ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Cảm xúc âm nhạc

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Tuổi Biết Buồn” (Phạm Duy – Ngọc Chánh) – Buồn đã biết rồi từ thuở biết thương yêu…

2021/03/02
in Cảm xúc âm nhạc, Xuất xứ bài hát
Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Tuổi Biết Buồn” (Phạm Duy – Ngọc Chánh) – Buồn đã biết rồi từ thuở biết thương yêu…

Tháng 10 năm 1973, ca sĩ Thanh Lan có chuyến lưu diễn đáng nhớ đến Nhật Bản cùng với nhạc sĩ Ngọc Chánh và nhạc sĩ Phạm Duy. Trong khán phòng rộng lớn của Budokan Hall tại thủ đô Tokyu, một sân khấu tròn rất lớn được đặt ở chính giữa với khoảng 100 nhạc công liên tục trình diễn. Đó là sân khấu của Đại hội âm nhạc quốc tế Yamaha. Ca sĩ Thanh Lan đứng chính giữa sân khấu thể hiện ca khúc “Tuổi Biết Buồn” của hai vị nhạc sĩ, giữa vòng vây của khoảng 10 ngàn khán giả Nhật Bản và quốc tế để theo dõi buổi trình diễn của các nghệ sĩ đến từ nhiều nước Âu, Á khác nhau. Tiếng hát Thanh Lan cùng với ca khúc này đã vào đến vòng chung kết của đại hội.

Theo lời kể của nhạc sĩ Ngọc Chánh, đại hội âm nhạc quốc tế Yamaha là cuộc thi âm nhạc thế giới thường niên do hãng Yamaha tổ chức. Năm 1973, ban tổ chức mời đoàn Việt Nam và nhạc sĩ Phạm Duy tham dự. Nhận được lời mời, nhạc sĩ Phạm Duy tìm gặp Ngọc Chánh, ngỏ ý muốn viết chung một ca khúc để gửi dự thi. Trước đó, hai ông từng viết chung hai ca khúc là Bao Giờ Biết Tương Tư (1970) và Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang (1971), đều rất thành công.

Ca khúc Tuổi Biết Buồn ra đời với phần nhạc do Ngọc Chánh viết và phần lời do nhạc sĩ Phạm Duy đặt. Sau khi hoàn thành ca khúc, Ngọc Chánh chọn ca sĩ Thanh Lan để trình diễn vì “cô có dáng dấp của một sinh viên, lại đang là một sinh viên Văn Khoa của ban sinh ngữ”, rất phù hợp với nội dung bài hát.

Thanh Lan và nhạc sĩ Phạm Duy

Đối với cả hai nhạc sĩ gạo cội Phạm Duy và Ngọc Chánh, “Tuổi Biết Buồn” không phải là nhạc phẩm đỉnh cao, quan trọng nhất trong sự nghiệp của cả hai ông. Nhưng đối với ca sĩ Thanh Lan, việc thể hiện thành công ca khúc lại là một dấu mốc quan trọng, mở ra những mối cơ duyên với nước Nhật và cho sự nghiệp của cô sau này. Sau đêm diễn, Thanh Lan được hãng đĩa Victor mời ở lại Tokyu thêm 1 tuần để hợp tác thâu âm hai ca khúc tiếng Nhật là Aino hino Kesanaide và Yume Miru (lời Nhật ca khúc Tuổi Mộng Mơ của nhạc sĩ Phạm Duy).

Hơn một năm sau, Thanh Lan lại tiếp tục được mời tham gia bộ phim điện ảnh Number Ten Blues (sau đổi tên thành Goodbye Saigon) do hãng phim Amino và đạo diễn người Nhật thực hiện. Trong đó, Thanh Lan đảm nhiệm vai nữ chính đóng chung với hai diễn viên người Nhật.

Xem bài khác

Hoàn cảnh sáng tác 2 ca khúc Đường Tình Đôi Ngả và Tình Nào Trong Mắt Em (nhạc sĩ Ngân Giang)

Ca khúc Kiếp Dã Tràng của nhạc sĩ Từ Công Phụng – Khi chuyện tình giống như loài dã tràng xe cát

Thanh Lan trong phim Goodbye Saigon

Gần 50 năm đã trôi qua, kể từ khi ra đời, nhắc đến “Tuổi Biết Buồn”, người ta vẫn luôn nhớ tới giọng hát trong trẻo và cũng chan chứa nỗi niềm của Thanh Lan…


Click để nghe Thanh Lan hát Tuổi Biết Buồn trước 1975

Cùng trong năm 1973, khi đạo diễn Lê Dân làm cuốn phim Trường Tôi (nhạc sĩ Quốc Dũng đóng vai nam chính), ông có mời Thanh Lan tham gia diễn xuất trong một phân đoạn, đóng vai chính mình là ca sĩ Thanh Lan và hát ca khúc Tuổi Biết Buồn cho học sinh toàn trường nghe, mời các bạn xem lại phân cảnh đó sau đây:


Click để xem

Bài hát nói về nỗi nhớ tiếc một thuở ấu thơ nhiều kỷ niệm, đầy màu sắc của một cô gái đến “tuổi biết buồn”:

Buồn đã tới rồi, một buổi sáng mưa rơi
Mưa đã cuốn mây về dĩ vãng xa vời
Ôi những bước chân chim có nhớ vườn hồng,
Nhớ khung cửa song, và còn nhớ tới em không?

Cô gái vừa bước qua tuổi biết buồn, cái tuổi bắt đầu có những bâng khuâng mơ mộng, và một buổi sáng mưa rơi cũng trở thành cái cớ cho những nỗi buồn vu vơ tìm đến, đưa nàng về lại dĩ vãng, lần theo những bước chân chim thăm lại “vườn hồng”. Cũng như bao nhiêu người đã từng đi qua tuổi thần tiên, nàng cũng có những ngày tháng êm đềm yêu dấu, ở cái tuổi mà mọi thứ xung quanh dường như đều là màu hồng, tuổi của những đùa vui và vô lo, vô nghĩ.

Buồn đã tới rồi, một chiều tím trên sông
Làm cho úa vàng từng mộng ước tươi hồng
Ôi những chú nai tơ, công chúa rừng già,
Nơi hoang đường xa, cửa đã khép ngăn em về…

Nhớ bé xưa cùng chơi, đuổi nhau dưới bóng hàng cây
Nấu nướng hay nhảy dây, vòng chơi cuốn theo tuổi say
Nụ hoa dắt trên đầu, tặng nhau đứng bên cầu,
Đâu ngờ dòng đời đang cuốn mau…

Buồn đã biết rồi thì chờ đến cơn vui
Bàn chân ấu thời dần mạnh bước chân đời
Mang dĩ vãng trong tay trên quãng đường dài
Lưu vật còn đây, rồi còn tiếc thơ ngây hoài…

Nhớ bé xưa cùng chơi, đuổi nhau dưới bóng hàng cây
Nấu nướng hay nhảy dây, vòng chơi cuốn theo tuổi say
Nụ hôn lúc ban đầu, hẹn nhau lúc đứng bên cầu,
Đâu ngờ dòng đời đang cuốn mau

Khi mộng ước đang tươi hồng thì một ngày kia nàng nhận ra rằng mình vừa bước qua đến cái tuổi biết buồn, nên sẽ không bao giờ có thể quay ngược gót chân để về lại dĩ vãng êm đềm đó được một lần nào nữa. Bởi vì “cửa đã khép ngăn em về”, và tuổi thần tiên đẹp như cổ tích có những chú nai tơ, công chúa rừng già đó đã vĩnh viễn đứng ở bên kia ranh giới, vào lúc nàng bước chân qua cánh cửa một chiều để đến vùng trời khác, nơi có những cuộc tình len lén vào cửa mở lớn tim nàng, nơi có bao nhiêu nỗi băn khoăn vì đến tuổi phải yêu người:

Buồn đã tới rồi, một buổi tối không trăng
Tình len lén vào cửa mở lớn tim nàng
Ôi những phút say sưa, những phút dịu dàng,
Yêu người mà sao lòng còn mãi mãi băn khoăn…

Buồn đã tới rồi, cả một trắng đêm khơi
Tình đã hoen màu vàng cả tóc mây ngời
Ôi những mối dây tơ đã rối mù rồi
Oan tình đầy vơi mở rộng lưới giam bao người…

Nhớ lúc vai kề vai, dìu nhau đi giữa hàng dương
Thấy bóng soi hồ trong, ngừng chân dưới gốc đồi thông
Nụ hôn lúc ban đầu thần tiên dẫn ta vào,
Ai ngờ cuộc tình tan vỡ mau…

Ở tuổi biết yêu người, cô gái bắt đầu thấy được sự phức tạp của cuộc đời, những rối mù của mối dây tơ và vòng lưới tình ái đã giam bao người…


Click để nghe video Tuổi Biết Buồn

Buồn đã biết rồi từ thuở biết thương yêu
Tình sẽ lớn dần và buồn sẽ thêm nhiều
Mang những vết thương đi trong cõi đời dài
Ôi tuổi buồn ơi! Tuổi còn mãi theo ta hoài…

Tuổi biết buồn là tuổi bắt đầu biết yêu thương, và nỗi buồn sẽ càng nhiều thêm cũng như tình kia dần được nuôi lớn. Càng yêu thương thì càng phải mang thêm nhiều âu lo, mang thêm nhiều vết thương lòng. Tuổi thần tiên thì chỉ hữu hạn, còn tuổi biết buồn và tuổi buồn sẽ đi theo nàng hoài trong một cõi đời dài…

Bài: Niệm Quân
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

Tags: ngọc chánhphạm duy
ShareTweetPin

Xem bài khác

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Ngọc Chánh (Ban Shotguns) – Tác giả của Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Tuổi Biết Buồn…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Nhạc sĩ Ngọc Chánh, tên tuổi gắn liền với ban Shotguns trước 1975, đã vừa qua đời tại Nam California...

by admin
January 8, 2023
Thơ Cung Trầm Tưởng và dòng nhạc phổ thơ của nhạc sĩ Phạm Duy qua bài viết năm 1959
Bàn Tròn Âm Nhạc

Thơ Cung Trầm Tưởng và dòng nhạc phổ thơ của nhạc sĩ Phạm Duy qua bài viết năm 1959

Thi sĩ Cung Trầm Tưởng là một trong những tên tuổi lớn của thi đàn miền Nam từ thập niên...

by admin
October 11, 2022
Ca khúc Chú Cuội (nhạc sĩ Phạm Duy) – Chuyện tình nàng tiên nga trong một đêm trăng rằm
Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca khúc Chú Cuội (nhạc sĩ Phạm Duy) – Chuyện tình nàng tiên nga trong một đêm trăng rằm

Vào thuở đầu tân nhạc, Trung Thu và trăng rằm là một trong những chủ đề được các nhạc sĩ...

by admin
September 8, 2022
Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy – Phần 3: Những ca khúc thập niên 1940-50
Bàn Tròn Âm Nhạc

Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy – Phần 3: Những ca khúc thập niên 1940-50

Tiếp nối 2 phần trước, ghi lại những câu chuyện về bài nhạc phổ thơ của nhạc sĩ Phạm Duy,...

by admin
October 5, 2021
Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy – Phần 2: Thơ Phạm Thiên Thư
Bàn Tròn Âm Nhạc

Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy – Phần 2: Thơ Phạm Thiên Thư

Với thơ của Phạm Thiên Thư, nhạc sĩ Phạm Duy có 4 ca khúc nổi tiếng và được yêu thích...

by admin
October 5, 2021
Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy (Phần 1)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy (Phần 1)

Nhạc sĩ Phạm Duy cũng là một trong những nhạc sĩ phổ thơ nhiều nhất, nổi tiếng nhất, điển hình...

by admin
October 5, 2021
Next Post
“Nàng Áo Tím” của nhạc sĩ Anh Bằng – Ca khúc bị lãng quên suốt nửa thế kỷ

"Nàng Áo Tím" của nhạc sĩ Anh Bằng - Ca khúc bị lãng quên suốt nửa thế kỷ

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Ca sĩ Tâm Đoan và cuộc sống hạnh phúc hiện tại sau hơn 20 năm ca hát

Cuộc đời và sự nghiệp của danh ca Duy Trác – “Tiếng hát đại hồ cầm”

“Quái kiệt” Trần Văn Trạch – Người đầu tiên tổ chức “Đại Nhạc Hội” và những bước đi tiên phong của tân nhạc Việt Nam

“Cát Bụi Tình Xa” – Bài hát liên khúc đầu tiên của nhạc Việt được ra đời như thế nào?

Nhạc sĩ Phạm Duy và ca khúc “Tóc Mai Sợi Vắn Sợi Dài” – Lấy nhau chẳng đặng thương hoài ngàn năm…

Nguyễn Ngọc Ngạn kể về kỷ niệm với nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Câu chuyện đằng sau bài nhạc phổ thơ “Trên Ngọn Tình Sầu” (Từ Công Phụng – Du Tử Lê)

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và ca khúc viết cho Khánh Ly: “Rơi Lệ Ru Người” – Thí dụ bây giờ tôi phải đi…

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Nỗi Buồn Hoa Phượng” (Thanh Sơn) – “Mỗi lần hè thêm kỷ niệm, người xưa biết đâu mà tìm…”

Nhân vật “Mai, anh đã xa em thật rồi…” trong ca khúc “Mai” của nhạc sĩ Quốc Dũng

Chuyện tình trong ca khúc “Tôi Ơi Đừng Tuyệt Vọng” (nhạc sĩ Trịnh Công Sơn) – Nỗi lòng của kẻ tuyệt vọng

Nhạc sĩ Ngọc Sơn và câu chuyện tình sâu đậm trong ca khúc “100 Phần Trăm” và “Nét Son Buồn”

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.