ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Cảm xúc âm nhạc

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Bên Ni Bên Nớ” (Cung Trầm Tưởng – Phạm Duy)

2020/10/30
in Cảm xúc âm nhạc, Xuất xứ bài hát
Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Bên Ni Bên Nớ” (Cung Trầm Tưởng – Phạm Duy)

Bên Ni Bên Nớ – Nhạc của Phạm Duy, thơ Cung Trầm Tưởng, có thể là một ca khúc tương đối lạ và không dễ thưởng thức đối với nhiều người, nhưng với tôi thì đây là một ca khúc đặc biệt, là một bức tranh màu xám đầy tương phản của đô thành Sài Gòn trong những năm thập niên 1950.

Ca khúc này mang đầy chất liêu trai, lời nhạc mông lung nhưng có thể làm ám ảnh người nghe, nội dung bài hát bày ra hai cảnh đời mâu thuẫn, nhưng cũng từ đó đã đề cao tình nhân ái, tinh thần tích cực và an vui hạnh phúc của con người dù có phải ở vào cảnh nghèo túng.


Click để nghe Khánh Ly hát Bên Ni Bên Nớ

Nguyên tác bài thơ mang tên Tương Phản của thi sĩ Cung Trầm Tưởng, ông sáng tác bài này khi mới 18 tuổi và đang sống ở vùng Dakao, khi ấy vẫn là một vùng ngoại thành tối tăm, hoang vắng và xơ xác. Dakao ngày ấy đã được nhạc sĩ Lam Phương mô tả là một xóm nghèo “lầy lội qua muôn lối quanh” và “gập ghềnh đường đê tối tăm” như trong bài hát Kiếp Nghèo, hay là “vàng ánh điện câu” với hắt hiu mái lá vách phên như trong bài Xóm Đêm của nhạc sĩ Phạm Đình Chương.

Một đêm, từ vùng ngoại ô nhìn về phía đô thành với đèn hoa rực rỡ, thi sĩ Cung Trầm Tưởng nhìn thấy rõ một bức tranh tương phản, giữa một bên là đô thành tráng lệ, một bên là hoang liêu như một bãi tha ma.

Xem bài khác

Hoàn cảnh sáng tác 2 ca khúc Đường Tình Đôi Ngả và Tình Nào Trong Mắt Em (nhạc sĩ Ngân Giang)

Ca khúc Kiếp Dã Tràng của nhạc sĩ Từ Công Phụng – Khi chuyện tình giống như loài dã tràng xe cát

Từ bài thơ Tương Phản, nhạc sĩ Phạm Duy viết thành ca khúc mang tên Bên Ni Bên Nớ với ca từ khá sát với lời thơ gốc,.

Hãy cùng đi vào chi tiết từng lời hát:

Đêm chớm ngày tàn,
theo tiếng xe về,
lăn về viễn phố

Em hỡi sương rơi,
ngoài song đêm hạ,
ôi buồn phố xá

Hoang liêu về chết tha ma,
tiếng chân gõ guốc xa xa
Người xa vắng người,
người xa vắng người…

“Đêm chớm ngày tàn” thể hiện một bức tranh động, mơ hồ, ở đó có thể nghe cả tiếng xe hối hả về viễn phố cuối ngày. Rồi sương rơi, đêm xuống, bên cạnh những bãi đất dài hoang vu tối tăm và nghĩa trang buồn ở nơi xa ánh đèn phố thị này, chợt nghe tiếng gõ guốc xa xa dồn giã, như là thanh âm của sự sống, là chút giao cảm của đồng loại, là sợi dây mỏng manh và yếu ớt kết nối giữa hoang liêu bãi tha ma hãi hùng này với những những rộn ràng của đô thành rực rỡ.

“Người xa vắng người” là để diễn tả những linh cảm của nhà thơ về sự phân hóa của những người trong xã hội đang chớm hình thành. Đó là phân ly giữa người giàu và người nghèo, người sống và người chết…

Sự tương phản đó được mô tả rõ nét hơn ở đoạn sau:

Em có nghe dồn giã
bước ai vất vả
bóng ai chập chờn?

Hồn ai cô đơn tìm về ấm cúng
Em có nghe bi ai tình ai ấp úng
Thương ai lạc loài
ăn mày xán lạn ngày mai…

Hình dáng kẻ ăn mày chập chờn trong đêm tối, như là một bóng ma vật vờ trên lối nhỏ, lên tiếng ấp úng và van xin chút tình thương, lời cầu xin đó bi ai như tiếng của oan hồn. Đó là những hình ảnh ở nơi tối tăm, nghèo nàn nhưng đầy ắp lòng thương cảm ở “bên ni”. Tương phản với “bên nớ”, dù có những truy hoan dài theo chuỗi cười vô tận, nhưng đó là chuỗi cười theo “vạn mảnh ly tan”:

Đêm ni ai say đất lở, em ơi có nghe rạn vỡ
Vạn mảnh ly tan theo chuỗi cười…
Bên tê thành phố tráng lệ
Giai nhân nằm khoe lõa thể
Bên ni phố vắng ôi lòng ngoại ô

Có những sự tương phản ngay cả bên trong vẻ bề ngoài tráng lệ của bên tê, đó là của những trơ trẽn giai nhân khoe lõa thể, những truy hoan lạc bước, và nhìn lại “bên ni phố vắng” thì chỉ thấy một nỗi ngậm ngùi ngân dài…

Em có nghe hồ như bước ai gõ nhịp bước ai giang hồ?
Hẹn ai bên ni dài in ngõ cũ
Em có nghe bên ni lạnh như bên nớ?
Phút giây chia lìa, trong lòng vẫn phải đèo mong…

Hai tâm linh giam kín lại
Bấm đốt ngón tay chờ đợi
Chờ ngày con thơ, thơ cũng ra đời

Em ơi ngoài kia liếp ngõ
Sương rơi ngoài song khép hở
Bên trong kín gió ấm ơi là tình.

Đoạn cuối của bài hát được nhạc sĩ Phạm Duy “rút gọn” câu chữ cho hợp với nhạc nên ý nghĩa không được thông suốt, thành như là bức tranh trừu tượng, ẩn hiện một cách mơ hồ.

Xin chép lại đoạn cuối của nguyên tác từ bài thơ:

Em có nghe mơ hồ
Bước ai thao thức
Gõ nhịp hẹn hò
In dài ngõ cụt

Bóng ai giang hồ
Bên nớ bên ni đêm lạnh cả
Lạnh đêm mà chẳng lạnh vuông phòng

Em ơi bên trong
Dù chia ly đôi phút
Đồng mang nhớ đèo mong

Hai tâm hồn giam kín
Bốn mắt xanh bịn rịn
Anh ngồi làm thơ
Anh ngồi bấm đốt con thơ ra đời

Bên ngoài liếp ngõ sương rơi
Bên trong kín gió ấm ơi là tình…

Ở đoạn này, vẫn là tương phản với những ly tan của “bên nớ”, ở bên ni có những người nghèo khó, thiếu thốn, mà về tình cảm với nhau thì luôn luôn tràn đầy. Đêm khuya gió lạnh từng cơn, dù là bên ni hay bên nớ cũng đều lạnh cả, nhưng ở bên ni thì “Lạnh đêm mà chẳng lạnh vuông phòng”, và dù “bên ngoài liếp ngỏ sương rơi” thì bên trong vẫn “kín gió ấm ơi là tình”…

Hình tượng “bấm đốt ngón tay” được nhà thơ Cung Trầm Tưởng giải thích như sau:

“Thời đó tôi cũng có quen một cô thiếu nữ ở Huế và tôi mê lắm, cùng học trung học. Tôi có vợ chồng một anh bạn, cùng học một trường, anh có một đứa con sắp ra đời, và tôi là cha đỡ đầu cho đứa bé đó. Từ cảm hứng đó tôi mới làm bài này, trong có câu “bấm đốt ngón tay chờ đợi/chờ ngày con thơ, thơ ra đời”.

Có lẽ cũng vì quen với cô thiếu nữ Huế, nên dù là một người gốc Bắc, thi sĩ dùng những chữ rất Huế trong bài thơ này, như là “bên ni, bên nớ, bên tê”.

Ca khúc Bên Ni Bên Nớ đã được ca sĩ Julie Quang hát trước năm 1975, nhưng bài hát này chỉ thành công nhất là với tiếng hát Khánh Ly sau năm 1975. Cô thể hiện bài hát này thành công đến nỗi có lẽ vì vậy mà sau đó không có ca sĩ nào hát lại Bên Ni Bên Nớ nữa. Bài hát có giai điệu mông lung, hoang hoải và đậm không khí liêu trai, hoàn toàn thích hợp với giọng hát liêu trai – Khánh Ly.

Bài: Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

Tags: cung trầm tưởngphạm duy
ShareTweetPin

Xem bài khác

Thơ Cung Trầm Tưởng và dòng nhạc phổ thơ của nhạc sĩ Phạm Duy qua bài viết năm 1959
Bàn Tròn Âm Nhạc

Thơ Cung Trầm Tưởng và dòng nhạc phổ thơ của nhạc sĩ Phạm Duy qua bài viết năm 1959

Thi sĩ Cung Trầm Tưởng là một trong những tên tuổi lớn của thi đàn miền Nam từ thập niên...

by admin
October 11, 2022
Ca khúc Chú Cuội (nhạc sĩ Phạm Duy) – Chuyện tình nàng tiên nga trong một đêm trăng rằm
Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca khúc Chú Cuội (nhạc sĩ Phạm Duy) – Chuyện tình nàng tiên nga trong một đêm trăng rằm

Vào thuở đầu tân nhạc, Trung Thu và trăng rằm là một trong những chủ đề được các nhạc sĩ...

by admin
September 8, 2022
Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy – Phần 3: Những ca khúc thập niên 1940-50
Bàn Tròn Âm Nhạc

Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy – Phần 3: Những ca khúc thập niên 1940-50

Tiếp nối 2 phần trước, ghi lại những câu chuyện về bài nhạc phổ thơ của nhạc sĩ Phạm Duy,...

by admin
October 5, 2021
Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy – Phần 2: Thơ Phạm Thiên Thư
Bàn Tròn Âm Nhạc

Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy – Phần 2: Thơ Phạm Thiên Thư

Với thơ của Phạm Thiên Thư, nhạc sĩ Phạm Duy có 4 ca khúc nổi tiếng và được yêu thích...

by admin
October 5, 2021
Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy (Phần 1)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy (Phần 1)

Nhạc sĩ Phạm Duy cũng là một trong những nhạc sĩ phổ thơ nhiều nhất, nổi tiếng nhất, điển hình...

by admin
October 5, 2021
Nghe lại 15 ca khúc nhạc Phạm Duy hay nhất qua giọng hát Tuấn Ngọc
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nghe lại 15 ca khúc nhạc Phạm Duy hay nhất qua giọng hát Tuấn Ngọc

Năm 1994, ca sĩ Tuấn Ngọc trở thành con rể của nhạc si Phạm Duy sau khi cưới ca sĩ...

by admin
October 4, 2021
Next Post
Ca khúc “Em Lễ Chùa Này” (Phạm Thiên Thư – Phạm Duy) – Từ thơ đến nhạc và trở thành bất tử

Ca khúc "Em Lễ Chùa Này" (Phạm Thiên Thư - Phạm Duy) - Từ thơ đến nhạc và trở thành bất tử

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Phương Hồng Quế – “Ti vi chi bảo” của làng nhạc Sài Gòn trước 1975

Nữ thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh và nhạc Phạm Duy

Câu chuyện về 2 ca khúc “Thói Đời” (Trúc Phương) và “Trong Tầm Mắt Đời” (Tú Nhi) – Trong thói đời cười ra nước mắt…

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Tài năng âm nhạc thiên bẩm của nhóm “Tứ Trụ Nhạc Vàng”: Duy Khánh, Hùng Cường, Nhật Trường, Chế Linh

Câu chuyện về bài hát ‘Không’ của Nguyễn Ánh 9 và diva người Đài Loan – Đặng Lệ Quân

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Linh Hồn Tượng Đá” (Mai Bích Dung) – Chuyện tình thoáng vội như mây bay

Lam Phương & Những chuyện tình trong các bài hát nổi tiếng

Chuyện tình buồn của “Hoa trắng thôi cài lên áo tím”

“Như Chiếc Que Diêm” – Bài hát buồn nhất của nhạc sĩ Từ Công Phụng

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Tà Áo Xanh” và huyền thoại về một mối tình của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn

Thúy Đã đi rồi…

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.