ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Saigon xưa

Hồi ức về công viên Chi Lăng xưa – Lá phổi xanh giữa trung tâm Sài Gòn

2019/07/02
in Saigon xưa
Hồi ức về công viên Chi Lăng xưa – Lá phổi xanh giữa trung tâm Sài Gòn

Ở trung tâm đô thành Sài Gòn xưa có một số công viên xanh mát mà cho đến nay chỉ còn là tàn tích. Bên cạnh các công viên được quy hoạch mới như công viên Lê Văn Tám, công viên 23 Tháng 9, thì ngược lại cũng có những công viên bị xóa sổ, đó là công viên Vạn Xuân (nay là khuôn viên của nhà thi đấu Phan Đình Phùng trên đường Nguyễn Đình Chiểu) và đặc biệt là công viên Chi Lăng, nay trở thành một phần của tòa cao ốc trên đường Đồng Khởi (đường Tự Do năm xưa).

Công viên Chi Lăng trên đường Tự Do và năm giữa 2 đường Lê Thánh Tôn – Gia Long (nay là Lý Tự Trọng). Ở ngay ngã tư Tự Do – Lê Thánh Tôn có quán cafe La Pagode nổi tiếng (thường được gọi bằng cái tên dân dã là quán Cái Chùa), từ quán này có thể nhìn ra bao quát được công viên Chi Lăng. Nhờ tầm nhìn đắt giá này nên La Pagode luôn đông khách, đặc biệt nổi tiếng là nơi gặp gỡ của các văn nghệ sĩ Sài Gòn trước năm 1975, là nơi các nhạc sĩ, các văn thi sĩ thường “ngồi đồng” trong quán để nhìn ra một vùng xanh mắt để tìm cảm hứng sáng tác.

Từ công viên Chi Lăng nhìn qua quán “Cái Chùa”
Quán La Pagode đã có từ đầu thập niên 1950, ở số nhà 209
Bên trái hình là công viên Chi Lăng, bên phải hình là tòa nhà 7 tầng ở số 211-213 đường Tự Do (ngay góc đường). Nhìn qua bên kia đường chính là quán La Pagode (ngay chỗ có chữ La màu đỏ ở trong hình trên). Tòa nhà bên trái hình là khách sạn Alfaca.
Đường Tự Do, bên trái là công viên Chi Lăng
Thảm cỏ thuộc công viên Chi Lăng. Chính giữa hình là khu vực ngã tư Lê Thánh Tôn – Tự Do. Tòa nhà bên trái là khách sạn Alfaca, bên phải là quán La Pagode
Từ khách sạn Alfaca nhìn xuống công viên Chi Lăng, hướng về phía Nhà Thờ. Bên trái là tòa nhà đối diện công viên, là một phần của Dinh Thượng Thơ có cổng quay ra đường Gia Long – trụ sở của Bộ Kinh Tế thời VNCH, nay là trụ sở của Sở TT-TT đường Lý Tự Trọng.
Mặt sau của Dinh Thượng Thơ ở đối diện công viên, thời VNCH thì dãy nhà này là Trụ sở Bộ Kinh Tế, nay là trụ sở của Sở TT-TT, mặt tiền bên đường Lý Tự Trọng

Công viên Chi Lăng được người Pháp xây dựng từ năm 1924, lúc đó nó mang tên “vườn P.Pages”, nằm trên đường Catinat (Tự Do), giữa 2 con đường D’Espagne và La Grandière (Lê Thánh Tôn và Gia Long). Sau năm 1955, công viên này được chính quyền VNCH đổi tên thành Chi Lăng, gợi nhớ về ải Chi Lăng hào hùng lưu danh trong sử sách.

Công viên Chi Lăng có một vị trí thật đặc biệt, nằm trên con đường sang trọng và đắt đỏ nhất Sài Gòn. Nó như là một “vườn treo” bồng bềnh trên con dốc nhỏ, êm đềm, yên tĩnh và lãng mạn ngay giữa trung tâm sầm uất ở xung quanh.

Công viên có hàng cổ thụ cao, có cả hàng thông và bãi cỏ xanh rất Tây, có tiếng chim và hoa, có ghế đá để khách tạm dừng nghỉ chân và cảm nhận được cái lâng lâng, thư thái sau những bước mỏi dọc trục đường rất sạch đẹp nối từ Bến Bạch Đằng đến Nhà Thờ.

Không hiếm để bắt gặp từng đôi đi dưới hàng cây công viên tâm sự, hoặc những bước chân du khách ngập ngừng trên đường Tự Do để khám phá những cửa hiệu sang trọng san sát trên con đường từng mang tên “Catinat”. Sau những bước chân đó thì công viên bỗng hiện ra như một điểm dừng thú vị bất ngờ.

Xem bài khác

Hình ảnh Sài Gòn xưa và nay chụp cùng 1 vị trí: Loanh quanh góc phố Quận Ba

Hình ảnh so sánh đường Sài Gòn xưa và nay với cùng một góc ảnh – Phần 4: Đại lộ Hàm Nghi

Xung quanh công viên cũng có rất nhiều công sở, mỗi trưa các nhân viên văn phòng thường hẹn nhau ra uống cà phê ở công viên rất thú vị mà không quá cao sang hay là đắt đỏ.

Chiều tối đến, tại sân khấu nhỏ giáp bờ tường ngôi công thự trụ sở của Bộ Quốc Gia Giáo Dục, thỉnh thoảng lại có hòa nhạc, có văn nghệ thu hút đông người xem. Đặc biệt là dịp Noel hay là Tết, nơi đây sáng choang đèn, thu hút đông người đến vui chơi.

Trụ sở của Bộ Quốc Gia Giáo Dục là một tòa nhà rất đẹp, thời Pháp gọi là Hôtel de l’Inspection, được xây dựng từ thế kỷ 19. Tuy nhiên đến cuối thập niên 2000 thì nó bị phá bỏ để xây dựng tòa nhà trung tâm thương mại, và công viên Chi Lăng ngay đằng trước cũng trở thành 1 phần của tòa nhà mới.

Công vien Chi Lăng, bên kia là trụ ở Bộ Quốc Gia Giáo Dục (ngày nay là một trung tâm thương mại lớn ở mặt đường Đồng Khởi)

Một số hình ảnh khác của tòa nhà bên cạnh công viên này:

Bên dưới là một số ảnh khác của công viên Chi Lăng trên đường Tự Do – đoạn giữa Lê Thánh Tôn và Gia Long (nay là Lý Tự Trọng), nơi được xem là lá phổi xanh giữa lòng trung tâm Sài Gòn.

Bên trái là công viên lúc mới được xây dựng (năm 1924), được gọi là vườn P.Pages
Người Sài Gòn đi bộ trên đường Catinat, ở khu vực vườn P.Pages vào đầu thập niên 1950
Công viên Chi Lăng thời Pháp, lúc còn mang tên Jarrdin (vườn) P. Pages
Từ La Pagode nhìn ra công viên

Hình bên trên là từ công viên nhìn qua bên kia đường Tự Do, đó là tòa nhà 7 tầng ở số 211-213 đường Tự Do (người ta quen gọi là chung cư 213 Catinat). Tòa nhà này sát với Tòa Đô Chánh ở đường Lê Thánh Tôn. Từ năm 2014, tòa nhà này bị đập bỏ để xây dựng thành một khối nhà gắn chung vào trụ sở UBND TP (tức Tòa Đô Chánh cũ) với cùng một kiến trúc cũ để mở rộng chiều ngang của tòa nhà hơn 100 năm tuổi này.

Hình ảnh chung cư 213 Catinat thời Pháp (nhà bên phải). Bên trái là La Pagode ở địa chỉ 209 Catinat (Tự Do)

nhacxua.vn biên soạn

Share728TweetPin

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương
Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Càng nhìn em yêu em hơn và yêu em mãi Dù phút êm đềm xa xưa nay đã đi vào...

by admin
March 9, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Ngọc Chánh (Ban Shotguns) – Tác giả của Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Tuổi Biết Buồn…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Nhạc sĩ Ngọc Chánh, tên tuổi gắn liền với ban Shotguns trước 1975, đã vừa qua đời tại Nam California...

by admin
January 8, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)

Nhạc sĩ Lam Phương là một trong những tên tuổi nổi bật nhất của làng nhạc Sài Gòn trước năm...

by admin
December 22, 2022
Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi
Tin Tức

Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi

Nhạc sĩ Hà Phương, tác giả của những ca khúc nhạc vàng quen thuộc là Mưa Qua Phố Vắng, Mùa...

by admin
December 5, 2022
Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975

Ban nhạc nữ Ba Con Mèo được xem là ban tam ca nữ nổi tiếng nhất của nhạc Việt thời...

by admin
December 2, 2022
Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975

Nền nghệ thuật Cải lương Việt Nam giai đoạn những năm 1960 – 1970 sinh ra nhiều cặp đào –...

by admin
November 1, 2022
Next Post
Danh ca Tâm Vấn – Một thời vang bóng

Danh ca Tâm Vấn - Một thời vang bóng

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Xem lại đoạn phim hiếm hoi của Lệ Thu năm 30 tuổi trích trong phim Chiếc Bóng Bên Đường (1973)

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoàng Phương – Tác giả “Hoa Sứ Nhà Nàng” và dòng nhạc Gò Công một thời

Phân tích ý nghĩa trường ca “Con Đường Cái Quan” – Phần 3: Vào Miền Nam – Đường đi đã tới…

Vài cảm nhận về nhu cầu nghe nhạc vàng của khán giả hiện nay

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Huỳnh Anh – Tác giả của Mưa Rừng, Loan Mắt Nhung, Kiếp Cầm Ca…

Julie – Tiếng hát liêu trai đầy mê hoặc

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Biệt Ly và câu chuyện tiễn đưa

Hoàn cảnh ra đời Silent Night (Đêm Thánh Vô Cùng) – bài hát quen thuộc đêm Giáng Sinh được dịch ra 140 ngôn ngữ

Câu chuyện cảm động đằng sau hoàn cảnh sáng tác bài “Dạ Cổ Hoài Lang”

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Nỗi Buồn Hoa Phượng” (Thanh Sơn) – “Mỗi lần hè thêm kỷ niệm, người xưa biết đâu mà tìm…”

Thúy Đã đi rồi…

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và ca khúc “Xin Trả Nợ Người” – Hai mươi năm tình cũ chưa nguôi

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.