùng Cường rất giỏi võ và có sức khỏe hơn người.

Khi đóng phim hay diễn trên sân khấu, ông thường ra đòn giống như thật, nếu người bạn diễn cũng giỏi võ, họ sẽ cống hiến cho người xem những màn biểu diễn võ thuật đẹp mắt.

Nhờ giỏi võ mà khi đóng phim ở những trường đoạn đánh nhau hoặc cảnh đóng nguy hiểm, Hùng Cường thường tự đóng chứ không nhờ người đóng thế, đó cũng là một lợi thế của Hùng Cường so với những tài tử khác.

Phía sau sân khấu

Người ta vẫn còn nhớ tới Hùng Cường với những chuyện tai tiếng, tuy chẳng có gì to tát so với đóng góp của ông cho nghệ thuật, như chuyện tát tai hề Thiện Mỹ hay đập đàn của nhạc sĩ Văn Vĩ, chỉ vì nóng giận, sợ hỏng vai diễn của mình trên sân khấu. Có người cũng nói tới những cuộc tình thật lãng mạn của Hùng Cường… Hồi ức của hai nghệ sĩ gắn bó, thành danh cùng ông có thể giải thích phần nào những chuyện ấy.

Khi hỏi về sự “chuyện tình cảm” mà dư luận thường đề cập đến mỗi khi nhắc đến Hùng Cường, Mai Lệ Huyền cười nói: “Tôi xem anh Cường như một người anh cả, và anh cũng xem tôi như một đứa em gái. Trên sân khấu, chúng tôi phải đóng vai người yêu của nhau, nhưng ngoài đời mãi mãi là tình anh em. Tôi cũng cần nói thêm là năm 1965, tôi lập gia đình với nhạc sĩ Trần Trịnh, chính anh đã sáng tác nhiều nhạc phẩm rất hay để tôi và anh Hùng Cường song ca…”

Nghệ sĩ Bạch Tuyết từng tâm sự:

“Khán giả vẫn dành tình yêu cho tôi cùng Tấn Tài, Thanh Sang, Minh Vương, Thanh Tuấn… nhưng cất giữ một góc trong lòng họ, và trong chính tôi, không thể bù đắp, không ai thay thế – là Anh: Hùng Cường.

Trước khi là nghệ sĩ cải lương, Hùng Cường đã là giọng Tenor xuất sắc của làng tân nhạc Việt Nam. Chỉ riêng đĩa hát Ông lái đò với con số phát hành đạt kỷ lục đương thời, anh đã khuấy động thị trường âm nhạc lúc bấy giờ. Với chất giọng mạnh mẽ, nhiệt thành như cuốn người nghe vào một dòng thác, khi bước sang sàn diễn ca kịch – anh cuốn tôi theo, tạo nên những đợt “sóng thần” – cũng là “ngôi vị” mà công chúng trao tặng cho tôi và anh trong lâu đài cải lương.

Nếu anh với Ngọc Giàu rất hạp khẩu, thì tôi và anh lại luôn khắc khẩu. Anh tài hoa, vừa lãng tử, kiêu bạc, vừa tinh tế, ân cần; còn tôi, cái chất trẻ con lấn át lúc đó khiến tôi thích khiêu khích và thách thức anh. Những buổi tập tuồng tranh cãi có, thăng hoa có; cứ vài suất hát, vừa quay vào hậu trường là y như rằng, anh trách móc, giận hờn tôi vì cái tật… lơ đễnh, không theo đúng ý đồ diễn xuất đã sắp xếp. Đáp lại sự khắt khe của anh, tôi nửa biết lỗi, nửa cằn nhằn: “Trời ơi, thì em biết rồi mà. Nhưng, khán giả đâu có để ý tỉ mỉ như anh…”. Đến một ngày, đi ngang qua chiếc bàn hóa trang, lẫn giữa mớ phấn son là cuốn sổ ghi chép tập tuồng của anh, tôi lướt thấy những dòng chữ “…Chỗ này tay mặt đặt lên vai Bạch Tuyết, tay trái vuốt tóc nhưng mắt không nhìn thẳng vào mắt Bạch Tuyết mà chỉ nhìn lướt qua trán”. Ở cảnh khác, anh ghi “… Chỗ này quay hẳn người đi, quỳ xuống nhưng tay trái vẫn nắm chặt cái khăn choàng đã rớt xuống phân nửa vai Bạch Tuyết… Từ giữa câu vọng cổ đứng lên, đi xa hẳn Bạch Tuyết chừng ba thước rồi bất thần chạy thật nhanh, đối mặt với Bạch Tuyết, nắm hai vai Bạch Tuyết lắc mạnh, không rời cho đến khi dứt câu…”.

Khỏi phải nói, trong tôi dậy lên một niềm kính phục xen lẫn chút xấu hổ, ân hận, ray rứt. Anh chi tiết và cẩn trọng bao nhiêu, tôi lơ đễnh và hời hợt bấy nhiêu. Không trách cho những cơn giận của anh khi một nhạc công đàn trật dây, một diễn viên ca rớt nhịp. Ngày ấy, dàn đờn cải lương còn phong phú và giàu có lắm, đủ cả bộ gõ, bộ kéo, bộ dây. Đang giờ tập tuồng, ca diễn say sưa, bất chợt anh dừng lại, chỉ thẳng luôn vào anh chàng đang ôm cây đờn nguyệt “Sợi dây trên lên còn thiếu nửa cung… nghe sống nhăn, kỳ cục lắm…”. Ai nấy lắc đầu bởi sự tinh nhạy trong thẩm âm của anh.

Vào những thập niên sáu mươi của thế kỷ trước, với Vân Hùng, La Thoại Tân, Hùng Cường hợp cùng Kỳ nữ Kim Cương, “Người đẹp Bình Dương” Thẩm Thúy Hằng và ca sĩ Túy Hồng đã tạo nên một “đặc chủng” nghệ thuật mang tên kịch nghệ Sài Gòn: trung hậu, nghĩa tình, hào sảng, phong lưu.

Có lẽ, trên cái nền kiến thức nhạc lý tân – cổ vững chắc, qua những kinh nghiệm trên phim trường, sàn diễn ca nhạc… mà Hùng Cường đã dành hết cho sân khấu cải lương những gì anh say mê, những gì anh tâm huyết. Những “bộ sưu tập” của anh và tôi trên sân khấu nghệ thuật ca kịch đương thời như Yêu người điên, Yêu người say, Tiền rừng bạc biển, Tuyệt tình ca, Trăng thề vườn thúy, Má hồng phận bạc, Cho trọn cuộc tình… đã định vị danh xưng “Cặp sóng thần”.

Khán giả thỉnh thoảng vẫn tò mò: “Ai cũng mê Hùng Cường. Bạch Tuyết đóng chung với Hùng Cường đẹp và hợp nhau đến vậy, Bạch Tuyết có mê Hùng Cường không?”. Tôi hỏi lại: “Mọi người thấy tôi có mê Hùng Cường không?”. Khán giả hồn nhiên bảo: “Mê quá chớ sao không. Vì không mê thì làm sao ca diễn tình tứ, hòa quyện vào nhau như thế được…”. Vậy là, khán giả trả lời hộ tôi rồi còn gì. Chỉ có điều, sự tình tứ, độ nồng nàn, sức cuốn hút vào nhau trên sàn diễn chỉ còn lại cái dè chừng, nghi hoặc ở ngoài đời. Đêm – nhân vật của anh và tôi bay bổng cùng nhau. Ngày – hai con người, hai cá thể cứ chực sẵn vẻ lạnh lùng, thách thức cố ý. Tôi ẩn náu trong sự kiêu hãnh mà kỳ thực, luôn yếu đuối, trẻ con, khờ khạo trước anh lẫn cuộc đời…

Đã hơn 30 năm rồi, kể từ cái ngày cuối cùng anh gọi cho tôi, qua điện thoại là những giọt nước mắt nửa mừng nửa tủi khi anh nghe tin tôi trở lại sàn diễn với vai Thái hậu Dương Vân Nga: “Em xuất hiện trở lại đi. Anh mừng cho em lắm…”. Những giọt nước mắt đã âm thầm căn dặn và gửi gắm hết cho tôi…” Em phải diễn luôn cả phần của anh nữa…”.

Hùng Cường rời Việt Nam vào ngày 28 tháng 02 năm 1980 và cư ngụ tại Garden Grove, California cho đến cuối đời.

Tại Mỹ, Hùng Cường tiếp tục hoặc động nghệ thuật, cả tân nhạc lẫn cổ nhạc, nhưng ông không thể nào có lại được ánh hào quang sáng chói như hồi trước năm 1975.

Ngoài lãnh vực nghệ thuật, ông tham gia yểm trợ hầu hết các phong trào, tổ chức sinh hoạt trong cộng đồng. Người nghệ sĩ tài hoa đó đã “Xiêm y trả lại cho sân khấu, cả những niềm vui lẫn ngậm ngùi” vào ngày 1 tháng 5 năm 1996 tại bệnh viện Fountain Valley, Quận Cam, California, sau một thời gian nằm trên giường bệnh, ở tuổi 60.

Nguồn: Phan Nguyên Luân

Tags: hùng cường
Share11675TweetPin

Xem bài khác

Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975

Nền nghệ thuật Cải lương Việt Nam giai đoạn những năm 1960 – 1970 sinh ra nhiều cặp đào –...

by admin
November 1, 2022
Cuộc đời và sự nghiệp của Hùng Cường – Nghệ sĩ đa tài nhất của làng nghệ thuật miền Nam
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của Hùng Cường – Nghệ sĩ đa tài nhất của làng nghệ thuật miền Nam

Trong làng nghệ thuật Sài Gòn trước và sau năm 1975, hiếm có người nghệ sĩ nào đa tài và...

by admin
April 30, 2021
Nghe lại những bài hát gắn liền với giọng ca Hùng Cường (thu âm trước 1975)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nghe lại những bài hát gắn liền với giọng ca Hùng Cường (thu âm trước 1975)

Ca sĩ - nhạc sĩ Hùng Cường được xưng tụng là 1 trong tứ trụ nhạc vàng cùng những tên...

by admin
April 30, 2021
Những “đôi song ca vàng” trước năm 1975: Hùng Cường – Mai Lệ Huyền
Bàn Tròn Âm Nhạc

Những “đôi song ca vàng” trước năm 1975: Hùng Cường – Mai Lệ Huyền

Trong làng nhạc Sài Gòn trước năm 1975, có rất nhiều đôi song ca nổi tiếng và được yêu thích,...

by admin
December 29, 2020
Chân dung những tiếng hát – Hùng Cường: Tiếng hát của cuồng lưu
Chân dung những tiếng hát

Chân dung những tiếng hát – Hùng Cường: Tiếng hát của cuồng lưu

Vào năm 1957, Hùng Cường đã trở thành ngôi sao đang lên, đã khua động ca trường nhạc giới bằng...

by admin
May 3, 2019
Mối tình đầu lãng mạn và cuộc hôn nhân ít người biết của Hùng Cường năm 20 tuổi
Bàn Tròn Âm Nhạc

Mối tình đầu lãng mạn và cuộc hôn nhân ít người biết của Hùng Cường năm 20 tuổi

Hùng Cường là một trong những nghệ sĩ được yêu thích nhất của làng nghệ thuật Sài Gòn trước năm...

by admin
May 1, 2019
Next Post

Ai là người đầu tiên đổi lời bài hát Hoa Trinh Nữ, từ "lính xa nhà" thành "khách phong trần"?

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Tiểu sử ca sĩ Don Hồ – Từ cậu bé lạc lõng xứ người trở thành hiện tượng âm nhạc hải ngoại

Cuộc đời và sự nghiệp ngắn ngủi của nhạc sĩ Nguyễn Mỹ Ca – Tác giả bài “Dạ Khúc”

Nghe lại những bản thâu thanh hiếm của danh ca Minh Trang vào thập niên 1950

Nhạc sĩ Phạm Đình Chương và dòng thơ Thanh Tâm Tuyền

Ca sĩ Nguyễn Hưng – Hiện tượng của “ca – vũ nhạc” hải ngoại thập niên 1990

Cuộc đời và sự nghiệp của danh ca Thái Hằng – một “thần hộ mệnh” của nhạc sĩ Phạm Duy

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác bài “Chuyến Tàu Hoàng Hôn” (Minh Kỳ & Hoài Linh): “Tà dương khuất trong sương là mỗi lần ngóng chờ…”

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Thôi”, “Thúy Đã Đi Rồi” và mối tình si của tài tử Nguyễn Long dành cho danh ca Thanh Thúy

Những kỷ vật “Nghìn trùng xa cách”

Nhạc sĩ Huỳnh Anh và 2 cảnh đời trái ngược trong ca khúc Thuở Ấy Có Em: “Thuở ấy có em anh yêu cuộc đời…”

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Cô Láng Giềng” – Nhạc sĩ tài hoa bạc mệnh Hoàng Quý và nỗi oan nhiều năm của “cô láng giềng”

Hoàn cảnh sáng tác “Nếu Xuân Này Vắng Anh” (Bảo Thu) – Ca khúc nhạc xuân bất tử

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.