ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Saigon xưa

Hồi ức về xe đò xưa – Vì sao người miền Nam gọi là “xe đò”, “lơ xe”?

2019/07/10
in Saigon xưa
Hồi ức về xe đò xưa – Vì sao người miền Nam gọi là “xe đò”, “lơ xe”?

Trong ký ức của nhiều người, đặc biệt là dân quê, thì hình ảnh của xe đò gợi lại những hoài niệm không thể nào quên. Người dân quê thời xưa, trừ số rất ít sở hữu “xe con”, còn lại đa số đều là di chuyển xe bằng phương tiện xe đò.

Với người lớn thì xe đò gắn với những sự hối hả ngược xuôi, những lần di chuyển mệt mỏi, những chuyến đi làm ăn dài như là bất tận trên chiếc xe đò đầy mùi mồ hôi, mùi xăng dầu giữa nắng và gió. Đối với trẻ con thì xe đò lại gắn với những chuyến du hành đầy thú vị.

Hình ảnh mang đầy hoài niệm

Trẻ con ngày xưa ít khi được đi chuyển xa bằng xe đò, trừ những chuyến về quê được thấy phong cảnh đồng lúa xanh tươi chạy dài hai bên đường, hoặc những lần ít ỏi được theo cha mẹ đi “xì gòn” để mở mang tầm mắt, và đó đều là những chuyến đi đầy háo hức và tràn đầy niềm vui.

Tất cả những lần di chuyển đó đều gắn với 2 chữ “xe đò”.

Xem bài khác

Hình ảnh Sài Gòn xưa và nay chụp cùng 1 vị trí: Loanh quanh góc phố Quận Ba

Hình ảnh so sánh đường Sài Gòn xưa và nay với cùng một góc ảnh – Phần 4: Đại lộ Hàm Nghi

Vì sao gọi là xe đò?

Nếu như ở miền Bắc, miền Trung gọi là “xe khách”, “xe ca”, thì người miền Nam thường gọi là “xe đò”. Vì sao lại như vậy? Theo giải thích của nhà văn Sơn Nam, đồng bằng Nam bộ sông nước chằng chịt, ngày xưa phương tiện đi lại chủ yếu bằng đò ghe. Cho đến thập niên 1930, người Pháp thành lập một số hãng xe chở khách đi miền Tây. Thời ấy đường bộ chưa phát triển, xe đến bến khách phải chuyển tiếp bằng đò ghe nên người ta gọi là xe đò cho tiện.

Xe Vận tải Dodge M37 được chuyển thành dân sự, Huế năm 1989. Bác lơ đang khởi động xe ở phía trước

Thời gian đầu xe đò chạy bằng than củi tràm, bỏ vào cái thùng tròn đặt bên hông xe phía sau. Trước khi cho xe nổ máy thì quạt cho than tràm cháy, hơi ga ấy bị đốt, gây sức ép cho máy xe chạy. Thời gian sau này mới bắt đầu có xe chạy bằng xăng dầu, các hãng xăng dầu của Pháp, rồi Mỹ lần lượt vào Việt Nam và mở ra kỷ nguyên mới của xe cơ giới ở Việt Nam. Tuy nhiên sau năm 1975, xăng dầu rất khan hiếm do các công ty năng lượng Mỹ rút hết khỏi miền Nam, từ đó hình ảnh những chiếc xe đò nhỏ chạy bằng than đốt trong cái thùng phía sau xe được lặp lại từ năm 1975 đến tận cuối thập niên 1980 (thông tin chi tiết sẽ được nói thêm ở đoạn sau).

Trước năm 1975, Xa cảng miền Tây là bến tập trung các xe đò về các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, bên cạnh đó lại có bến xe Chợ Lớn đi về Cần Giuộc, Gò Công, Lý Nhơn, về sau bến xe này gộp lại với Xa cảng miền Tây mở rộng thành Bến xe miền Tây nằm trên đường Kinh Dương Vương quận Bình Tân.

Bến xe Petrus Ký năm xưa tập trung hàng trăm xe đò đi khắp các vùng Đông Nam Bộ và miền Trung

Còn bến Miền Ðông dành cho xe đi các tỉnh miền Đông Nam Bộ, miền Trung trên đường Petrus Ký trước kia (nay là đường Lê Hồng Phong) thì gộp lại với các bến xe nhỏ là Nguyễn Cư Trinh đi lộ trình cao nguyên và Nguyễn Thái Học đi Long Hải – Vũng Tàu – Phan Thiết, bến xe Ngã 6 Phù Đổng, sau đó vài năm chuyển về bến xe Văn Thánh, và cuối cùng yên vị tại Bến xe miền Ðông trên đường Ðinh Bộ Lĩnh. Tuy nhiên hiện nay bến xe trên đường Đinh Bộ Lĩnh đã quá tải và đang được chuyển dần về bến xe Miền Đông mới ở giáp Thủ Đức – Dĩ An.

Bến xe Nguyễn Cư Trinh năm 1965

Tại sao gọi là ”Lơ” xe đò?

Đầu thế kỷ 20, Saigon chỉ mới nhập một vài chiếc xe ô tô sử dụng cho ngành bưu chính để chuyên chở thư từ và bưu phẩm đi các tỉnh lân cận: Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Tân An do người Pháp lãnh thầu. Tới năm 1908 tại Sài Gòn đã có khoảng 30 xe đò kiểu còn thô sơ, để chở khách tuyến Lục tỉnh. Thường một chiếc xe có 1 phụ xế lo soát vé, bốc vác hành lý cho hành khách. Chữ ”Lơ” xe đò là từ tiếng Pháp: Contrôleur, có nghĩa là người soát vé.

Vào những năm 1980, do tình trạnh thiếu xăng dầu trầm trọng nên loại xe Renault Goelette 1400 của Pháp rất phổ biến trước 1975 đã được chế lại để chuyển sang chạy bằng than. Từ đó, phía sau những chiếc xe này có thêm một bộ phận phụ trợ với buồng đốt phía dưới và than nằm phía trên tự rơi vào buồng.

Ảnh: “Lò than” phía sau Renault Goelette 1400

Thực chất, đây là cách dùng than đốt cháy ở môi trường yếm khí tạo ra CO và dẫn vào buồng đốt. Xe vẫn chạy bằng động cơ đốt trong chứ không phải chạy bằng hơi nước như nhiều người lầm tưởng.

Vì chạy bằng than nên xe thường chạy những quãng đường ngắn dưới 100km. Không những vậy, thời kỳ này xe Renault Goelette 1400 còn chạy các tuyến cố định từ tỉnh này sang tính khác trong khu vực Duyên hải miền Trung.

Vì chạy bằng than nên xe thường có vận tốc không cao và hay hỏng vặt dọc đường. Những hành trình trên dưới 100km mà đi mất cả ngày là chuyện rất bình thường vào thời điểm hiếm xe cộ ngày trước. Vé ngồi gần khu vực “lò than” phía sau xe thường có giá rẻ hơn so với các chỗ ngồi khác trong xe, bởi khu vực đó rất nóng. Đa phần những chiếc Renault Goelette 1400 tại Việt Nam vào thời điểm đó đều được gia cố gầm, sắt – xi và những chiếc bánh lớn hơn để tăng tải. Đầu xe không có cửa lên xuống bên hông nhưng do đặt “lò than” phía sau nên phải mở cửa phụ bên hông cho xe.

Loại xe này chạy khá chậm, có lúc phải ì ạch vì than cháy không hết, lơ xe phải dùng thanh sắt mở lò đốt cời than. Thỉnh thoảng gặp đường xóc, than văng ra khỏi cửa thông không khí, rớt xuống đường cháy đỏ rực. Trên mui phía đầu xe thường có thùng phuy nước dùng để làm nguội máy, bên cạnh thùng nước là hàng hóa, xe gắn máy, xe đạp cho khách buôn và khách đi tỉnh xa.

Dưới đây là một số hình ảnh xe đò Renault Goelette 1400 khi chưa được “chế lại”. Đây là loại xe rất thịnh hành thời trước 1972 ở Miền Nam. Trong hình bên dưới là xe của hãng Nam Lộc chạy tuyến Đà Nẵng – Qui Nhơn năm 1968.

Một chiếc Renault Goelette 1400 của Pháp khác chạy tuyến Đà Nẵng – Quảng Ngãi trước 1975
Một chiếc Renault Goelette 1400 khác chạy tuyến Quảng Trị – Đông Hà trước 1975
Renault Goelette 1400 chạy tuyến Cam Ranh – Nha Trang trước 1975
Một chiếc Renault trên đèo Hải Vân – xe đò Đà Nẵng – Huế – Quảng Trị
Xe Renault của Phi Long chạy tuyến Huế – Đà Nẵng đang trên đèo Hải Vân
Xe Renault chạy tuyến Đà Nẵng – Huế trên đèo Hải Vân năm 1962
Một chiếc Renault Goelette 1400 trên QL1 – Huế trước 1975
Xe đò Renault ở Đà Nẵng

Sau đây, mời các bạn xem lại những hình ảnh khác của các chuyến xe đò xưa đãchuyên chở đầy hoài niệm:

Xe đò ở Ngã Ba Cầu Gành – Bình Định cuối thập niên 1960
Xe đò Hotchkiss PL25 ở Qui Nhơn năm 1965/66
Xe đò Nam Thành đi từ Long Khánh về Biên Hòa năm 1967
Xe đò ở vòng xoay ngã 3 Vĩnh Long
Xe đò Chevrolet tuyến Sài Gòn – Vĩnh Long năm 1970
Cầu Vĩnh Công – Long An
Xe đò đổ xăng ở QL4 Tân An – Long An năm 1968
Xe đò DESOTO của nhà xe Thuận Hiệp chạy tuyến Saigon – Cà Mau đang đậu ở Bến xe Cần Thơ năm 1970
Xe đò Autobus (DESOTO) của nhà xe Thuận Lợi chạy tuyến Đà Nẵng – Nha Trang
Xe đò hãng Nam Hùng chạy tuyến ngắn Bồng Sơn – Qui Nhơn
Trên đèo Hải Vân
Trên đèo Hải Vân
Xe đò tuyến Vũng Tàu – Saigon năm 1968
Xe DESOTO chạy tuyến Vũng Tàu – Sài Gòn năm 1968
Xe đò chạy tuyến Vũng Tàu – Sài Gòn
Xe đò Ford chạy tuyến Saigon – Bà Rịa
Xe Hotchkiss PL-25 của Pháp tại Vũng Tàu năm 1968
Xe đò Citroen U-23 chạy tuyến Phước Tuy – Bình Giã năm 1968
Xe đò ở Vũng Tàu
Xe đò ở Đông Hà
Xe đò ở Quảng Trị
Xe đò ở chợ Đà Lạt tỉnh Tuyên Đức năm 1969
Pleiku 1966
Bến xe trên đường Phan Văn Hùm nơi Ngã 6 Phù Đổng
Bến xe lục tỉnh thời Pháp thuộc
Bến xe Petrus Ký (nay là đường Lê Hồng Phong) năm 1961
Xe đò tại bùng binh Cây Gõ , còn gọi là công trường Duy Linh & tượng Lê Lợi. Sài Gòn năm 1969
Bến xe cạnh xa lộ Biên Hòa
Bến xe ở xa lộ Biên Hòa
Xe đò tuyến Sài Gòn – Tây Ninh
Xe đò mang tên Hãng vận tải hành khách Á Châu, Sài Gòn năm 1954
Xe đò tại Phú Lâm – Sài Gòn. Phía sau là tháp Hòa Đồng (nay đã không còn). Ngày nay là đường Đặng Nguyên Cẩn – Q6.
Củ Chi, tỉnh Hậu Nghĩa năm 1968
Chị bán khóm trên Quốc lộ 1 (đoạn giữa Mỹ Tho – Sài Gòn) cho hành khánh đi xe đò, trong lúc xe đang đợi qua cầu Bến Lức – Long An
Xe đò chạy tuyến Sài Gòn – Long Khánh
Xe đò mỏ nhọn là Hotchkiss của Pháp tịa Sài Gòn năm 1968, nguyên thủy là xe khách Pháp, xe tải lính Pháp ở Đông Dương từ thập niên 1940, sau đó bán lại cho các nhà xe Việt Nam
Xe đò hiệu Chevrolet của nhà xe Hiệp Thuận năm 1964
Xe đò Desoto qua Cầu Chẹt Sậy – Bến Tre xưa, ngày nay nằm trên trên tỉnh lộ 885, nối Thành phố Bến Tre với huyện Giồng Trôm
Xe đò chạy tuyến Sài Gòn – Bảo Lộc
Bến xe Cần Thơ
Xe đò Desoto tuyến Saigon – Tây Ninh năm 1967
Xe đò Desoto mẫu 1959 tuyến đường Saigon – Tây Ninh năm 1967

Xe đò sau năm 1975:

Xe đò DESOTO thập niên 1980
Xe đò Desoto sau 1975, chạy tuyến: Long Xuyên – Sa Đéc – Chợ Mới
Xe đò Desoto sau 1975, chạy tuyến Long Xuyên – Sa Đéc – Chợ Mới
Xe Vận tải quân sự Dodge M37 được chuyển thành dân sự. Khe Sanh năm 1989
Xe vận tải quân sự Dodge M37 được chuyển thành dân sự, Đà Nẵng năm 1989
.Huế – Vietnam 1989 Xe đò Renault của Pháp. Huế năm 1989
Đèo Hải Vân 1989

Đông Kha (nhacxua.vn) biên soạn

Share10503TweetPin

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương
Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Càng nhìn em yêu em hơn và yêu em mãi Dù phút êm đềm xa xưa nay đã đi vào...

by admin
March 9, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Ngọc Chánh (Ban Shotguns) – Tác giả của Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Tuổi Biết Buồn…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Nhạc sĩ Ngọc Chánh, tên tuổi gắn liền với ban Shotguns trước 1975, đã vừa qua đời tại Nam California...

by admin
January 8, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)

Nhạc sĩ Lam Phương là một trong những tên tuổi nổi bật nhất của làng nhạc Sài Gòn trước năm...

by admin
December 22, 2022
Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi
Tin Tức

Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi

Nhạc sĩ Hà Phương, tác giả của những ca khúc nhạc vàng quen thuộc là Mưa Qua Phố Vắng, Mùa...

by admin
December 5, 2022
Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975

Ban nhạc nữ Ba Con Mèo được xem là ban tam ca nữ nổi tiếng nhất của nhạc Việt thời...

by admin
December 2, 2022
Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975

Nền nghệ thuật Cải lương Việt Nam giai đoạn những năm 1960 – 1970 sinh ra nhiều cặp đào –...

by admin
November 1, 2022
Next Post
Những “Mùa Trồng Cây” ở Đà Lạt thập niên 1950

Những "Mùa Trồng Cây" ở Đà Lạt thập niên 1950

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Ca sĩ Hương Thủy – Hương phù sa thơm ngát của đất miền Tây

Nghe lại những ca khúc hay nhất trong sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (trước và sau 1975)

Hình ảnh “Trước và Sau” của các ca sĩ nổi tiếng trước 1975 (Phần 4)

Mối tình danh ca – tài tử không trọn vẹn của Thái Thanh – Lê Quỳnh

Cuộc đời và sự nghiệp của danh ca Lệ Thu (1943-2021) – Một đời ca sĩ hát trong buồn tênh

Danh ca Chế Linh và một fan hâm mộ đặc biệt: Em bé 5 ngày tuổi chỉ thích nghe nhạc Chế Linh

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Hai Chuyến Tàu Đêm” (Trúc Phương) – “Môi em đang xuân nhưng mắt buồn ngấn lệ trần…”

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc: Đêm Buồn Tỉnh Lẻ (Bằng Giang – Tú Nhi) và dòng nhạc vàng đại chúng thập niên 60

Nỗi lòng của Nguyễn Văn Khánh

Hoàn cảnh sáng tác “Chuyện Loài Hoa Dang Dở” của nhạc sĩ Y Vũ – Chuyện tình đau thương trong trang sách cũ

Ngày về trong giấc mơ hoa

Nhạc sĩ Anh Bằng, nhà thơ Nhất Tuấn và bài thơ-bài hát “Hoa Học Trò” – Bây giờ còn nhớ hay không?

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.