ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Xuất xứ bài hát

Hoàn cảnh sáng tác “Quê Nghèo” của nhạc sĩ Phạm Duy – Thương quê nghèo Bình Trị Thiên

2020/10/18
in Xuất xứ bài hát
Hoàn cảnh sáng tác “Quê Nghèo” của nhạc sĩ Phạm Duy – Thương quê nghèo Bình Trị Thiên

Năm 1948, sau khi đã đính hôn với ca sĩ Thái Hằng, nhạc sĩ Phạm Duy – lúc đó vẫn đang ở trong hàng ngũ Việt Minh – đã xung phong tham gia vào một hành trình rất gian nan, đó là dấn bước hiểm nguy để từ Thanh Hóa về vùng Bình Trị Thiên trong 6 tháng, vừa để biểu diễn văn nghệ, vừa là đi thực tế để sáng tác những ca khúc phục vụ quần chúng. Những ca khúc nổi tiếng đã ra đời sau chuyến đi này của nhạc sĩ Phạm Duy gồm có Bao Giờ Lấy Được Đồn Tây (Sau đó đổi tên thành Quê Nghèo – viết cho Quảng Bình), Bà Mẹ Gio Linh (viết cho Quảng Trị) và Về Miền Trung (viết cho Huế).

Vùng Bình Trị Thiên năm xưa chìm trong khói lửa, khổ đau tang tóc triền miên, nhưng không chỉ vậy, đó là dải đất dường như chịu số phận là phải mang gánh nặng nhất của đất nước hình chữ S, với mưa dầm nắng gắt và bao mùa bão lũ. Nhạc sĩ Phạm Duy đã viết về vùng đất này trong bài hát có tựa đề chỉ 2 chữ, nhưng đã bao hàm hết ý nghĩa: Quê Nghèo.

“Làng tôi không xa kinh kỳ sáng chói,
có những cánh đồng cát dài
Có lũy tre già tả tơi

Ruộng khô có những ông già rách vai
Cuốc đất bên đàn trẻ gầy
Có người bừa thay trâu cầy”

Kinh kỳ là vùng đất Huế xưa, sát bên đó là một vùng quê nghèo đất cày lên sỏi đá, nước mặn đồng chua. Vào những mùa bão lũ, kể cả kinh đô hay thôn xóm nghèo thì cũng đều chung một số phận, dù là cánh đồng hay bãi cát, lũy tre hay ruộng khô cũng đều bị ngập sâu dưới mênh mang nước đục.

Xem bài khác

Hoàn cảnh sáng tác 2 ca khúc Đường Tình Đôi Ngả và Tình Nào Trong Mắt Em (nhạc sĩ Ngân Giang)

Ca khúc Kiếp Dã Tràng của nhạc sĩ Từ Công Phụng – Khi chuyện tình giống như loài dã tràng xe cát

Ban đầu, bài hát Quê Nghèo được mang tên Bao Giờ Lấy Được Đồn Tây với lời nhạc cũng rất khác:

Chiều qua, tôi đi qua vùng chiếm đóng
Không bóng trâu cầy bên đồng
Vắng tiếng heo gà trên sân…

Khi bài hát này được ra mắt, nhạc sĩ Phạm Duy bị lãnh đạo văn nghệ “phê bình” vì bài hát về cuộc sống khó khăn của người dân quê này bị đánh giá là có nội dung tiêu cực. Nhạc sĩ Phạm Duy đã thực sự đến tận nơi, sống cùng và nghe trực tiếp những câu chuyện thương tâm của người dân vùng quê miền Trung, nên bài hát là bức tranh sống động đặc tả được chính xác cuộc sống ở quê nghèo:

Bình minh khi sương rơi mờ trên rẫy
Thấp thoáng bóng người bên ngòi
Tát nước với giọt mồ hôi

Chiều rơi thoi thóp trên vài luống khoai
Hiu hắt tiếng bà mẹ cười
Vui vì nồi cơm ngô đầy…

Phần nội dung của lời được viết lại này đã không còn xoay quanh cuộc chιến nữa, mà đã mô tả hình ảnh chân thực về con người và cuộc sống khó khăn nơi đây mà nhạc sĩ được chứng kiến tận mắt trong những ngày được sống chung với dân quê. Đó là những ông già rách vai, đàn trẻ gầy gò, những cô gái quê ngày đêm vất vả, bên những mái tranh điêu tàn xơ xác…

Bao giờ cho lúa được mùa luôn, lúa ơi
Để cho cô con gái không buồn vì gió Đông
Bao giờ cho lúa về đầy sân, hỡi em
Để cho anh trai tráng được gần người gái quê.

Làng tôi luôn luôn vươn vài đám khói
Những mái tranh buồn nhớ người
Xơ xác điêu tàn vì ai

Nửa đêm thanh vắng không một bóng trai
Có tiếng o nghèo thở dài
Vỗ về trẻ thơ bùi ngùi…


Click để nghe Thái Thanh hát Quê Nghèo năm 1952, khi bà mới 18 tuổi

Nhạc sĩ Phạm Duy nói rằng những vùng quê miền Trung ông đi qua hoàn toàn thiếu bóng trai trẻ, vì hầu hết đã không còn sau những trận càn của giặc, số còn lại thì cũng đã lên đường vào quân ngũ. Vì vậy những cảnh tượng mà Phạm Duy chứng kiến là “nửa đêm thanh vắng không một bóng trai” và điệu ru con buồn của những bà mẹ trẻ, vỗ về giấc ngủ trẻ thơ bùi ngùi…

Nhạc sĩ Phạm Duy có sức sáng tác mạnh mẽ hiếm thấy, và trong sự nghiệp âm nhạc đồ sộ của mình ông đã để lại rất nhiều bài hát bất hủ, trong đó các bài nhạc về vùng quê nghèo như là Bà Mẹ Quê, Vợ Chồng Quê, Em Bé Quê, Quê Nghèo, Nương Chiều, Tình Hoài Hương… Những bài hát đã trở thành gia tài quý giá cho nhiều thế hệ yêu nhạc được nghe và cảm nhận, để thêm yêu những vùng quê, người dân hiền lành chân chất mà bao nhiêu năm qua rồi vẫn chưa thể thoát ra những phận đời đau xót.

Mời các bạn nghe lại ca khúc Quê Nghèo qua giọng hát Thái Thanh:


Click để nghe

Bài: Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

Tags: phạm duy
ShareTweetPin

Xem bài khác

Thơ Cung Trầm Tưởng và dòng nhạc phổ thơ của nhạc sĩ Phạm Duy qua bài viết năm 1959
Bàn Tròn Âm Nhạc

Thơ Cung Trầm Tưởng và dòng nhạc phổ thơ của nhạc sĩ Phạm Duy qua bài viết năm 1959

Thi sĩ Cung Trầm Tưởng là một trong những tên tuổi lớn của thi đàn miền Nam từ thập niên...

by admin
October 11, 2022
Ca khúc Chú Cuội (nhạc sĩ Phạm Duy) – Chuyện tình nàng tiên nga trong một đêm trăng rằm
Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca khúc Chú Cuội (nhạc sĩ Phạm Duy) – Chuyện tình nàng tiên nga trong một đêm trăng rằm

Vào thuở đầu tân nhạc, Trung Thu và trăng rằm là một trong những chủ đề được các nhạc sĩ...

by admin
September 8, 2022
Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy – Phần 3: Những ca khúc thập niên 1940-50
Bàn Tròn Âm Nhạc

Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy – Phần 3: Những ca khúc thập niên 1940-50

Tiếp nối 2 phần trước, ghi lại những câu chuyện về bài nhạc phổ thơ của nhạc sĩ Phạm Duy,...

by admin
October 5, 2021
Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy – Phần 2: Thơ Phạm Thiên Thư
Bàn Tròn Âm Nhạc

Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy – Phần 2: Thơ Phạm Thiên Thư

Với thơ của Phạm Thiên Thư, nhạc sĩ Phạm Duy có 4 ca khúc nổi tiếng và được yêu thích...

by admin
October 5, 2021
Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy (Phần 1)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy (Phần 1)

Nhạc sĩ Phạm Duy cũng là một trong những nhạc sĩ phổ thơ nhiều nhất, nổi tiếng nhất, điển hình...

by admin
October 5, 2021
Nghe lại 15 ca khúc nhạc Phạm Duy hay nhất qua giọng hát Tuấn Ngọc
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nghe lại 15 ca khúc nhạc Phạm Duy hay nhất qua giọng hát Tuấn Ngọc

Năm 1994, ca sĩ Tuấn Ngọc trở thành con rể của nhạc si Phạm Duy sau khi cưới ca sĩ...

by admin
October 4, 2021
Next Post
20 tấm ảnh màu đẹp và sắc nét nhất của đường phố Saigon trước 1975 (phần 2)

20 tấm ảnh màu đẹp và sắc nét nhất của đường phố Saigon trước 1975 (phần 2)

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Nghe lại những bài hát nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Lê Dinh thu âm trước 1975

Nghe lại băng “Sơn Ca 9 – Những tình khúc tiền chiến” của danh ca Lệ Thu – Một thời vàng son của băng cối ở Sài Gòn

Ca sĩ Kim Ngân – “Hồng nhan một thời, lầm lỡ một đời”

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Nghệ sĩ Kim Hương – Người đầu tiên đóng vai Dương Vân Nga thay thế cho Thanh Nga

Diva là gì? Những ca sĩ nào ở Việt Nam xứng đáng với danh hiệu “Diva”?

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác bài “Thu Ca” (nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương) – Tuyệt phẩm tango kinh điển của nhạc Việt

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa nội dung ca khúc “Tóc Em Chưa Úa Nắng Hè” (nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương) – Rồi nắng hạ tàn phai…

Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên kể về hoàn cảnh sáng tác những bài tình ca bất tử

Gửi gió cho mây ngàn bay…

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc Tiếng Xưa (Dương Thiệu Tước) – “Phai tàn một thời liệt oanh…”

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Hai Chuyến Tàu Đêm” (Trúc Phương) – “Môi em đang xuân nhưng mắt buồn ngấn lệ trần…”

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.