ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Xuất xứ bài hát

Hoàn cảnh sáng tác “Học Sinh Hành Khúc” của nhạc sĩ Lê Thương: Học sinh là người tổ quốc mong cho mai sau…

2020/08/16
0
Hoàn cảnh sáng tác “Học Sinh Hành Khúc” của nhạc sĩ Lê Thương: Học sinh là người tổ quốc mong cho mai sau…

Hầu hết thế hệ học sinh thời thập niên 1960 đến năm 1975, có lẽ là không ai mà không biết đến ca khúc Học Sinh Hành Khúc của nhạc sĩ Lê Thương với những lời nhạc quen thuộc:

Học sinh là người tổ quốc mong cho mai sau
Học sinh xây đời niên thiếu trên bao công lao…


Click để nghe bài hát

Đó là giai điệu và lời hát mà tất cả các lớp khối tiểu học năm xưa đều cất cao tiếng hát vào mỗi buổi sáng chào cờ đầu tuần.

Ngoài ra, ca khúc này còn được chọn làm nhạc hiệu của chương trình Phát Thanh Học Đường trên đài phát thanh Sài Gòn trước 1975.

Xem bài khác

Hoàn cảnh sáng tác “Đêm Đông” qua lời kể của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương

Hoàn cảnh sáng tác “Xập Xám Chướng” của nghệ sĩ Tùng Lâm

Cho đến nay, những ca từ này vẫn còn giữ nguyên giá trị, thể hiện lòng tự hào dân tộc và nói lên trách nhiệm của người học sinh với quê hương đất nước:

Học sinh là mầm sống của ngày mai
Nung đúc tâm hồn để nối chí lớn
Theo các thanh niên sống vì giống nòi
Liều thân vì nước vì dân mà thôi.

Học sinh là người mới của Việt Nam
Đã thoát ra một thời xưa tối ám
Đem sức thanh tân chống mọi suy tàn
Học sinh làm sáng đời dân Việt Nam.

Tác giả của ca khúc này là nhạc sĩ Lê Thương, một trong những nhạc sĩ đầu đàn của tân nhạc Việt Nam với sức sáng tác rất đa dạng. Bên cạnh những bài trường ca, truyện ca, tình ca…, ông còn sáng tác nhiều ca khúc thiếu nhi như Thằng Cuội, Tuổi Thơ, riêng Học Sinh Hành Khúc trở thành ca khúc quen thuộc nhất đối với học sinh của nhiều thế hệ.

Về hoàn cảnh sáng tác ca khúc này, nhạc sĩ Lê Thương cho biết được ông sáng tác vào đầu thập niên 1950 nhân phong trào “Trò Ơn” ở Sài Gòn. Đó là thời điểm giới học sinh Sài Gòn – Chợ Lớn đang trong cao trào đòi tự do từ thực dān Pháp.

Tháng 1 năm 1950, sự kiện Trần Văn Ơn bị qua đời trong lúc tuần hành chống chính quyền là giọt nước làm tràn ly trong phong trào tɾanh đấᴜ của học sinh – sinh viên ở các trường trung học Sài Gòn, mà xuất phát điểm là từ trường Petrus Ký (nay là trường chuyên Lê Hồng Phong).

Trước đó 1 năm, cuộc tuần hành thu hút 6000 học sinh-sinh viên và giáo viên các trường, nhưng khi Trần Văn Ơn qua đời, làn sóng đấu tranh lan rộng, có tới hơn 300.000 người dân Sài Gòn xuống đường ủng hộ trong lễ tang của Trần Văn Ơn được tổ chức ngay trong trường Petrus Ký. Trong đoàn người đó có Lê Thương đi bên cạnh nhạc sĩ Võ Đức Thu, quái kiệt Trần Văn Trạch cùng một nhóm bạn để cùng cất tiếng nói đòi tự do cho người Việt.

Xuất phát từ phong trào của học sinh đã tạo nên một sự kiện chấn động và đã để lại nhiều cảm xúc để nhạc sĩ Lê Thương viết thành bài Học Sinh Hành Khúc.

Bài: Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

Tags: lê thương
Share3603TweetPin

Xem bài khác

Ca khúc “Thằng Cuội” của nhạc sĩ Lê Thương – Những cảm xúc hồn nhiên và trong trẻo của tuổi thơ
Cảm xúc âm nhạc

Ca khúc “Thằng Cuội” của nhạc sĩ Lê Thương – Những cảm xúc hồn nhiên và trong trẻo của tuổi thơ

Mỗi năm, gần đến rằm tháng tám, chắc là nhiều người sẽ nhớ về tuổi thơ mầu nhiệm của mình...

by admin
September 17, 2020
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lê Thương – Tác giả “Hòn Vọng Phu”
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lê Thương – Tác giả “Hòn Vọng Phu”

Nếu nhắc về những nhạc sĩ tiên phong có đóng góp nhiều nhất cho sự hình thành của tân nhạc...

by admin
September 16, 2020
Phân tích ý nghĩa trường ca Hòn Vọng Phu (Lê Thương) – Phần 3: Người Chinh Phu Về – Nguồn sử xanh âm thầm vẫn sống…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Phân tích ý nghĩa trường ca Hòn Vọng Phu (Lê Thương) – Phần 3: Người Chinh Phu Về – Nguồn sử xanh âm thầm vẫn sống…

Hòn Vọng Phu 3, còn có tên khác là Người Chinh Phu Về, mô tả sự trở về của người...

by admin
September 17, 2019
Phân tích ý nghĩa trường ca Hòn Vọng Phu (Lê Thương) – Phần 2: Ai Xuôi Vạn Lý – Sự tích của núi sông
Bàn Tròn Âm Nhạc

Phân tích ý nghĩa trường ca Hòn Vọng Phu (Lê Thương) – Phần 2: Ai Xuôi Vạn Lý – Sự tích của núi sông

Sau bài viết phân tích và giải thích ý nghĩa trường ca Hòn Vọng Phu phần 1 đã đăng trước...

by admin
September 17, 2019
Nhạc sĩ Lê Thương và một đời cống hiến cho tân nhạc Việt Nam
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nhạc sĩ Lê Thương và một đời cống hiến cho tân nhạc Việt Nam

Lê Thương là một trong những nhạc sĩ tiên phong của phong trào tân nhạc tại Việt Nam vào những...

by admin
September 17, 2019
Phân tích ý nghĩa trường ca Hòn Vọng Phu (Lê Thương) – Phần thứ nhất: “Vui ca xang rồi đi tiến binh ngoài ngàn…”
Bàn Tròn Âm Nhạc

Phân tích ý nghĩa trường ca Hòn Vọng Phu (Lê Thương) – Phần thứ nhất: “Vui ca xang rồi đi tiến binh ngoài ngàn…”

Có thể xem Hòn Vọng Phu là bài trường ca nổi tiếng nhất của lịch sử tân nhạc Việt Nam....

by admin
September 16, 2019

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê minh bằng lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.