ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Cảm xúc âm nhạc

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc Phố Buồn (Phạm Duy) – Bức tranh chân thật về cuộc sống dân nghèo ở ven đô Sài Gòn thập niên 1950

2021/09/04
in Cảm xúc âm nhạc, Xuất xứ bài hát
Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc Phố Buồn (Phạm Duy) – Bức tranh chân thật về cuộc sống dân nghèo ở ven đô Sài Gòn thập niên 1950

Giữa thập niên 1950, khi cuộc sống của Sài Gòn hoa lệ vẫn chưa đi vào ổn định, ngay bên cạnh ánh sáng kinh kỳ phồn hoa là những khu nhà lá tồi tàn với đường lầy muôn lối quanh, là nơi sinh sống của những người lao động nghèo tha hương. Đã có ít nhất 3 nhạc sĩ cảm thông với cuộc sống khó khăn đó của một giai tầng xã hội và sáng tác ra những ca khúc mô tả hình ảnh xóm nghèo Sài Gòn của 65 năm trước, đó là nhạc sĩ Lam Phương với Kiếp Nghèo, nhạc sĩ Phạm Đình Chương với Xóm Đêm, và nhạc sĩ Phạm Duy với Bên Ni Bên Nớ, Phố Buồn.


Click để nghe Lưu Hồng hát Phố Buồn

Nhạc sĩ Phạm Duy cho biết ông sáng tác Phố Buồn năm 1954, nhắc đến người lao động ở những khu nhà vách lá ở ven đô. Không gian của bài hát được mô tả là một xóm nghèo trên con đường nhỏ không tên, có bùn lầy bôi quết, 2 bên là những mái tranh im lìm và tối tăm không đèn. Tất cả những hình ảnh đó hiện ra ngả nghiêng theo bước chân về nhà của một cô gái được tác giả gọi là “em” sau một ngày làm việc vất vả, trong một đêm mưa rả rích:

Ðường về đêm đêm mưa rơi ướt bước chân em
Bùn lầy không quên bôi thêm lối ngõ không tên
Qua mấy gian không đèn
Những mái tranh im lìm
Ðường về nhà em tối đen.

Những gian nhà xập xệ đó là nơi cư ngụ của những công dân hèn mọn, tội nghiệp, chỉ cần nhìn qua song cửa là đã có thể thấy toàn bộ hoàn cảnh của họ:

Xem bài khác

Hoàn cảnh sáng tác 2 ca khúc Đường Tình Đôi Ngả và Tình Nào Trong Mắt Em (nhạc sĩ Ngân Giang)

Ca khúc Kiếp Dã Tràng của nhạc sĩ Từ Công Phụng – Khi chuyện tình giống như loài dã tràng xe cát

Nhìn vào khe song trông anh ốm yếu ho hen
Một ngày công lao không cho biết đến hương đêm

Những người lao động nghèo trong xóm mạt hạng này có lẽ là sẽ vĩnh viễn không được hưởng thụ cuộc sống thanh nhàn như là những công dân hạng ưu khác. Quanh năm suốt tháng, sau một ngày mưu sinh vất vả thì đêm về họ chỉ có thể về lại căn nhà 4 vách phênh tồi tàn để chờ hết ngày, thì làm sao biết thế nào là “hương đêm”, làm sao biết những thú vui giải trí ở chốn phồn hoa dù chỉ cách họ một dãy phố nhưng không bao giờ chạm tay tới được.

Em bước chân qua thềm
Mưa vẫn rơi êm đềm
Và chỉ làm phố buồn thêm.

Hạt mưa, mưa rơi tí tách
Mưa tuôn dưới vách
Mưa xuyên qua mành

Hạt mưa, mưa qua mái rách
Mưa như muốn trách
Sao ta chạy quanh

Hạt mưa, mưa yêu áo rách
Yêu đôi sát nách
Mưa ngưng không đành

Hạt mưa, mưa gieo tí tách
Mưa lên tiếng hát
Ru cơn mộng lành.

Những người cả đời được ở trong những căn nhà xây vững chãi tường cao, hay là các căn villa hào nhoáng, sẽ không bao giờ biết được thế nào “mưa tuôn dưới vách”, “mưa xuyên qua mành” hay là “mưa qua mái rách” của những căn nhà mái tranh vách nứa, mỗi mùa mưa đến phải huy động tất cả xô chậu trong nhà để hứng nước dột.

Hạt mưa đã “làm bạn” với người nghèo như vậy qua mọi thời, mưa biết yêu áo rách của người nghèo, yêu đôi sát nách của tầng lớp bình dân, và hạt mưa cũng được nhân cách hóa để biết trách nhân thế sao cứ hoài chạy quanh một vòng lẩn quẩn. Vì cảm thông cho những kiếp nghèo nên mưa cũng lên tiếng hát để ru cho xóm nghèo được những đêm yên giấc mộng lành.

Nhạc sĩ Phạm Duy cho biết: “Với bài này, tôi nghịch ngợm với chữ nghĩa và vần điệu, như mưa rơi tí tách, mưa tuôn dưới vách, mưa qua mái rách, mưa như muốn trách, mưa yêu áo rách… và mơ màng hộ những đôi tình nhân nghèo, phải sống trong những ngôi nhà gỗ mái tôn trong hẻm tối phố buồn rồi nhìn ngôi nhà gạch mà họ mơ tưởng như chiếc bánh ngọt ngon”.

Ðường về trong mơ đêm đêm phố lớn thênh thang
Ánh sáng kinh kỳ tràn lan
Ðời nghèo không riêng thương yêu bóng dáng Xuân sang
Yêu phố vui, nhà gạch ngon…

Sài Gòn phồn hoa có muôn vàn ánh đèn đô thị tràn lan, nhưng dù có là bao nhiêu đèn hoa thì cũng không thể nào soi sáng cho tới phố buồn nơi này:

Ðèn đêm không soi bóng vắng
Kinh đô thắc mắc
Im nghe phố buồn

Người đi trong đêm tối ám
Nghe mưa thức giấc
Khuyên nhau chờ mong.

Nhạc sĩ Phạm Duy đã nhìn thấu được những đời nghèo lững lờ trôi đi như một chiếc bóng trong đêm tối ám, và thấy cả những cuộc tình nghèo không thể nào thấy được tương lai, chỉ biết khuyên nhau chờ mong mà thôi…


Click để nghe Thanh Thúy hát Phổ Buồn trước 1975

Bài hát Phố Buồn nổi tiếng qua giọng hát Thanh Thúy từ khi cô hãy còn là một thiếu nữ đôi tám. Nhạc sĩ Phạm Duy đã nhận xét như sau:

“…Nhờ giọng hát ma quái của Thanh Thúy, nhờ nhà xuất bản ở chợ trời âm nhạc tái bản tới 8 lần, bài ca xã hội này phổ biến ra dân chúng rất nhanh, rất rộng mà không cần phải nhờ tới đài phát
thanh…”

Bài: Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

Tags: phạm duy
ShareTweetPin

Xem bài khác

Thơ Cung Trầm Tưởng và dòng nhạc phổ thơ của nhạc sĩ Phạm Duy qua bài viết năm 1959
Bàn Tròn Âm Nhạc

Thơ Cung Trầm Tưởng và dòng nhạc phổ thơ của nhạc sĩ Phạm Duy qua bài viết năm 1959

Thi sĩ Cung Trầm Tưởng là một trong những tên tuổi lớn của thi đàn miền Nam từ thập niên...

by admin
October 11, 2022
Ca khúc Chú Cuội (nhạc sĩ Phạm Duy) – Chuyện tình nàng tiên nga trong một đêm trăng rằm
Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca khúc Chú Cuội (nhạc sĩ Phạm Duy) – Chuyện tình nàng tiên nga trong một đêm trăng rằm

Vào thuở đầu tân nhạc, Trung Thu và trăng rằm là một trong những chủ đề được các nhạc sĩ...

by admin
September 8, 2022
Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy – Phần 3: Những ca khúc thập niên 1940-50
Bàn Tròn Âm Nhạc

Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy – Phần 3: Những ca khúc thập niên 1940-50

Tiếp nối 2 phần trước, ghi lại những câu chuyện về bài nhạc phổ thơ của nhạc sĩ Phạm Duy,...

by admin
October 5, 2021
Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy – Phần 2: Thơ Phạm Thiên Thư
Bàn Tròn Âm Nhạc

Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy – Phần 2: Thơ Phạm Thiên Thư

Với thơ của Phạm Thiên Thư, nhạc sĩ Phạm Duy có 4 ca khúc nổi tiếng và được yêu thích...

by admin
October 5, 2021
Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy (Phần 1)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy (Phần 1)

Nhạc sĩ Phạm Duy cũng là một trong những nhạc sĩ phổ thơ nhiều nhất, nổi tiếng nhất, điển hình...

by admin
October 5, 2021
Nghe lại 15 ca khúc nhạc Phạm Duy hay nhất qua giọng hát Tuấn Ngọc
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nghe lại 15 ca khúc nhạc Phạm Duy hay nhất qua giọng hát Tuấn Ngọc

Năm 1994, ca sĩ Tuấn Ngọc trở thành con rể của nhạc si Phạm Duy sau khi cưới ca sĩ...

by admin
October 4, 2021
Next Post
Nhạc sĩ Trần Văn Bùi và ca khúc “Tình Chết Như Mùa Đông”

Nhạc sĩ Trần Văn Bùi và ca khúc "Tình Chết Như Mùa Đông"

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Trầm Tử Thiêng, một đời ‘Tưởng Niệm’

Đôi nét về ca sĩ – nghệ sĩ Tài Lương trước 1975

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Bảo Thu – Tác giả Giọng Ca Dĩ Vãng, Cho Tôi Được Một Lần…

Tiểu sử nhạc sĩ Tùng Giang (1940-2009)

Những nữ ca sĩ có nét đẹp khả ái nhất làng nhạc Sài Gòn xưa

Có một nhạc sĩ Nguyễn Tất Nhiên với ca khúc “Như Màu Nắng Sân Trường”

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Ca khúc “Bà Mẹ Quê” của nhạc sĩ Phạm Duy – Nhớ về những người mẹ tần tảo ở quê xưa

Bài hát “Khi Xa Sài Gòn” (Kim Tuấn – Lê Uyên Phương) và những điều ít người biết

Nỗi niềm tuyệt vọng trong bài “Phút Cuối” của nhạc sĩ Lam Phương – “Chỉ còn gần em một giây phút thôi…”

“Như Chiếc Que Diêm” – Bài hát buồn nhất của nhạc sĩ Từ Công Phụng

Ca khúc Nhớ Nhau Hoài – Gió Về Miền Xuôi và mối giao cảm nghệ thuật của nhạc sĩ Anh Việt Thu và Thiên Hà

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Nỗi Buồn Hoa Phượng” (Thanh Sơn) – “Mỗi lần hè thêm kỷ niệm, người xưa biết đâu mà tìm…”

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.