ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Xuất xứ bài hát

Hoàn cảnh sáng tác “Quê Em Mùa Nước Lũ” (nhạc sĩ Tiến Luân) – Quê hương mùa bão lũ

2020/10/16
in Xuất xứ bài hát
Hoàn cảnh sáng tác “Quê Em Mùa Nước Lũ” (nhạc sĩ Tiến Luân) – Quê hương mùa bão lũ

Bài hát Quê Em Mùa Nước Lũ được nhạc sĩ Tiến Luân sáng tác năm 2000, trước sự kiện cơn lũ lịch sử ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Suốt 75 năm trước đó, chưa có mùa lũ lụt nào lớn, phủ diện rộng, ngập sâu và kéo dài ngày như trận lũ năm 2000 ở miền Tây. Nó đã gây ảnh hưởng rộng lớn và rất nặng nề về người, tài sản và môi trường.

Nhạc sĩ Tiến Luân cho biết ông sáng tác Quê Em Mùa Nước Lũ với sự gợi ý của Hương Lan khi cả nước đang chứng kiến mùa lũ lịch sử năm 2000, cũng chính Hương Lan là người đầu tiên hát bài này, và vẫn còn được yêu thích cho đến nay, thường được phát lên trong những đợt kêu gọi nhân dân cứu trợ lũ lụt ở miền Tây cũng như miền Trung trong suốt 20 năm qua.


Click để nghe Hương Lan hát

Nhạc sĩ chia sẻ về hoàn cảnh sáng tác bài hát: “Qua truyền hình, tôi bàng hoàng xúc động khi ống kính quay cận cảnh một bà mẹ ngồi thu lu trong góc tối ôm đứa con ướt sũng, gương mặt mẹ thất thần dường như bà đã khóc con đến không còn nước mắt. Cảnh tan hoang điêu tàn, nước ngập mênh mông, đàn gà chạy táo tác…”

Nếu nghe lại bài hát này và so với hoàn cảnh lũ lụt hiện nay ở vùng Quảng Nam Đà Nẵng – Huế – Quảng Trị – Quảng Bình (gọi chung là miền Trung), thì có lẽ sẽ thấy rất tương đồng:

Không còn con sông nước dâng tràn lên bãi bồi.
Anh về quê em khắp nơi như là biển khơi.
Chập chờn mái tranh ngôi lên giữa ngọn triều dâng,
những đàn gà con chơi vơi đứng nhìn trời xanh.

Xem bài khác

Hoàn cảnh sáng tác bài “Mong Chờ” và chuyện tình trên sông Hương của nhạc sĩ Xuân Tiên: “Đàn ai buông tơ bên trăng sáng…”

Hoàn cảnh sáng tác 2 ca khúc Đường Tình Đôi Ngả và Tình Nào Trong Mắt Em (nhạc sĩ Ngân Giang)

Bao ngày trôi qua lũ cao lại dâng nữa rồi,
không còn nhận ra tiếng ai đi tìm người trôi.
Mẹ ngồi dưới mưa tay ôm ấp trẻ lạnh căm,
xóm làng chìm trong bao la những nỗi đau này.

Ôi nước lũ dâng cao, nước lũ dâng cao,
dâng theo bao nỗi sầu đau.

Ôi nước tràn bờ đê, nước tràn bờ đê,
tang thương khắp một miền quê.

Bên bờ đê cao mái tranh tạm che kiếp người.
Ơi đồng bằng ơi biết bao thân phận nổi trôi.
Còn một trái tim ai ơi nhớ lại miền Tây,
Nhiễu điều mà thương dân ta lắm nỗi đoạn trường.

Nếu thay thế một chữ trong bài hát, xin đổi chữ “miền Tây” thành “miền Trung” để xót thương cho biết bao hoàn cảnh của người dân vùng Trung bộ hiện nay, khi mùa dịch chưa qua mà mùa lũ đến liên miên chồng chất nhau. Vùng đất Bình Trị Thiên nằm chính giữa dải đất hình chữ S, là nơi khô cằn sỏi đá. Trải qua bao thế kỷ qua, những người dân quê ở đây đa số là nông dân, vẫn lam lũ bám vào hoa màu để mưu sinh. Mỗi năm người quê dành dụm không được bao nhiêu tiền, tài sản cùng lắm cũng chỉ là ngôi nhà, thửa ruộng, nhưng mỗi mùa lũ đến thì hầu như tất cả đều bị cuốn trôi, hoa màu bị hủy hoại, và tính mạng của người dân quê hiền lành cũng trở nên quá mong manh trước sự cuồng nộ của thiên nhiên. Trước hoàn cảnh này, xin nhắc lại câu hát của nhạc sĩ Tiến Luân: Nhiễu điều mà thương dân ta lắm nỗi đoạn trường…

Thời gian sau này, Phương Mỹ Chi hát lại bài hát và cũng rất được yêu thích:


Click để nghe Phương Mỹ Chi hát

Đông Kha – nhacxua.vn

ShareTweetPin

Xem bài khác

Phương Tâm – “Nữ ca sĩ rock’n’roll” Việt Nam đầu tiên và hành trình tìm lại những bản thu âm 60 năm trước
Bàn Tròn Âm Nhạc

Phương Tâm – “Nữ ca sĩ rock’n’roll” Việt Nam đầu tiên và hành trình tìm lại những bản thu âm 60 năm trước

Nữ ca sĩ Phương Tâm sinh năm 1945, được xem là một trong những sĩ hát nhạc rock, kích động...

by admin
June 6, 2023
Bàn về thành kiến “Xướng Ca Vô Loại” – Phiếm luận của nhà văn Sơn Nam năm 1966
Bàn Tròn Âm Nhạc

Bàn về thành kiến “Xướng Ca Vô Loại” – Phiếm luận của nhà văn Sơn Nam năm 1966

Trong hàng trăm năm, giới nghệ sĩ sân khấu luôn gánh chịu thành kiến "xướng ca vô loại". Cho dù...

by admin
June 6, 2023
Hoàn cảnh sáng tác bài “Mong Chờ” và chuyện tình trên sông Hương của nhạc sĩ Xuân Tiên: “Đàn ai buông tơ bên trăng sáng…”
Xuất xứ bài hát

Hoàn cảnh sáng tác bài “Mong Chờ” và chuyện tình trên sông Hương của nhạc sĩ Xuân Tiên: “Đàn ai buông tơ bên trăng sáng…”

Khi nhắc đến những ca khúc nhạc vàng viết về xứ Huế nổi tiếng nhất, người ta thường nghĩ đến...

by admin
June 2, 2023
Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương
Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Càng nhìn em yêu em hơn và yêu em mãi Dù phút êm đềm xa xưa nay đã đi vào...

by admin
March 9, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Ngọc Chánh (Ban Shotguns) – Tác giả của Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Tuổi Biết Buồn…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Nhạc sĩ Ngọc Chánh, tên tuổi gắn liền với ban Shotguns trước 1975, đã vừa qua đời tại Nam California...

by admin
January 8, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)

Nhạc sĩ Lam Phương là một trong những tên tuổi nổi bật nhất của làng nhạc Sài Gòn trước năm...

by admin
December 22, 2022

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.