ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Xuất xứ bài hát

Hoàn cảnh sáng tác “Em Đến Thăm Anh Một Chiều Mưa” (nhạc sĩ Tô Vũ) – Tuyệt phẩm trữ tình lãng mạn của thập niên 1940

2021/05/28
in Xuất xứ bài hát
Hoàn cảnh sáng tác “Em Đến Thăm Anh Một Chiều Mưa” (nhạc sĩ Tô Vũ) – Tuyệt phẩm trữ tình lãng mạn của thập niên 1940

Em Đến Thăm Anh Một Chiều Mưa là một nhạc phẩm trữ tình nổi tiếng của nhạc sĩ Tô Vũ được sáng tác từ năm 1947, được đánh giá là một trong những tuyệt phẩm của Tân nhạc Việt Nam thời kỳ đầu.


Click để nghe danh ca Anh Ngọc hát Em Đến Thăm Anh Một Chiều Mưa trước 1975

Nhạc sĩ Tô Vũ sáng tác không nhiều, nhưng ông đã có đóng góp đáng kể cho sự phát triển của âm nhạc Việt. Ngay từ thập niên 1940, nhạc sĩ Tô Vũ (tên thật là Hoàng Phú) cùng với anh trai là nhạc sĩ Hoàng Quý đã phôi thai thành lập nên nhóm “Đồng Vọng” để cùng sinh hoạt văn nghệ và sáng tác nhạc. Nhóm lôi kéo được sự đóng góp và tham gia của nhiều nhạc sĩ tên tuổi như Canh Thân, Phạm Ngữ, Đỗ Nhuận, Văn Cao, Lưu Hữu Phước,…

Bên cạnh thể loại nhạc hùng ca, vui tươi, khoẻ khoắn, nhóm còn cho ra đời loại “nhạc tâm tình”, tức những bài nhạc tình, nhạc lãng mạn. Tuy nhiên, nhưng bản nhạc tình này không được in vào trong những tập nhạc “Đồng Vọng” của nhóm mà chỉ phổ biến hạn hẹp, truyền tay nhau trong các nhóm bạn bè tri kỷ. Bên cạnh công việc sáng tác, Tô Vũ còn là một giáo sư, nhà nghiên cứu và giảng dạy âm nhạc. Ông giữ vai trò quan trọng trong việc tham gia xây dựng và phát triển các trường, viện âm nhạc tại Việt Nam, đào tạo ra nhiều thế hệ nhạc sĩ, ca sĩ sau này.

Chia sẻ về hoàn cảnh ra đời của ca khúc Em Đến Thăm Anh Một Chiều Mưa, trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 11 năm 2002, nhạc sĩ Tô Vũ từng chia sẻ rằng đó là một câu chuyện có thật của chính ông. Câu chuyện được nhạc sĩ kể lại rất dễ thương như sau:

“Bản nhạc được tôi viết năm 1947, khi đơn vị tuyên truyền huyện Kiến An chúng tôi tiếp nhận 3 nữ cứu thương của huyện Tiên Lãng đi phục vụ chiến đấu bị lạc đường. Tôi và 2 người bạn ở trong một ngôi đình. Khi chúng tôi tập hát thì các cô này rủ nhau tới xem. Thoạt đầu họ còn e dè nhưng sau đó cũng nhận lời tập múa hát chung với chúng tôi. Trong đó, một cô hát rất hay và vững nhịp nên thường song ca với tôi. Mỗi lần đi biểu diễn, tiết mục của chúng tôi được hoan hô nhiều nhất. Nhưng chỉ khoảng 2 tháng sau thì ba cô gái này phải trở về đơn vị cũ, cách chỗ tôi khoảng 8 km. Khi chia tay, chúng tôi ước hẹn sẽ sang thăm nhau vào chủ nhật mỗi tuần. Nếu họ không qua thì ba đứa tôi sang, nếu cả hai bên cùng sang thì sẽ gặp nhau ở giữa đường, bởi là đường độc đạo và phải qua một bến sông. Hôm ấy trời mưa, chúng tôi không thể sang bên kia thăm được. Buổi chiều trời vẫn mưa. Tôi đang “trụ trì” ngôi đình (hai ông bạn kia đã đi chơi) thì đột nhiên “em” một mình đội mưa đến. Xúc động đến bồi hồi, tôi đã viết: 

Xem bài khác

Hoàn cảnh sáng tác 2 ca khúc Đường Tình Đôi Ngả và Tình Nào Trong Mắt Em (nhạc sĩ Ngân Giang)

Ca khúc Kiếp Dã Tràng của nhạc sĩ Từ Công Phụng – Khi chuyện tình giống như loài dã tràng xe cát

Em đến thăm anh một chiều đông
Em đến thăm anh một chiều mưa
Mưa dầm dề, đường trơn ướt tiêu điều
Em đến thăm anh, người em gái…

Ở chữ “gái”, tôi chọn nốt “si bémol” (si giáng) lửng lơ mà khi hát lên, nghe rất… nũng nịu, không chút gì giống với “người em gái” bình thường cả. Tuy nhiên, theo thời gian tôi không tài nào nhớ nổi người nào trong số 3 cô gái đã “hiện ra” trong buổi chiều mưa năm ấy. Sau này, tôi cũng đã lần lượt gặp lại từng “cố nhân”. Có người nhận “là em đấy!” nhưng tôi không tin. Có người lại chối phắt, người còn lại thì không tiện hỏi… đành phải tan giấc mơ hoa: 

Ta ước mơ một chiều thêu nắng
Em đến chơi quên niềm cay đắng và quên… đường về!”

Câu chuyện kể về “giấc mơ hoa” mờ ảo trong quá khứ của nhạc sĩ dù chẳng thể hé mở ra gương mặt, tên tuổi, vóc dáng của “người em gái” xưa. Nhưng nào có hề gì, bởi chỉ cần nghe những lời ca dìu dặt, mộng mơ được nhạc sĩ viết lại trong cơn xúc động cũng đã đủ cho những hình dung, suy tưởng ngọt ngào trong lòng người thưởng nhạc:

Em đến thăm anh một chiều đông
Em đến thăm anh một chiều mưa
Mưa dầm dề, đường trơn ướt tiêu điều

Em đến thăm anh,
Người em gái
tà áo hương nồng,
Mắt huyền trìu mến sưởi ấm lòng anh 

Em đến thăm anh chiều đông giá
Em đến thăm anh trời mưa gió
Đường xa lạnh lùng
Mặt nhìn mặt, cầm tay bâng khuâng không nói một câu
Lời nghẹn ngào, hồn anh như say như ngây, vì đâu? 


Click để xem video Sĩ Phú – Em Đến Thăm Anh Một Chiều Mưa năm 1984

Cuộc gặp gỡ của đôi trai gái diễn ra trong một hoàn cảnh đầy chất xúc tác. Giữa chiều đông lạnh, “mưa dầm dề, đường trơn ướt tiêu điều”, chàng nhạc sĩ trẻ hẳn là đang một mình thẩn thơ với nỗi buồn vắng hoang lạnh xung quanh, thì cô gái bất ngờ xuất hiện, một mình, đội mưa tìm đến: “tà áo hương nồng, mắt huyền trìu mến sưởi ấm lòng anh”. Hẳn là chàng trai đã vô cùng xúc động trước tấm chân tình của cô em gái mà chàng đã thầm để ý.

Trong nguồn cảm xúc dâng trào, họ nắm tay nhau, nhìn nhau đầy thấu hiểu nhưng “không nói một câu” bởi mọi ngôn từ đều tắc tịt, “nghẹn ngào” và bởi trái tim loạn nhịp đã chiếm giữ lý trí khiến “hồn anh như say như ngây”. Cả đoạn hát, nhạc sĩ sử dụng những ca từ nhẹ nhàng, giản dị nhưng giai điệu thì đắm đuối, da diết lột tả trọn vẹn cõi lòng của đôi trai gái “tình trong như đã mặt ngoài con e”.

Gió đưa cánh chim trời
Đó đây cách xa vời
Chiều vui mưa lạc cánh 

Khá thương kiếp bềnh bồng
Dẫu khắng khít đôi lòng
Chiều nào em xa anh?

Tuy nhiên, niềm vui gặp gỡ nhanh chóng bị xâm lấn bởi những cảm xúc âu lo, ái ngại. Bởi trong hoàn cảnh tao loạn, cả chàng trai và cô gái đều chẳng thể biết được ngày mai còn có thể gặp lại hay không, chẳng biết rồi cuộc đời, công việc, những nhiệm vụ sẽ đưa đẩy họ đi đâu về đâu. “Dẫu khăng khít đôi lòng”, chàng trai vẫn không khỏi chạnh lòng khi nghĩ đến tương lai: “Chiều nào em xa anh?”

Có hay lúc em về
Gót chân bước reo âm thầm
Trên đường một mình ngoài mưa 

Hình ảnh cô gái với đôi chân reo vui trở về một mình giữa cơn mưa sau khi từ biệt chàng trai được nhạc sĩ phác hoạ thật đẹp. Nhưng đối lập với hình ảnh đáng yêu đó là nỗi buồn dầm dề như cơn mưa rả rích phủ xuống tâm hồn người đứng trông theo:

Mưa như mưa trong lòng anh
Lòng bồi hồi nhìn theo chân em chìm trong ngàn xanh 

Và chàng trai ước rằng:

Ta ước mơ một chiều thêu nắng
Em đến chơi quên niềm cay đắng
…và quên… đường về

Giá như chẳng có cơn mưa kia, giá như chẳng có những cay đắng, rào cản, giá như cô gái không phải trở về, giá như cô quên mất… đường về…

Ca khúc khép lại bằng những lời ca bềnh bồng mang theo niềm ước ao khôn nguôi của chàng trai trẻ. Cuộc gặp gỡ chóng vánh để lại bao cảm xúc, quyến luyến đã nhanh chóng kết thúc bằng một cuộc chia ly vội vã không kém, để lại bao tiếc nuối, nhớ nhung cho chàng nhạc sĩ trẻ.

Bài: Niệm Quân
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

ShareTweetPin

Xem bài khác

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Ngọc Chánh (Ban Shotguns) – Tác giả của Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Tuổi Biết Buồn…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Nhạc sĩ Ngọc Chánh, tên tuổi gắn liền với ban Shotguns trước 1975, đã vừa qua đời tại Nam California...

by admin
January 8, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)

Nhạc sĩ Lam Phương là một trong những tên tuổi nổi bật nhất của làng nhạc Sài Gòn trước năm...

by admin
December 22, 2022
Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi
Tin Tức

Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi

Nhạc sĩ Hà Phương, tác giả của những ca khúc nhạc vàng quen thuộc là Mưa Qua Phố Vắng, Mùa...

by admin
December 5, 2022
Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975

Ban nhạc nữ Ba Con Mèo được xem là ban tam ca nữ nổi tiếng nhất của nhạc Việt thời...

by admin
December 2, 2022
Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975

Nền nghệ thuật Cải lương Việt Nam giai đoạn những năm 1960 – 1970 sinh ra nhiều cặp đào –...

by admin
November 1, 2022
Thời thơ ấu và những năm đầu sự nghiệp của Như Quỳnh được kể lại qua bài báo năm 2000
Bàn Tròn Âm Nhạc

Thời thơ ấu và những năm đầu sự nghiệp của Như Quỳnh được kể lại qua bài báo năm 2000

Năm 2000, Như Quỳnh đã trải qua hơn 5 năm sự nghiệp ca nhạc ở hải ngoại. Quãng thời gian...

by admin
October 24, 2022
Next Post
Hình ảnh “xưa và nay” của các ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng trước 1975 (Phần 2)

Hình ảnh "xưa và nay" của các ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng trước 1975 (Phần 2)

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

10 bài hát trữ tình hay nhất ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ – “Bài Tình Ca Cho Em”

Ca sĩ Giang Tử – người lãng tử giang hồ

Nhạc sĩ Ngọc Trọng và hiện tượng “Buồn Vương Màu Áo” thập niên 1990: Buồn vương màu áo hồng…

Bàn về vẻ đẹp lãng mạn trong nhạc Xuân Trần Thiện Thanh: “Yêu lúc băng rừng như Mộng Tình Nhân”

Những bài nhạc vàng nổi tiếng bị nhầm lẫn tên nhạc sĩ – Phần 2: Rong Rêu, Đêm Không Ngủ, Chia Ly…

Những lời nhận xét về danh ca Thái Thanh

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Ý nghĩa của ca khúc Hạ Trắng (Trịnh Công Sơn) – Một giấc mơ đời hư ảo

Nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương và hoàn cảnh sáng tác Thu Ca, Thương Hoài Ngàn Năm…

Hoàn cảnh sáng tác “Lòng Mẹ” của nhạc sĩ Y Vân – bài “quốc ca của tình mẫu tử”

Câu chuyện về nhân vật chính trong bài thơ, bài hát “Đôi Mắt Người Sơn Tây”

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc “Phố Đêm” (nhạc sĩ Tâm Anh) – Câu chuyện về những ngày thương tích lớn trong đời

Nhân vật “Mai, anh đã xa em thật rồi…” trong ca khúc “Mai” của nhạc sĩ Quốc Dũng

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.