ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Cảm xúc âm nhạc

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài hát “Nếu Một Mai Em Sẽ Qua Đời” (nhạc sĩ Phạm Duy)

2021/10/02
in Cảm xúc âm nhạc, Xuất xứ bài hát
Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài hát “Nếu Một Mai Em Sẽ Qua Đời” (nhạc sĩ Phạm Duy)

Năm 1957, nhạc sĩ Phạm Duy bước chân vào cuộc tình đặc biệt với một thiếu nữ, là nguồn cảm hứng để ông sáng tác những bài tình ca nổi tiếng nhất trong sự nghiệp của mình. Ngay khi chuyện tình đó bắt đầu, nhạc sĩ đã thấy le lói những khổ đau chắc chắn sẽ đến, nhưng có lẽ chính ông cũng không nghĩ rằng chuyện tình đó kéo dài đến hơn 10 năm.

Bởi vì vậy, chỉ một năm sau khi bắt đầu chuyện tình đó, nhạc sĩ Phạm Duy đã sáng tác một bài hát về dự cảm chuyện tình sẽ kết thúc, người yêu sẽ lên xe hoa:

Nếu một mai em sẽ quɑ đời
Hoa phủ đầy người
Xe nhịp đằm khơi xa xôi.

Nếu một mai em đốt pháo vui
Hát theo người
Hương cưới chia phôi, cười mặn tình đời.


Click để nghe Lệ Thu hát Nếu Một Mai Em Sẽ Quɑ Đời trước 1975

Nhạc sĩ Phạm Duy đã viết trong hồi ký như sau: “Với hoa phủ đầy người, em sẽ lên xe hoa! Xe hoa ở đây là xe tang hay là xe cưới? Chỉ biết rằng em sẽ qua cầu, em phải xa anh”.

Xem bài khác

Hoàn cảnh sáng tác 2 ca khúc Đường Tình Đôi Ngả và Tình Nào Trong Mắt Em (nhạc sĩ Ngân Giang)

Ca khúc Kiếp Dã Tràng của nhạc sĩ Từ Công Phụng – Khi chuyện tình giống như loài dã tràng xe cát

“Nếu” là một tình huống giả định trong tương lai, những cái “nếu” rất bi quan ngay trong thời điểm nhạc sĩ đang được đắm chìm trong hạnh phúc cùng người yêu bé nhỏ. “Nếu một mai em đốt pháo vui”, em sẽ bước lên xe hoa, khoác áo lộng lẫy để bước theo chồng, nhưng với chàng trai thì đó chính là ngày cuộc tình theo chiếc xe tang nhịp đằm khơi để về một nơi thật xa.

Tựa bài hát là Nếu Một Mai Em Sẽ Quɑ Đời, nhưng có lẽ đó chỉ là cách ẩn dụ “em” chính là cuộc tình, sẽ có một ngày tình yêu này bị phủ đầy hoa tang trong “ngày cưới chia phôi”. Thực tế, một trong lần những phát hành tờ nhạc ca khúc này, nhạc sĩ để tên bài hát ở lưng chừng: Nếu Một Mai Em Sẽ…

Nếu một mai em bước qua thềm
Mang nặng hồn mềm
Em trở mình trên nhân duyên

Nếu nửa đêm trăng gió đã lên
Bão mưa êm, chăn gối ghi tên
Bia mộ đường quên.

Nếu một mai không còn ai
Ðứng bên kia đời trông vòi vói
Không còn ai! Ðâu còn ai?
Trong ngày mai, có dư hương người
Chỉ là giăng giối mà thôi.

Nếu một mai em bước qua thềm, dù là thềm cưới hay là thềm tang, thì lúc đó nhân duyên của chúng mình đều sẽ kết thúc, em sẽ trở mình để vụt xa khỏi đời anh vĩnh viễn.

Nếu vào một nửa đêm trăng gió đã lên, dù khi đó em ở trong phòng cưới chăn gối ghi tên, hay là em nằm trong bia mộ đường quên, thì cũng đều có nghĩa là anh sẽ mất em vĩnh viễn. Không còn ai, đâu còn ai. Những dư hương của người, dù vẫn còn quẩn quanh hoài ở đây hoài với anh, thì cũng chỉ là như lời trăng trối (giăng giối) của em để lại sau khi đã vĩnh viễn rời xa anh mà thôi.

(Có một số ca sĩ hát: “chỉ là gian dối”, tuy nhiên lời gốc trong các tờ nhạc đều ghi là “giăng giối”, là cách nói mang tính địa phương của chữ “trăng trối”)

Nhạc sĩ Phạm Duy ghi ngắn gọn hoàn cảnh sáng tác ca khúc này trong hồi ký như sau: “Nhưng trong hạnh phúc của cuộc tình đã thấy le lói sự khổ đau. Bởi vì tôi tự biết không giữ được cuộc tình này cũng như không đủ can đảm để đi theo nó”.

Dù đang trong hạnh phúc của cuộc tình vừa mới khơi, nhưng trong những khoảnh khắc suy tư, lo lắng về những viễn cảnh buồn sẽ xảy ra, nhạc sĩ đã nghĩ đến những trường hợp xấu nhất, như là một ngày nào đó người sẽ lên xe hoa, lên xe tang, hoặc là người yêu sẽ phản bội mình, quay gót cuốn mau:

Nếu về sau em có qua cầu, không chẳng vì sầu
Thương chẳng còn đâu, mà nói chuyện quên nhau
Nếu vì sao quay gót cuốn mau
Dấu chân sâu in vết không lâu
Chẳng nợ gì nhau…

Nếu một mai em bước qua cầu, thì đơn giản là vì em sẽ không còn thương (chứ chẳng phải vì sầu), em sẽ quay gót cuốn mau, dấu chân sâu của cuộc tình ngày xưa dù đã từng rất tha thiết nhưng rồi cũng sẽ nhanh chóng chìm vào lãng quên (in dấu không lâu), như vậy thì sẽ chẳng còn nợ gì nhau để người nhẹ lòng rẽ sang lối khác.


Click để nghe Khánh Ly hát Nếu Một Mai Em Sẽ Quɑ Đời trước 1975

Toàn bộ bài hát nằm trong một chữ “Nếu”, là tình huống giả định, là sự tưởng tượng của nhạc sĩ. Giả sử rằng ngày mai em sẽ lên xe tang, hoặc là lên xe hoa (đốt pháo vui), hay là em sẽ phản bội (quay gót cuốn mau)… Dù là bất kỳ tình huống nào đi nữa thì cũng đều mang lại một kết quả chung là phải lìa xa nhau mãi mãi.

Tròn 10 năm sau ngày bài hát này ra đời thì “người yêu bé nhỏ” của nhạc sĩ Phạm Duy mới bước lên xe hoa, ông đã tiễn nàng bằng bài ca Nghìn Trùng Xa Cách:

Nghìn trùng xa cách người đã đi rồi
Còn gì đâu nữa mà khóc với cười
Mời người lên xe về miền quá khứ
Mời người đem theo toàn vẹn thương yêu

Nhạc sĩ Phạm Duy cũng viết trong hồi ký như sau: “Vì vấn đề chênh lệch tuổi tác cũng như vì tôi không muốn làm phiền những người chung quanh một lần nữa, tôi quyết định ngay từ lúc đầu rằng đây chỉ là một mối tình giữa hai tâm hồn mà thôi. Tôi cố gắng tránh mọi đụng chạm về xác thịt và tôi hãnh diện để nói rằng nàng vẫn là một trinh nữ khi rời xa tôi để bước chân lên xe hoa về nhà chồng”.

Bài: Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

Tags: phạm duy
ShareTweetPin

Xem bài khác

Thơ Cung Trầm Tưởng và dòng nhạc phổ thơ của nhạc sĩ Phạm Duy qua bài viết năm 1959
Bàn Tròn Âm Nhạc

Thơ Cung Trầm Tưởng và dòng nhạc phổ thơ của nhạc sĩ Phạm Duy qua bài viết năm 1959

Thi sĩ Cung Trầm Tưởng là một trong những tên tuổi lớn của thi đàn miền Nam từ thập niên...

by admin
October 11, 2022
Ca khúc Chú Cuội (nhạc sĩ Phạm Duy) – Chuyện tình nàng tiên nga trong một đêm trăng rằm
Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca khúc Chú Cuội (nhạc sĩ Phạm Duy) – Chuyện tình nàng tiên nga trong một đêm trăng rằm

Vào thuở đầu tân nhạc, Trung Thu và trăng rằm là một trong những chủ đề được các nhạc sĩ...

by admin
September 8, 2022
Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy – Phần 3: Những ca khúc thập niên 1940-50
Bàn Tròn Âm Nhạc

Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy – Phần 3: Những ca khúc thập niên 1940-50

Tiếp nối 2 phần trước, ghi lại những câu chuyện về bài nhạc phổ thơ của nhạc sĩ Phạm Duy,...

by admin
October 5, 2021
Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy – Phần 2: Thơ Phạm Thiên Thư
Bàn Tròn Âm Nhạc

Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy – Phần 2: Thơ Phạm Thiên Thư

Với thơ của Phạm Thiên Thư, nhạc sĩ Phạm Duy có 4 ca khúc nổi tiếng và được yêu thích...

by admin
October 5, 2021
Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy (Phần 1)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy (Phần 1)

Nhạc sĩ Phạm Duy cũng là một trong những nhạc sĩ phổ thơ nhiều nhất, nổi tiếng nhất, điển hình...

by admin
October 5, 2021
Nghe lại 15 ca khúc nhạc Phạm Duy hay nhất qua giọng hát Tuấn Ngọc
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nghe lại 15 ca khúc nhạc Phạm Duy hay nhất qua giọng hát Tuấn Ngọc

Năm 1994, ca sĩ Tuấn Ngọc trở thành con rể của nhạc si Phạm Duy sau khi cưới ca sĩ...

by admin
October 4, 2021
Next Post
Nghe lại 15 ca khúc nhạc Phạm Duy hay nhất qua giọng hát Tuấn Ngọc

Nghe lại 15 ca khúc nhạc Phạm Duy hay nhất qua giọng hát Tuấn Ngọc

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Duy Quang – Giọng hát tình ca ngọt ngào

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoàng Phương – Tác giả “Hoa Sứ Nhà Nàng” và dòng nhạc Gò Công một thời

Danh ca Sĩ Phú và những ca khúc trữ tình – tiền chiến gắn liền với sự nghiệp

Đôi nét về ca khúc “Xa Lộ Không Đèn” (nhạc sĩ Y Vân) và cuốn phim nhựa “Xa Lộ Không Đèn” năm 1972

Ngày Xuân, nói về “Nhạc Xuân”

Tiểu sử nhạc sĩ Trịnh Nam Sơn và những ca khúc nổi tiếng trong sự nghiệp: Dĩ Vãng, Con Đường Màu Xanh…

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Đêm Tàn Bến Ngự” (Dương Thiệu Tước) – Đây lúc đêm tàn tình đã lạt phai…

Hoàn cảnh sáng tác “Quê Nghèo” của nhạc sĩ Phạm Duy – Thương quê nghèo Bình Trị Thiên

Câu chuyện bi thương của tác giả “Tha La Xóm Đạo”

Căn biệt thự ma huyền bí ở Đà Lạt và bài hát “Chuyện Người Đẹp Đêm Trăng” của nhạc sĩ Ngân Giang

Thành phố buồn

Nữ thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh và nhạc Phạm Duy

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.