ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Cảm xúc âm nhạc

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Chờ Người” – Mối tình mộng tưởng và tuyệt vọng của nhạc sĩ Lam Phương

2020/11/19
in Cảm xúc âm nhạc, Xuất xứ bài hát
Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Chờ Người” – Mối tình mộng tưởng và tuyệt vọng của nhạc sĩ Lam Phương

Hầu hết trong số hàng trăm ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Lam Phương là những bài tình ca, được viết cho những bóng hồng đã đi qua đời ông. Một trong số các bóng hồng đó, là niềm cảm hứng để nhạc sĩ sáng tác nhiều bài hát nhất, chính là danh ca Bạch Yến, với rất nhiều bài nhạc vàng nổi tiếng Tình Bơ Vơ, Tiễn Người Đi, Tình Chết Theo Mùa Đông, và Chờ Người:

Chờ em chờ đến bao giờ
mấy thu thuyền đã xa bờ
nhiều đêm cô đơn nhìn cây trút lá
buồn quá cơn mưa hắt hiu
đưa hồn về trong cô liêu

Trong cuộc trò chuyện trên Jimmy Show, danh ca Bạch Yến nói rằng cô đã gặp nhạc sĩ Lam Phương tại đài phát thanh Pháp Á từ trước năm 1954, khi cô mới được 10-11 tuổi, đạt giải nhất cuộc thi hát của Pháp Á tổ chức và được đài này mời cộng tác, còn nhạc sĩ Lam Phương lúc đó vẫn là một nhạc sĩ trẻ đầy triển vọng.

Ca sĩ Bạch Yến. Ảnh: Leminh Saigon

Một thời gian sau, khi tên tuổi nhạc sĩ Lam Phương vang xa khắp nơi với những ca khúc Trăng Thanh Bình, Nhạc Rừng Khuya… thì Bạch Yến lại bỏ ca hát để mưu sinh bằng nghề biểu diễn mô tô bay.

Năm 1956, Bạch Yến đi hát trở lại ở phòng trà và bắt đầu nổi tiếng vào năm 1957 với bài Đêm Đông. Một vài năm sau, nhạc sĩ Lam Phương có mang lễ sang nhà để hỏi cưới Bạch Yến, nhưng vì cô còn quá nhỏ, chỉ mới 16,17 tuổi nên mẹ của cô chưa đồng ý. Thời gian này nhạc sĩ Lam Phương là 1 người đẹp trai, lãng tử và nổi tiếng nên rất đào hoa.

Nhạc sĩ Lam Phương

Sau khi hỏi cưới Bạch Yến không thành, năm 1959 nhạc sĩ Lam Phương đã lập gia đình với nữ ca sĩ – kịch sĩ nổi tiếng Túy Hồng, dù vậy nhưng ông vẫn tiếc hoài mối tình vuột mất, nên niềm thương dành cho Bạch Yến vẫn còn dài đến nhiều năm về sau. Còn danh ca Bạch Yến thì nói rằng mối quan hệ của cô với nhạc sĩ Lam Phương chưa bao giờ được xem là chuyện tình đúng nghĩa, vì lúc đó cô còn quá nhỏ, chưa nghĩ đến chuyện lấy chồng. Nhưng cô cũng cảm mến Lam Phương như một người bạn, như một mối tình học trò trong sáng và không có hồi kết.

Xem bài khác

Hoàn cảnh sáng tác 2 ca khúc Đường Tình Đôi Ngả và Tình Nào Trong Mắt Em (nhạc sĩ Ngân Giang)

Ca khúc Kiếp Dã Tràng của nhạc sĩ Từ Công Phụng – Khi chuyện tình giống như loài dã tràng xe cát

Khi nghe tin Lam Phương cưới vợ, Bạch Yến nói rằng cô cũng bất ngờ và cảm thấy buồn, một nỗi buồn hụt hẫng của thiếu nữ vừa lớn lên đã cảm nhận được sự vô duyên trong tình cảm. Nhưng có lẽ tình cảm chưa đủ lớn để cô phải dằn vặt đau khổ.

Sau khi Lam Phương cưới vợ 2 năm, Bạch Yến lên đường sang Pháp du học, bỏ lại những vinh quang trong sự nghiệp ca hát mà cô đã đạt được đỉnh cao khi tuổi đời còn rất trẻ. Từ đó, với sự nhạy cảm của một nghệ sĩ đa tình, nhạc sĩ Lam Phương đã viết hàng loạt ca khúc dành cho Bạch Yến, trong đó có bài Chờ Người, như là để chờ đợi mong ngóng người tình bé nhỏ ở phương trời xa xôi:

Tình anh lạc chốn mê rồi
nhớ chăng người cũng đi rồi
ngày vui mang theo một cơn gió lốc
lệ thắm không vơi cứ tuôn
ai còn nhớ đâu mà thương…


Click để nghe Elvis Phương hát trước 1975

Khi nhạc sĩ viết “tình anh lạc chốn mê”, thì có nghĩa là ông cũng biết rằng đó là một mối tình mê đắm nhưng lạc lõng và không thể nào có hồi kết. Người đã đi và mang theo hết những ngày vui qua nhanh như một cơn lốc.

Thôi em ra đi về nơi xứ xa
“Đêm Đông” cô đơn buồn cho kiếp không nhà
lạnh giá rét buốt đời bạc phước không chồng
chỉ còn lại nhớ mong.

Trong đoạn nhạc này, nhạc sĩ nhắc đến Đêm Đông, là bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương, như là một cách trực tiếp để nhắc đến Bạch Yến, nhắc về ca khúc đã gắn liền với tên tuổi của cô từ năm 15 tuổi ở phòng trà Kim Sơn – Sài Gòn. Bài Đêm Đông nói về một lữ khách cô đơn không nhà, và hoàn cảnh trong bài hát được sáng tác từ cuối thập niên 1930 này như đã vận vào cuộc đời Bạch Yến vào hơn 20 năm sau đó, khi cô phải tha hương một kiếp không nhà, lạnh giá và rét buốt.

Bạch Yến từng kể lại hoàn cảnh đó như sau: “Lúc đó tôi mới thấy mình giống hoàn cảnh cô kỹ nữ trong ca khúc Đêm Đông. Một mình nơi đất khách, nhất là những đêm đi diễn về, cô quạnh trong cái lạnh, trong sự vắng lặng của bóng đêm, thèm nghe một câu tiếng Việt cũng không có được. Buồn lắm”.

Mười năm trời chẳng thương mình
để anh thành kẻ bạc tình…

Mười năm là thời gian quá dài cho một cuộc tình chờ đợi, kể từ lúc cô nàng ca sĩ bé nhỏ ra đi cho đến lúc bài hát Chờ Người ra đời đầu thập niên 1970. Lúc đó nhạc sĩ đã cưới vợ nên tự nhận là “để anh thành kẻ bạc tình” với người yêu trong mộng tưởng. Và có lẽ ông cũng đã trở thành kẻ “bạc tình” với chính người vợ yêu thương của mình, ít nhất là ở trong bài hát, vì đã nguyện chờ đợi người tình xa đến muôn đời:

cầu xin cho mây về vui với gió
dù có qua bao đắng cay
muôn đời anh vẫn chờ em

Mời bạn nghe một phiên bản Chờ Người của ca sĩ Túy Hồng thu âm trước 1975. Túy Hồng cũng chính là người vợ đầu tiên mà nhạc sĩ Lam Phương cưới năm 1959, sau này cũng là một người bạn thân của danh ca Bạch Yến.


Click để nghe

Bài: Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

Tags: lam phương
ShareTweetPin

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương
Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Càng nhìn em yêu em hơn và yêu em mãi Dù phút êm đềm xa xưa nay đã đi vào...

by admin
March 9, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)

Nhạc sĩ Lam Phương là một trong những tên tuổi nổi bật nhất của làng nhạc Sài Gòn trước năm...

by admin
December 22, 2022
Nhạc sĩ Lam Phương và một quãng đời buồn qua bài hát Cỏ Úa – “Cứ cúi mặt đi để nghe đời lầm lỡ…”
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nhạc sĩ Lam Phương và một quãng đời buồn qua bài hát Cỏ Úa – “Cứ cúi mặt đi để nghe đời lầm lỡ…”

Trong số những nhạc sĩ nhạc vàng đã thành danh từ trước năm 1975, nhạc sĩ Lam Phương thường được...

by admin
April 9, 2021
Hoàn cảnh sáng tác bài Thu Sầu (nhạc sĩ Lam Phương) – Mùa thu thưa nắng gió mang niềm nhớ…
Xuất xứ bài hát

Hoàn cảnh sáng tác bài Thu Sầu (nhạc sĩ Lam Phương) – Mùa thu thưa nắng gió mang niềm nhớ…

Thập niên 1960, mối tình đơn phương mà nhạc sĩ Lam Phương dành cho danh ca Bạch Yến đã trở...

by admin
April 9, 2021
Nghe lại những bài hát nhạc sĩ Lam Phương sáng tác tại Paris thập niên 1980 – Những tuyệt khúc của dòng nhạc tiếp nối
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nghe lại những bài hát nhạc sĩ Lam Phương sáng tác tại Paris thập niên 1980 – Những tuyệt khúc của dòng nhạc tiếp nối

Năm 1979, nhạc sĩ Lam Phương chia tay cuộc hôn nhân 20 năm, ôm niềm đau lớn của cuộc đời...

by admin
January 13, 2021
Hoàn cảnh sáng tác “Bãi Nắng” – Ca khúc hay nhưng ít người hát của nhạc sĩ Lam Phương
Xuất xứ bài hát

Hoàn cảnh sáng tác “Bãi Nắng” – Ca khúc hay nhưng ít người hát của nhạc sĩ Lam Phương

Trong cuộc đời và sự nghiệp đầy những thăng trầm của nhạc sĩ Lam Phương, đã có nhiều bóng hồng...

by admin
December 29, 2020
Next Post
Đôi nét về ca sĩ Ngọc Minh

Đôi nét về ca sĩ Ngọc Minh

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Nghe lại những bài hát nhạc sĩ Lam Phương sáng tác tại Paris thập niên 1980 – Những tuyệt khúc của dòng nhạc tiếp nối

Mạnh Quỳnh – tác giả bài hát Gõ Cửa và câu chuyện trùng nghệ danh ít người biết

Bộ sưu tập hình ảnh đẹp nhất của danh ca Thanh Thúy – “Hoa hậu nghệ sĩ” năm 1961

Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Trúc Phương – “Ông hoàng” của nhạc bolero

Ca khúc “Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà” – Tuyệt phẩm phổ thơ của nhạc sĩ Phạm Duy

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Ảo ảnh cuộc tình

Hoàn cảnh sáng tác “Quê Em Mùa Nước Lũ” (nhạc sĩ Tiến Luân) – Quê hương mùa bão lũ

Ca khúc “Em Lễ Chùa Này” (Phạm Thiên Thư – Phạm Duy) – Từ thơ đến nhạc và trở thành bất tử

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Khánh và hoàn cảnh sáng tác 2 ca khúc bất tử: “Nỗi Lòng” và “Chiều Vàng”

Câu chuyện về bài hát “Em Tôi” và mối tình day dứt suốt 60 năm của nhạc sĩ Lê Trạch Lựu

Thu của một thời

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.