ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Cảm xúc âm nhạc

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Giáng Ngọc” (Ngô Thụy Miên) – Bàn tay năm ngón em vẫn kiêu sa…

2020/08/07
in Cảm xúc âm nhạc, Xuất xứ bài hát
Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Giáng Ngọc” (Ngô Thụy Miên) – Bàn tay năm ngón em vẫn kiêu sa…

Trong làng nhạc trữ tình thời kỳ 1954-1975, hiếm có ca khúc nào đẹp và lãng mạn, từ giai điệu cho đến lời ca, nét đẹp kiều diễm, thoát tục ngay từ tựa đề bài hát: Giáng Ngọc – một ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên.

Bài hát này được nhạc sĩ viết cho một người con gái có thực, mang một vẻ kiêu sa, đặc biệt là có đôi bàn tay rất đẹp: bàn tay năm ngón em vẫn kiêu sa…


Click để nghe Ngọc Lan hát Giáng Ngọc

Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên kể lại:

“Ngày đó cô là một nữ sinh của trường trung học nổi tiếng ở Sài Gòn là Trưng Vương, còn tôi là một anh sinh viên lang thang ở trường đại học. Cô là nguồn cảm hứng cho tôi viết bài Dấu Tình Sầu và dĩ nhiên là cả bài Giáng Ngọc. Đã nhiều năm trôi qua, tất cả đã đi vào quên lãng, nhưng bàn tay, mái tóc và dáng người đó đã cho tôi niềm cảm hứng để viết bài hát với những câu “bàn tay năm ngón em vẫn kiêu sa, vẫn tóc mây bay má môi hồng thắm…”

Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã tình cờ thấy cô gái tên là Minh Ngọc đó tại thư viện của Trung Tâm Văn Hóa, dáng vóc ngọc ngà của cô làm say mê chàng nhạc sĩ hay mơ mộng, nên ông đã ca ngợi thành “giáng ngọc” (hay là Dáng Ngọc?). Cách dùng từ “giáng” của ông cũng gợi đến hình tượng một người tiên giáng trần, là nét đẹp ngọc ngà thanh khiết được ban xuống trần.

Xem bài khác

Hoàn cảnh sáng tác 2 ca khúc Đường Tình Đôi Ngả và Tình Nào Trong Mắt Em (nhạc sĩ Ngân Giang)

Ca khúc Kiếp Dã Tràng của nhạc sĩ Từ Công Phụng – Khi chuyện tình giống như loài dã tràng xe cát

Lúc đó cô Minh Ngọc đang học đệ nhất (lớp 12) trường Trưng Vương, còn chàng nhạc sĩ là sinh viên trường Khoa Học. Vì bản tính hiền lành nên ông chỉ đi theo và ngơ ngẩn nhìn thôi chứ chưa bao giờ dám ngỏ lời.

Bàn tay năm ngón em vẫn kiêu sa
Vẫn tóc mây bay má môi hồng thắm
Gót bước nhẹ vương ý thơ
Tình yêu nào vương mắt ngọc
Mơ ước vẫn chưa phai nhòa…

Để mô tả hình dáng người con gái đẹp, hiếm có ngôn từ nào hay hơn những câu hát này nữa, với dáng người, tà áo, bước chân tha thướt, mái tóc xõa dài, má môi hồng thắm, đặc biệt là bàn tay đẹp, làm trái tim người nhạc sĩ thổn thức rung động, gợi những mơ ước thầm kín.

Và một lần thôi xin mắt em cay
Xin hết đi hoang những chiều buồn say
Và xin rằng mưa vẫn bay
Tình yêu nầy dâng mắt ngọc
Son phấn xin đừng ướt mi…

Khi trái tim người bị xiêu đổ, cũng là lúc bắt đầu có những nghịch lý ở đời. Bóng dáng người có thể làm ta lâng lâng niềm vui sướng khi được nhìn thấy, khi nghĩ về, những cũng hình dáng đó có thể làm ta đau khổ, dằn vặt.

Muốn nhìn thấy môi nàng cười xinh đẹp, nhưng cũng xin một lần cho mắt nàng cay vì cảm giác biết xót xa, để ta có thể được vội vàng đến trước dáng ngọc kiêu sa và lau đi giọt châu của tuổi buồn hoang hoải, để ta có thể được nguyện dâng hết tình yêu này lên mắt ngọc đang chực chờ ướt mi.

Nhưng rồi khi choàng tỉnh giấc mê, ta mới biết rằng đó chỉ là mơ ước xa vời. Dáng ngọc vẫn ở ngoài tầm tay với, và ta vẫn muôn đời một mình bước chân âm thầm lang thang từng chiều, ghép nỗi niềm buồn tủi vào nốt nhạc và nghe như giọt mưa rơi (hay cũng chính nỗi lòng mình) đang khóc trên cung đàn:

Chiều buồn mưa bay gió lay
Một mình cô đơn bước chân âm thầm
Và tình yêu dâng nhớ nhung trong lòng
Mộng mơ giăng kín nét môi Thiên Thần…

Nhạc chiều lang thang rũ say
Từng hạt mưa rơi khóc trên cung đàn
Rượu nồng ai say ngất ngây vì nhớ
Và tình yêu đó xin ngừng bước chân…

Đến cuối cùng, ngay cả trong mộng mị đi chăng nữa thì hai người cũng không thể nào sánh bước vì đến từ hai thế giới khác nhau. Vốn dĩ “dáng ngọc” đã như là dáng của người tiên, của thiên thần với nét đẹp không tì vết. Còn ta chỉ kẻ phàm trần, đành thôi từ bỏ những giấc mơ, và tìm quên bằng men say của ý nhạc:

Lặng nghe xa vắng nghe tiếng cô liêu
Tôi vẫn đi hoang những chiều buồn say
Tình yêu đành thôi ước mơ
Tìm quên bằng men ý nhạc,
Duyên ước xin đành kiếp sau…

Ca khúc này lần đầu tiên được giới thiệu trong băng nhạc Tình Khúc Ngô Thụy Miên năm 1974 qua tiếng hát Lệ Thu. Mời các bạn nghe lại:


Click để nghe Lệ Thu hát

Giáng Ngọc là một trong những ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, và hầu như ca sĩ nào hát cũng hay, cũng để lại nét riêng. Nguyên thủy bài hát là điệu slow rock, như phiên bản của Lệ Thu, Ngọc Lan hát, sau này một số phiên bản khác được phối lại thành tango và cũng rất được yêu thích, mời các bạn nghe lại:


Click để nghe Khánh Ly hát Giáng Ngọc


Click để nghe Lưu Hồng hát Giáng Ngọc

Bài: Đông Kha
(Bản quyền bài viết của nhacxua.vn)

Tags: ngô thụy miên
Share1272TweetPin

Xem bài khác

Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên và nỗi buồn trong ca khúc Bài Tình Ca Cho Em: “Một lần gặp gỡ đã là bao thương nhớ…”
Cảm xúc âm nhạc

Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên và nỗi buồn trong ca khúc Bài Tình Ca Cho Em: “Một lần gặp gỡ đã là bao thương nhớ…”

Nhạc tình ca của Ngô Thụy Miên luôn có đầy đủ những cung bậc hạnh phúc lẫn thương đau, nhạc...

by admin
September 26, 2021
“Bản Tình Cuối” của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên – Tình yêu vĩnh cửu và trọn vẹn thủy chung
Bàn Tròn Âm Nhạc

“Bản Tình Cuối” của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên – Tình yêu vĩnh cửu và trọn vẹn thủy chung

Bản Tình Cuối là một trong số 17 Miên Tình Khúc được nhạc sĩ Ngô Thuỵ Miên sáng tác và...

by admin
April 9, 2021
Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên và tuyệt phẩm “Niệm Khúc Cuối”: Dù sao đi nữa xin vẫn yêu em
Cảm xúc âm nhạc

Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên và tuyệt phẩm “Niệm Khúc Cuối”: Dù sao đi nữa xin vẫn yêu em

Khi dấn thân vào địa hạt âm nhạc, mỗi nhạc sĩ sẽ tìm cho mình một con đường riêng để...

by admin
April 7, 2021
Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên và mối tình ray rứt trong ca khúc Mắt Biếc – “Dĩ vãng như bao cung tơ…”
Cảm xúc âm nhạc

Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên và mối tình ray rứt trong ca khúc Mắt Biếc – “Dĩ vãng như bao cung tơ…”

Sự nghiệp âm nhạc của nhạc sĩ Ngô Thuỵ Miên trải dài từ trước đến sau năm 1975, từ Việt...

by admin
March 12, 2021
Ca khúc “Tình Khúc Mùa Xuân” của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên – “Tình yêu đó cho em, tháng năm trên từng phím Xuân lay…”
Cảm xúc âm nhạc

Ca khúc “Tình Khúc Mùa Xuân” của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên – “Tình yêu đó cho em, tháng năm trên từng phím Xuân lay…”

Nhạc sĩ Ngô Thuỵ Miên là một trong những nhạc sĩ hiếm hoi đứng ngoài những trào lưu, thị hiếu...

by admin
February 7, 2021
Mối tình đầu tinh khôi trong ca khúc “Tuổi Mười Ba” của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên (thơ Nguyên Sa) – “Áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc…”
Cảm xúc âm nhạc

Mối tình đầu tinh khôi trong ca khúc “Tuổi Mười Ba” của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên (thơ Nguyên Sa) – “Áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc…”

Nhắc đến danh ca Thái Thanh có thể kể ra một loạt ca khúc bất hủ gắn liền với tên...

by admin
February 4, 2021
Next Post
Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Biết Đến Bao Giờ” (Lam Phương) – Ta quen nhau bao lâu nhưng tình đã có gì đâu…

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc "Biết Đến Bao Giờ" (Lam Phương) - Ta quen nhau bao lâu nhưng tình đã có gì đâu...

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Vĩnh biệt ca sĩ Phi Nhung

“Qua Cơn Mê” (Trần Trịnh – Nhật Ngân) – Khúc hòa bình ca đầy tính nhân bản

Nhạc sĩ Hoàng Trọng – Vua Tango

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Hà Thanh – Giọng oanh vàng xứ Huế

Ca sĩ Ngọc Lan và lời tự sự năm 1996 về cuộc đời và sự nghiệp của mình

Nghe lại 12 ca khúc xuân bất hủ vui tươi và sôi động nhất thu âm trước 1975

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh ra đời Silent Night (Đêm Thánh Vô Cùng) – bài hát quen thuộc đêm Giáng Sinh được dịch ra 140 ngôn ngữ

Hoàn cảnh sáng tác “Tôi Đi Giữa Hoàng Hôn” – Tâm sự của nhạc sĩ Văn Phụng về cuộc tình tha thiết nhất trong đời

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Mùa Xuân Đó Có Em” (Anh Việt Thu) – Nếu chiều nay lỡ hẹn không về…

Nhạc sĩ Phạm Duy và “mối tình tri kỷ” trong bài hát Nghìn Trùng Xa Cách: “Đường dài hạnh phúc, cầu chúc cho người…”

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc Sơn Nữ Ca (Trần Hoàn) – “Sơn nữ ơi, hoàng hôn xuống dần đợi chờ ai đây?”.

Phân tích ý nghĩa trường ca Hòn Vọng Phu (Lê Thương) – Phần 3: Người Chinh Phu Về – Nguồn sử xanh âm thầm vẫn sống…

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.