Hoàn cảnh sáng tác “Học Sinh Hành Khúc” của nhạc sĩ Lê Thương: Học sinh là người tổ quốc mong cho mai sau…

Hầu hết thế hệ học sinh thời thập niên 1960 đến năm 1975, có lẽ là không ai mà không biết đến ca khúc Học Sinh Hành Khúc của nhạc sĩ Lê Thương với những lời nhạc quen thuộc:

Nếu bạn là người yêu thích nhạc xưa, hãy theo dõi kênh YouTube này để nghe đọc các bài cảm nhận về âm nhạc (phân tích ý nghĩa, hoàn cảnh sáng tác, tiểu sử ca nhạc sĩ): LINK YOUTUBE  < Click

Học sinh là người tổ quốc mong cho mai sau
Học sinh xây đời niên thiếu trên bao công lao…


Click để nghe bài hát

Đó là giai điệu và lời hát mà tất cả các lớp khối tiểu học năm xưa đều cất cao tiếng hát vào mỗi buổi sáng chào cờ đầu tuần.

Ngoài ra, ca khúc này còn được chọn làm nhạc hiệu của chương trình Phát Thanh Học Đường trên đài phát thanh Sài Gòn trước 1975.

Cho đến nay, những ca từ này vẫn còn giữ nguyên giá trị, thể hiện lòng tự hào dân tộc và nói lên trách nhiệm của người học sinh với quê hương đất nước:

Học sinh là mầm sống của ngày mai
Nung đúc tâm hồn để nối chí lớn
Theo các thanh niên sống vì giống nòi
Liều thân vì nước vì dân mà thôi.

Học sinh là người mới của Việt Nam
Đã thoát ra một thời xưa tối ám
Đem sức thanh tân chống mọi suy tàn
Học sinh làm sáng đời dân Việt Nam.

Tác giả của ca khúc này là nhạc sĩ Lê Thương, một trong những nhạc sĩ đầu đàn của tân nhạc Việt Nam với sức sáng tác rất đa dạng. Bên cạnh những bài trường ca, truyện ca, tình ca…, ông còn sáng tác nhiều ca khúc thiếu nhi như Thằng Cuội, Tuổi Thơ, riêng Học Sinh Hành Khúc trở thành ca khúc quen thuộc nhất đối với học sinh của nhiều thế hệ.

Về hoàn cảnh sáng tác ca khúc này, nhạc sĩ Lê Thương cho biết được ông sáng tác vào đầu thập niên 1950 nhân phong trào “Trò Ơn” ở Sài Gòn. Đó là thời điểm giới học sinh Sài Gòn – Chợ Lớn đang trong cao trào đòi tự do từ thực dān Pháp.

Tháng 1 năm 1950, sự kiện Trần Văn Ơn bị qua đời trong lúc tuần hành chống chính quyền là giọt nước làm tràn ly trong phong trào tɾanh đấᴜ của học sinh – sinh viên ở các trường trung học Sài Gòn, mà xuất phát điểm là từ trường Petrus Ký (nay là trường chuyên Lê Hồng Phong).

Trước đó 1 năm, cuộc tuần hành thu hút 6000 học sinh-sinh viên và giáo viên các trường, nhưng khi Trần Văn Ơn qua đời, làn sóng đấu tranh lan rộng, có tới hơn 300.000 người dân Sài Gòn xuống đường ủng hộ trong lễ tang của Trần Văn Ơn được tổ chức ngay trong trường Petrus Ký. Trong đoàn người đó có Lê Thương đi bên cạnh nhạc sĩ Võ Đức Thu, quái kiệt Trần Văn Trạch cùng một nhóm bạn để cùng cất tiếng nói đòi tự do cho người Việt.

Xuất phát từ phong trào của học sinh đã tạo nên một sự kiện chấn động và đã để lại nhiều cảm xúc để nhạc sĩ Lê Thương viết thành bài Học Sinh Hành Khúc.

Bài: Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

Exit mobile version